Thực tế là không có nhân viên nào nói ra lý do thật sự khiến họ quyết tâm nghỉ việc. Là một nhà quản trị, bạn cần phải nắm bắt tốt tâm lý của nhân viên, từ những dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc mà đưa ra cách xoa dịu và giữ chân nhân tài cho phù hợp.

Trong bài viết này, Blog HappyTime sẽ chia sẻ với bạn 13 dấu hiệu hàng đầu cho thấy nhân viên tiềm năng của bạn đang rục rịch chuẩn bị rời bỏ công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược, chính sách mới nhằm điều chỉnh tình trạng lao động trong doanh nghiệp.

Dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc cần chú ý

Có vô số dấu hiệu khác cho thấy nhân viên chuẩn bị rời bỏ doanh nghiệp để đi tìm bến đỗ mới. Có những người biểu hiện khá rõ rệt và dứt khoát rời đi. Có những người lại ngấm ngầm nung nấu ý định thôi việc và đột ngột nộp đơn.

Không còn cam kết với các dự án dài hạn

Mệt mỏi khi làm việc
Nhân viên sẽ giảm thiểu dần những trách nhiệm trong công việc khi muốn rời đi

Người chuẩn bị nghỉ việc không muốn can thiệp quá sâu vào các dự án mới và dài hạn của doanh nghiệp. Vì đến gần ngày họ rời đi, họ sẽ không có đủ thời gian để xử lý ổn thỏa công việc, đặc biệt là khi chưa có nhân sự mới phù hợp xuất hiện để nhận bàn giao.

Nếu thấy nhân viên có dấu hiệu này, bạn nên sắp xếp thời gian riêng để hỏi thăm tình hình của họ. Hỏi xem dạo gần đây họ có cảm thấy áp lực gì không. Cho phép họ nghỉ ngơi một vài ngày để lấy lại tinh thần làm việc.

Ít đóng góp ý kiến hơn trong các buổi họp

Họ không muốn ý kiến của mình trở thành giải pháp mới buộc phải thực thi, vì họ sẽ phải lấn sâu vào và khó dứt ra để nghỉ việc đúng hạn dự kiến. Tệ hơn, nếu họ biết rằng những ý kiến của mình chẳng bao giờ được chấp thuận thì họ càng không muốn tốn sức nói ra.

Trong trường hợp nhân viên quá im lặng trong các buổi họp, hãy khuyến khích họ nói ra bằng những lời tán dương. Ví dụ: “Anh A thường đưa ra những sáng kiến rất độc đáo cho các dự án của chúng ta. Không biết hôm nay anh A có đề xuất gì không? Chắc hẳn ý kiến của anh A sẽ rất hữu ích cho mọi người!”.

Tham gia nhiều hơn các hoạt động đào tạo ở bên ngoài

Thay vì cắm rễ ở văn phòng để phải tiếp xúc nhiều với sếp và đồng nghiệp, họ sẽ hăng hái tham gia các hoạt động đào tạo bên ngoài. Cũng tốt thôi vì họ vừa được tự do, vừa được học miễn phí để chuẩn bị cho công việc sau tiếp.

Nếu thấy nhân viên có dấu hiệu muốn xa rời các công việc văn phòng, nhà quản trị cần tạo ra môi trường làm việc dễ chịu hơn cho họ, để họ ít phải “kiếm cớ” ra ngoài, tránh né công việc. Ví dụ, bạn đề xuất chính sách nghỉ giải lao giữa giờ, cung cấp quầy bar, đồ ăn nhẹ cho nhân viên mỗi chiều,…

Vắng mặt nhiều

Những người chuẩn bị thôi việc thường không có động lực để lên văn phòng. Họ sẽ tận dụng hết các ngày nghỉ phép năm còn lại của mình. Đồng thời, họ cũng dùng những ngày nghỉ này để đi phỏng vấn ở công ty khác.

