Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò trọng tâm trong việc phát triển một công ty bền vững. Tuy nhiên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại tiêu tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên và sức lực. Để thành công trên hành trình nuôi dưỡng văn hóa công ty tích cực, bạn hãy theo dõi những kiến thức mà HappyTime chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình tạo ra một hệ thống các giá trị, niềm tin, hành vi và quy tắc chung cho tất cả các thành viên trong tổ chức dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nó là một phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, năng suất và hợp tác.

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là cách thức mọi người làm việc cùng nhau mà còn bao gồm việc tạo ra một môi trường làm việc mà mỗi cá nhân cảm thấy được phát triển, công nhận năng lực và có đóng góp quan trọng đến sự thành công chung của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở các giá trị được viết ra trên giấy tờ mà còn được thể hiện qua hành động hàng ngày, quyết định, và tương tác giữa mọi người trong tổ chức.

Khái niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hoa doanh nghiệp là thiết lập môi trường làm việc tổng thể

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm gì? Xây dựng văn hóa công ty tích cực, gắn chặt với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nghĩa là thiết lập một môi trường làm việc thuận lợi để mỗi thành viên cảm thấy thoải mái, dễ chịu và cống hiến hết mình vì mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Những lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể kể đến là:

  • Tăng năng suất lao động, giúp công ty phát triển kinh doanh: Tạo ra quy tắc làm việc để mỗi cá nhân và đội nhóm có thể hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả và dễ dàng nhất.
  • Tăng trải nghiệm hạnh phúc, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn: Tạo một môi trường làm việc tích cực để nuôi dưỡng những cảm xúc hạnh phúc, dễ chịu và thoải mái tại nơi làm việc.
  • Tăng tỷ lệ gắn kết, thu hút và giữ chân nhân tài: Văn hóa doanh nghiệp truyền đạt những giá trị cốt lõi phù hợp với giá trị của mỗi thành viên, giúp họ nhìn nhận rõ vai trò của mình trong tổ chức, cảm thấy hào hứng hơn mỗi khi đi làm và trở nên gắn bó hơn với doanh nghiệp.
  • Tăng nhận diện thương hiệu, cải thiện dịch vụ khách hàng: Văn hóa doanh nghiệp lan tỏa những cảm xúc và hành vi tích cực đến với khách hàng, đối tác và ứng viên.

>>> Xem thêm: Vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp? Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển lâu dài cho tổ chức

6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ giá trị cốt lõi

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ đâu? Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp bắt buộc phải gắn liền với các giá trị cốt lõi của tổ chức. Hãy cùng điểm qua các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp sau đây:

Bước 1: Định vị hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị của công ty là các nguyên tắc, giá trị đạo đức và niềm tin định hướng mọi hành vi và quá trình đưa ra quyết định tại nơi làm việc. Cần phải thiết lập hệ giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp trước tiên vì đây là nền tảng vững chắc tạo nên nền văn hóa của doanh nghiệp. Ví dụ:

  • Công ty thiết lập giá trị cốt lõi là sự đổi mới, thì văn hóa doanh nghiệp là chính sách khen thưởng cho những cá nhân đề xuất được ý tưởng kinh doanh tiềm năng. 
  • Công ty có giá trị cốt lõi là sự hòa nhập, thì văn hóa doanh nghiệp là tổ chức teabreak vào mỗi chiều thứ 6 để mọi người trong công ty được tương tác, giao lưu với nhau.

Văn hóa chính là hiện thân của các giá trị cốt lõi của công ty. Vì vậy, ở bước đầu tiên, bạn hãy ngồi lại cùng ban lãnh đạo và xác định rõ ràng các giá trị bạn muốn đưa vào văn hóa công ty của mình.