Tốt nhất là không nên hỏi han lý do tại sao nhân viên lại vắng mặt nhiều thế. Cũng không nên quấy rầy họ trong những lúc vắng mặt vì có thể họ đang nghỉ xả hơi ở đâu đó cho bớt áp lực thì sao? Thay vào đó, bạn nên đợi nhân viên quay trở lại rồi chào đón một cách cởi mở, thoải mái, để cho họ nhận thấy rằng họ được trân trọng ở nơi làm việc.

Ít lên tiếng trong các hoạt động chung của công ty

Dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc
Không muốn sự chú ý từ bất cứ ai là một trong những dấu hiệu nhân viên sắp nghỉ việc

Đây là một trong những dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc khó nhận biết nhất. Tâm lý của nhân viên muốn nghỉ việc là không muốn gây sự chú ý đến bất cứ ai. Vì thế, họ dường như trầm lặng hơn, đặc biệt là trong những dịp công ty tổ chức hoạt động, sự kiện chung. 

Lúc này, có lẽ nhân viên đã rất chán nản rồi. Nhà quản trị nên dành thời gian trò chuyện riêng với nhân viên để hỏi thăm lý do gì khiến cho họ ít gần gũi hơn trước. Thể hiện thái độ rõ ràng rằng nếu vấn đề đến từ phía doanh nghiệp, bạn sẽ có giải pháp điều chỉnh để giúp nhân viên đi làm với một trạng thái tích cực hơn.

Gọi điện thoại cá nhân nhiều hơn

Nếu bạn để ý, những cuộc gọi ấy có thể đến từ các đơn vị và doanh nghiệp tuyển dụng. Không có gì lạ cả vì để đảm bảo an toàn tài chính cá nhân thì đa số nhân viên đều sẽ tìm kiếm cơ hội mới trước khi chính thức báo nghỉ.

Bạn có thể hỏi thăm tình hình cuộc sống cá nhân của nhân viên trong thời điểm đó để thể hiện sự quan tâm mà không để lộ ra là đang nhắc khéo về việc nhân viên sử dụng điện thoại cá nhân quá nhiều trong giờ. Biết đâu qua cuộc trao đổi, bạn cũng biết được lý do nhân viên muốn nghỉ việc thì sao>

Sử dụng mạng xã hội nhiều trong giờ làm việc

Nhân viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội trong giờ làm vì nhiều mục đích. Hoặc là họ không tập trung làm việc, chỉ mải giải trí. Hoặc là họ cần lướt tin tuyển dụng để tìm kiếm một công việc khác hấp dẫn hơn. Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, tức là họ chuẩn bị nghỉ việc.

Bạn có thể khéo léo hỏi thăm nhân viên về các xu hướng đang có trên mạng xã hội, cùng họ nói một câu chuyện phiếm nào đó về nội dung mà họ đang lướt trên máy, ngay khi bắt gặp họ sử dụng mạng xã hội. Đây là một cách nhắc khéo để nhân viên bớt làm việc riêng… lộ liễu hơn.

Thờ ơ với các cơ hội phát triển cá nhân

Nếu một ngày nhân viên bỗng dưng không còn quan tâm đến các cơ hội phát triển bản thân, từ chối không tham gia các khóa đào tạo hấp dẫn, hoặc tỏ ra thờ ơ với những cơ hội thăng tiến sự nghiệp, thì khả năng cao là họ đã có dự định mới cho công việc.

Đến giây phút này thì chứng tỏ nhân viên đã khá quyết tâm nghỉ việc rồi. Thay vì lấy cơ hội thăng tiến để giữ chân nhân viên, bạn có thể thể hiện sự quan tâm sâu hơn về cảm xúc, sức khỏe tinh thần của nhân viên thông qua các cuộc trò chuyện riêng tư.

Đi làm và tan làm rất đúng giờ

Nhân viên mất động lực làm việc
Nhân viên đặt ra ranh giới rõ ràng hơn giữa công việc và đời sống riêng tư

Bình thường, nhân viên có thể đến sớm hơn và về muộn hơn vài phút, thậm chí vài… giờ. Nhưng dạo gần đây họ đi làm và tan làm rất đúng giờ, thường là người đầu tiên chấm công và rời khỏi văn phòng. Tức là họ không còn muốn ra sức cống hiến cho công ty nữa rồi.

Bạn có thể lợi dụng một vài ngày thứ 6 hoặc thứ 7 cuối tuần để rủ họ đi ăn, đi chơi sau giờ làm. Qua buổi hẹn hò đó, bạn có thể hỏi thăm được lý do khiến họ thay đổi dạo gần đây.

Thường xuyên chuyển tab màn hình

Một nhân sự thường ngày làm việc cực kỳ nghiêm túc và chăm chỉ, bỗng một dạo xao nhãng hơn hẳn. Mỗi khi bạn lại gần, họ lập tức chuyển tab trình duyệt, dường như đang giấu diếm việc mà họ đang làm. Đây chính là một dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc.

Tương tự như các tình huống trên, bạn không nên nhắc nhở nhân viên khi thấy họ làm việc riêng trong giờ. Thay vào đó, nên quan tâm đến cảm xúc, sức khỏe của họ qua các cuộc trò chuyện nhỏ hoặc qua các buổi gắn kết nhân viên.

Không phản hồi tin nhắn và cuộc gọi từ sếp, đồng việc ngoài giờ làm

Đôi khi nhân viên vẫn cần nhận thông tin từ sếp và đồng nghiệp để xử lý công việc kịp thời cho dù đã hết giờ làm. Thế nhưng nếu một ngày nhân viên hoàn toàn “mất tích” ngoài giờ, tức là họ đã vạch rõ ranh giới và không muốn dành nhiều thời gian hơn cho công việc nữa.

Trong trường hợp này, tốt nhất là nhà quản trị nên hạn chế không liên hệ với nhân viên sau giờ làm. Để cho họ thực sự có thời gian nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần. Sau đó, bạn có thể nói chuyện riêng với nhân viên, hỏi thăm tình hình sức khỏe dạo gần đây để nghe ngóng lý do khiến cho họ hành xử khác đi.

Năng suất làm việc giảm sút

Nếu không phải vì lý do cá nhân mà bỗng nhiên nhân viên xao nhãng công việc, mất tập trung và giảm hiệu suất thì nhà quản trị nên cân nhắc. Có thể nhân viên đã rất chán công việc, không còn động lực nào để cống hiến nữa rồi.

Hãy trao đổi riêng với nhân viên xem dạo này họ có đang gặp phải trở ngại nào trong công việc và đời sống không. Nếu có thể, hãy đưa ra gợi ý cùng họ tìm giải pháp để vượt qua khó khăn, đồng thời tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Không còn cố gắng làm hài lòng cấp trên

Dấu hiệu nhân viên sắp nghỉ việc
Dấu hiệu nhân viên sắp nghỉ việc rõ nhất là không còn nỗ lực làm việc nữa

Đây là dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc rõ nhất. Họ không ngần ngại bỏ qua những yêu cầu của lãnh đạo, thậm chí tỏ rõ thái độ bất cần và làm trái lại những gì lãnh đạo đề xuất. Đó là khi họ thực sự muốn rời bỏ doanh nghiệp để đi tìm bến đỗ mới rồi đấy!

Giao tiếp thẳng thắn và khéo léo là cách xử lý duy nhất trong trường hợp này. Bạn hãy trao đổi riêng với nhân viên để xem họ đang gặp phải khó khăn gì, và doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng những mong muốn của họ.

Lý do thật sự khiến nhân viên muốn nghỉ việc

Chẳng có doanh nghiệp nào muốn nhân viên của mình cứ liên tục vào ra cả! Giá mà nhà lãnh đạo thấu hiểu được nhân viên, biết được lý do thực sự khiến họ nghỉ việc để có phương án quản trị linh hoạt hơn thì tốt biết mấy.

Sự thật mất lòng: Phần lớn nguyên nhân lại xuất phát từ phía doanh nghiệp. Mà lý do được đính kèm trên đơn xin thôi việc chẳng bao giờ là sự thật cả! Nhà quản trị buộc phải nhìn nhận tình trạng làm việc của nhân viên bằng đôi mắt khách quan thì mới biết được lý do thực sự.