Giá trị cốt lõi là kim chỉ nam của văn hóa doanh nghiệp
Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần gắn chặt với hệ giá trị cốt lõi

Bước 2: Xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp muốn hướng tới

Các dạng văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi khác nhau. Có 4 mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phổ biến là:

  • Văn hóa gia đình – Clan Culture: Coi đồng nghiệp như gia đình, tập trung vào tinh thần đồng đội, văn hóa cộng tác và sự đoàn kết.
  • Văn hóa sáng tạo – Adhocracy Culture: Thúc đẩy môi trường làm việc mang tính kinh doanh, nơi nhân viên được khuyến khích theo đuổi những ý tưởng khác biệt, đổi mới và chấp nhận rủi ro.
  • Văn hóa thị trường – Market Culture: Nhấn mạnh vào kết quả, đề cao tính cạnh tranh và sự tập trung cao độ.
  • Văn hóa phân cấp – Hierarchy Culture: Áp dụng cho môi trường làm việc có cấu trúc, quy trình và định hướng chặt chẽ, duy trì sự ổn định, an toàn và đáng tin cậy.

Phải biết loại hinh văn hóa bạn mong muốn là gì thì mới có thể thiết lập những mục tiêu và lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Do đó, ở bước thứ 2, bạn hãy cùng ban lãnh đạo nghiên cứu và xác định mô hình văn hóa lý tưởng cho công ty.

Bước 3: Đánh giá loại hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại để xác định những yếu tố cần thay đổi

Tiếp theo, để hướng tới mô hình văn hóa lý tưởng, bạn cần xem xét lại thực trạng nền văn hóa tại công ty của mình. Qua đó, bạn sẽ xác định được những vấn đề bất cập cần cải thiện để rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng.

Bạn có thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại theo quy trình như sau:

  1. Yêu cầu ban lãnh đạo mô tả văn hóa công ty: Bạn có thể ghi chép lại mô tả đó qua những cuộc họp của ban lãnh đạo, hoặc yêu cầu từng thành viên gửi lại văn bản mô tả văn hóa công ty. Sau đó, bạn tổng hợp lại các tiêu chí, số hóa thành thang điểm để chấm điểm văn hóa hiện tại.
  2. Kêu gọi nhân viên mô tả trải nghiệm của họ khi làm việc tại công ty: Bạn hãy tạo các bản khảo sát bao gồm các câu hỏi định tính và định lượng (dựa trên mô tả cả ban lãnh đạo) để nhân viên có thể chấm điểm văn hóa công ty, đồng thời trình bày được ý kiến cá nhân của mình một cách tự do và trung thực. Dựa vào các bản khảo sát, bạn cũng sẽ xác định được mức độ gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp và điều này phản ánh phần nào nền văn hóa hiện tại. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, bạn nên tổ chức khảo sát ẩn danh.
  3. Tìm kiếm các ví dụ về giá trị cốt lõi của công ty trong quy trình làm việc hàng ngày: Bạn hãy chủ động kiểm tra lại xem văn hóa doanh nghiệp hiện tại đã trùng khớp với hệ giá trị cốt lõi của công ty hay chưa. Thông thường, bộ phận nhân sự sẽ đảm nhiệm công việc này để đảm bảo tính khách quan nhất cho dữ liệu thu được.
  4. So sánh đánh giá của ban lãnh đạo, bộ phận nhân sự và nhân viên: Bạn hãy tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa ý kiến của các bên liên quan. Liệt kê tất cả những yếu tố tiêu cực trong văn hóa doanh nghiệp hiện tại cần được cải thiện.
Lấy ý kiến đánh giá từ nhân viên
Đánh giá nền văn hóa hiện tại của công ty một cách khách quan

Bước 4: Xây dựng kế hoạch áp dụng văn hóa doanh nghiệp mới

Sau khi đã liệt kê đầy đủ những điểm yếu trong nền văn hóa hiện tại, giờ là lúc bạn đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho nền văn hóa mà bạn muốn xây dựng. Trong đó, hãy viết lại những chính sách, quy trình, thủ tục, quy chuẩn cho các hành vi, cách thức tương tác bên ngoài và nội bộ công ty để tạo nên một khái niệm mới cho văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Sau đây là một ví dụ ngắn gọn về mẫu xây dựng văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu “Gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên”:

Hoạt động cần triển khaiThời gian triển khaiThời hạnNgười phụ trách
Tổ chức teabreak16:00 thứ 6 hàng tuần1/1/2024 – 1/6/2024Bộ phận nhân sự
Tổ chức liên hoan công ty Định kỳ theo quý (3 tháng/lần) 1/1/2024 – 1/6/2024 Bộ phận nhân sự
Yêu cầu các phòng ban họp nhóm nội bộ 8:00 thứ 2 hàng tuần 1/1/2024 – 1/6/2024 Trưởng phòng của tất cả bộ phận

Bước 5: Chính thức hành động – Biến văn hóa doanh nghiệp thành trải nghiệm hàng ngày tại nơi làm việc

Văn hóa công ty sẽ chỉ là một khái niệm cho đến khi bạn đưa nó vào thực tế. Trong các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đây là bước quan trọng nhất, tập trung vào từng hành động cụ thể để tạo động lực cho nhân viên thay đổi vì những giá trị tốt đẹp hơn.

Dù với mô hình văn hóa và giá trị cốt lõi nào, bạn đều có thể áp dụng những hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sau đây:

  • Xây dựng chương trình ghi nhận nhân viên giúp gia tăng hiệu suất công việc một cách ấn tượng. Đôi khi, lời “cảm ơn” đơn giản khi nhân viên có sự cố gắng, tiến bộ hay đạt được thành tích nào đó cũng sẽ trở thành nguồn động lực rất lớn.
  • Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp bằng cách tạo cơ hội và cung cấp các công cụ để họ có thể cải thiện kỹ năng và phát triển bản thân.
  • Tạo môi trường làm việc linh hoạt để nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và đời sống. Ví dụ như cho phép nhân viên làm việc online tại nhà với tần suất phù hợp, để nhân viên sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với lịch trình riêng, v.vv..
  • Đảm bảo mức lương và phúc lợi cho nhân viên có tính cạnh tranh, đặc biệt chú trọng review lương, đánh giá tăng lương cho nhân viên theo năng lực.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên xây dựng mối quan hệ tích cực trong những bối cảnh ít trang trọng hơn như cùng nhau đi ăn, cùng nhau du lịch, đi team-building, tương tác vui vẻ trên mạng nội bộ của công ty, v.vv.. Khi nhân viên quen nhau trong những hoàn cảnh bình thường, họ sẽ thấy thoải mái với nhau hơn trong giờ làm việc.
Tạo động lực cho nhân viên thực thi văn hóa
Thúc đẩy động lực cho nhân viên thay đổi vì nền văn hóa mới

Để kết nối nhân viên một cách hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng các nền tảng công nghệ hay công cụ kỹ thuật số. Nền tảng truyền thông nội bộ sẽ là công cụ tuyệt vời để chào mừng nhân viên mới và gia tăng tương tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Các phần mềm quản lý nhân sự HRM cũng sẽ giúp bạn tự động hóa các chức năng hành chính nhân sự để bạn có thể tập trung vào việc xây dựng các đội nhóm hiệu suất cao và gắn bó với nhau.

Bạn có thể tham khảo phần mềm quản trị nhân sự HappyTime – giải pháp số hóa và tự động hóa hoạt động hành chính nhân sự để tối ưu quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các tính năng của HappyTime

Bước 6: Đánh giá hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp, duy trì những giá trị cốt lõi và cải thiện văn hóa

Cuối cùng, bạn phải liên tục đánh giá hiệu quả của kế hoạch xây dựng văn hóa công ty, thể hiện ở các khía cạnh:

  • Trải nghiệm của nhân viên
  • Hiệu suất lao động
  • Tác động của nền văn hóa mới tới dịch vụ khách hàng

Cần phải thiết lập các chuẩn mực mới sao cho phù hợp với xu thế, đem lại sự hiệu quả rõ rệt hơn nhưng vẫn phải bám sát vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Nhà quản lý đánh giá hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Hãy bám sát những giá trị cốt lõi và không ngừng đánh giá hiệu quả

Khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, có 3 trở ngại lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là:

  • Thiếu nhất quán, các giá trị và quy tắc không thống nhất với nhau khiến không thể định hướng nhân viên rõ ràng.
  • Ban lãnh đạo không thể hiện được vai trò của mình trong quá trình xây dựng văn hóa công ty.
  • Nhân viên khó chấp nhận, thiếu đồng thuận và không tham gia vào việc thay đổi văn hóa mới.

Vậy, cần làm gì để xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả? Những điều giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi xây dựng giá trị cốt lõi bao gồm:

  • Xây dựng các quy tắc bám sát hệ giá trị cốt lõi của công ty.
  • Bản thân các nhà lãnh đạo tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng văn hóa mới.
  • Tạo môi trường linh hoạt để khuyến khích sự thích ứng và thay đổi của nhân viên.
Những trở ngại khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp không tránh khỏi những trở ngại

Tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi?

Vì sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên những giá trị cốt lõi? Hình dung công ty của bạn là một cái cây, thì giá trị cốt lõi chính là bộ rễ, còn văn hóa là thân, cành, lá, quả. Giá trị cốt lõi là nền tảng và là nguyên tắc cho mọi đặc tính, tầm nhìn, mục tiêu của công ty. Văn hóa là biểu hiện của những nguyên tắc đó, thể hiện qua môi trường làm việc, quy trình và thông lệ của công ty. Do đó, để công ty đạt được thành công trên con đường kinh doanh, nhận được sự tin tưởng từ công chúng, bắt buộc phải xây dựng văn hóa dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bên cạnh việc bám sát các giá trị cốt lõi, bạn còn cần đáp ứng những tiêu chí xây dựng văn hóa doanh nghiệp như sau:

  • Xây dựng kế hoạch, định hướng và tầm nhìn chiến lược phát triển cho công ty.
  • Xây dựng quy trình đánh giá hoạt động của công ty một cách rõ ràng, chính xác và khách quan.
  • Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh và cởi mở.
  • Loại bỏ tuyệt đối việc tranh giành quyền lực, đố kỵ và ganh ghét.
Văn hóa là thương hiệu của doanh nghiệp
Những tiêu chí cần đạt khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Ví dụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để có thêm ý tưởng cho hành trình tạo dựng văn hóa tại công ty của mình, bạn hãy tham khảo giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của FPT: FPT nổi tiếng với truyền thống STICO độc đáo – sáng tác các bài hát lưu truyền nội bộ, liên tục tổ chức các hoạt động tập thể, văn nghệ để giúp nhân viên phát huy tính sáng tạo. Văn hóa doanh nghiệp FPT còn được thể hiện qua các sự kiện nội bộ, trò chơi tập thể và các buổi kickoff để tăng sức mạnh đoàn kết giữa các thành viên. 
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Viettel: Viettel sẽ động viên những thất bại và tìm lỗi sai để cùng sửa, thẳng thắn phê bình những sự việc nhỏ nhất trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, thể hiện triết lý vượt qua nghịch cảnh để thành công. Để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Viettel cũng áp dụng văn hóa thích ứng nhanh, dám điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
  • Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk: Vinamilk tập trung vào nhân sự, hướng các giá trị đến cộng đồng và đầu tư chỉn chu vào hệ thống phân phối của mình khi xây dựng văn hóa công ty. Đối với nhân sự, Vinamilk đề cao văn hóa gắn kết bằng cách tạo môi trường làm việc và vui chơi cân bằng, tuyên dương các cá nhân xuất sắc. Đối với người tiêu dùng, Vinamilk xây dựng văn hóa nguyên tắc và khác biệt, bằng cách đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đầu tư vào chất lượng sản phẩm và tối ưu giá thành. Đối với nhà phân phối, Vinamilk thể hiện văn hóa win-win, tôn trọng lợi ích của cả đôi bên, đồng thời tuân thủ mọi quy định của nhà nước.
Nền văn hóa của một số doanh nghiệp nổi tiếng
Các doanh nghiệp thành công nhất đều xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ

Cải thiện văn hóa công ty của bạn với HappyTime

HappyTime là phần mềm quản lý nhân sự toàn diện, hợp nhất các công cụ, quy trình làm việc và quản lý dữ liệu