Ngoài những nguyên nhân mang tính “bất khả kháng” như cưới hỏi, ma chay, định cư nơi khác, phải đi nhập ngũ, tự nhận thấy bản thân không đáp ứng được yêu cầu công việc,… thì có những lý do thực tế hơn khiến nhân viên quyết định rời đi.

Trong đó, động lực làm việc là một từ khóa quan trọng, có tác động lớn nhất đến quyết định đi hay ở của một nhân viên. Đó tưởng chừng là một yếu tố mơ hồ, nhưng thực ra, động lực lại là khái niệm hết sức thực tiễn.

Công việc áp lực
Mất đi động lực làm việc là lý do lớn nhất khiến nhân viên muốn từ bỏ doanh nghiệp

Động lực khiến một nhân viên nỗ lực cống hiến gồm có: Mức lương, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến, lộ trình phát triển, chương trình đào tạo, tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo hay người quản lý,…

Nếu một hoặc nhiều trong số các yếu tố này đang không đáp ứng được mong muốn của nhân viên, thì họ sẽ mất tinh thần. Đặc biệt là khi doanh nghiệp không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu tài chính và tâm lý cho nhân viên nữa, thì họ càng dứt khoát nghỉ hơn.

Cách xử lý tình huống nhân viên xin nghỉ việc

Dù nhà quản trị thường đoán được nhân viên sẽ nghỉ việc từ trước khi họ chính thức nộp đơn, nhưng khi mọi việc ngã ngũ thì nhà quản trị vẫn có thể thuyết phục nhân viên ở lại bằng một số điều kiện. Ví dụ như hứa hẹn tăng lương, điều chỉnh chế độ đãi ngộ, quy trình làm việc,…

Tuy nhiên, trước khi quyết định có giữ chân nhân viên hay không, thì bạn vẫn cần hỏi lý do khiến nhân viên thực sự muốn nghỉ việc trước. Nếu là những nguyên nhân đến từ doanh nghiệp, bạn có thể thuyết phục họ ở lại bằng những cam kết.

Còn nếu lý do xuất phát từ cá nhân họ, và họ vẫn một mực rời đi thì bạn nên dành cho họ lời chúc mừng trên một cương vị mới. Người muốn đi thì khó giữ. Nhưng trên hết bạn cần tạo cho họ thiện cảm trước khi rời đi. Vì nếu họ phải ra đi với cảm giác không hài lòng, có thể hình ảnh của doanh nghiệp bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Giải pháp thiết thực giúp nhà quản trị giữ chân nhân viên

Dù vì lý do gì, nhân viên thôi việc cũng không phải là một tin tốt cho doanh nghiệp. Bởi chỉ một nhân sự nghỉ việc cũng làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc chung. Và trên hết, chi phí bỏ ra để tuyển dụng và đào tạo người mới tốn kém hơn nhiều so với giữ chân nhân viên.

Để ý đến dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc là điều cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là phải giao tiếp chân thành, trung thực để kịp thời nắm bắt tâm lý nhân viên. Tạo động lực cho nhân viên để họ tự có kỷ luật và cống hiến vẫn hơn là đợi nhân viên muốn nghỉ rồi mới giữ.

Để tạo động lực và giữ chân nhân viên ở lại làm việc lâu dài với doanh nghiệp, nhà quản trị có thể áp dụng các phương pháp sau:

Điều chỉnh cách tính lương theo doanh thu

Nhân viên vui vẻ trao đổi với nhau
Doanh nghiệp nên thúc đẩy tinh thần nhân viên bằng chế độ lương hấp dẫn hơn

Không phải vị trí nào cũng áp dụng công thức tính lương theo doanh thu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và tính chất công việc mà bạn vẫn có thể áp dụng một chính sách lương mới nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên của mình.

Khi lương được quyết định bởi sự nỗ lực của từng cá nhân, nhân viên sẽ tự khắc có tinh thần “chiến đấu” để đạt được mức thu nhập như mong muốn. Đương nhiên, trước khi áp dụng chính sách lương mới thì nhà quản trị cần trao đổi kỹ với nhân sự của mình.

Tìm hiểu thêm: Cách tính lương theo hiệu quả công việc – Ưu nhược điểm

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù khá rộng, lại được cấu thành từ những yếu tố rất nhỏ. Ví dụ, nhân viên gửi lời chào, lời chúc và lời cảm ơn đến nhau sau mỗi ngày làm việc là một loại văn hóa. Cả công ty cùng nhau đọc sách 15 phút mỗi sáng cũng là một văn hóa.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là để gắn kết nhân viên với nhau. Nếu xây dựng được một văn hóa nhân văn, chắc chắn nhân viên sẽ cảm thấy mỗi ngày đi làm đều dễ chịu và thoải mái. Như vậy, nhân viên có động lực để làm việc chứ không phải nghĩ đến chuyện rời đi.

Tăng cường trải nghiệm hạnh phúc cho nhân viên

Cảm xúc tích cực
Cần mang lại cảm xúc tích cực để có thể giữ chân nhân viên được lâu dài

Phần lớn nhân sự gắn bó với doanh nghiệp nếu môi trường làm việc truyền cảm hứng và tạo được sự thoải mái, kể cả khi mức lương hơi thấp. Nhưng môi trường làm việc độc hại thì dù có kiếm được nhiều tiền đến mấy, người ta sớm muộn cũng rời đi.

Vì thế, gia tăng trải nghiệm cho nhân viên mỗi ngày làm việc là điều vô cùng quan trọng. Thực tế nhất là linh hoạt hơn về giờ làm việc, cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường các hoạt động gắn kết nhân viên, thường xuyên có sự giao tiếp sâu sắc để thấu hiểu lẫn nhau,…

Ngoài các giải pháp giữ chân nhân viên trên đây, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc ứng dụng các phần mềm công nghệquy trình quản trị nhân sự để giảm tải áp lực, đồng thời gia tăng trải nghiệm cho nhân viên. HappyTime là một nền tảng chấm công online, kết hợp với nhiều tính năng hấp dẫn cho phép nhân viên:

  • Chấm công dễ dàng chỉ bằng một chạm, không lo lỗi, không lo muộn giờ.
  • Gửi đơn từ online nhanh chóng, không rườm rà, không phức tạp, duyệt nhanh chỉ bằng một chạm.
  • Giao tiếp, tương tác cùng đồng nghiệp và lãnh đạo một cách gần gũi, nhanh chóng.
  • Giải trí với hệ thống gamification, thi đua xếp hạng với các đồng nghiệp.
  • Được nhắc lịch uống nước, nâng cao sức khỏe khi làm việc.
Nhân viên làm việc nghiêm túc
Ứng dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự chuyên nghiệp và cởi mở hơn

Với HappyTime, chắc chắn đội ngũ nhân sự sẽ có cái nhìn thiện cảm và cởi mở hơn về các thủ tục hành chính trong doanh nghiệp. Họ sẽ có trải nghiệm thuận tiện, hiện đại và dễ chịu hơn mỗi ngày xuất hiện ở công ty. Và trên hết, họ có cơ hội gắn kết với nhau, gia tăng cảm xúc tích cực trong mỗi ngày làm việc.

Tìm hiểu thêm: Cách Quản Lý Nhân Viên Với Phần Mềm Chấm Công HappyTime

Nếu nhận thấy những dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc trên đây, nhà quản trị cần dành thời gian trò chuyện riêng với nhân viên của mình ngay để biết được lý do thật sự đằng sau những hành vi khác thường của họ.

Hãy để cho nhân viên được tự do trình bày quan điểm của mình để biết cách cải thiện môi trường làm việc cho chuyên nghiệp hơn. Nhân viên chính là cốt lõi của doanh nghiệp. Không có nhân viên, doanh nghiệp không thể tồn tại. Vì thế, hãy trân trọng đội ngũ người lao động đang cống hiến cho doanh nghiệp bằng tất cả tiềm lực của mình.

Và đừng quên tận dụng HappyTime để quản trị nhân sự dễ dàng, gia tăng trải nghiệm hạnh phúc cho nhân viên nhé!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime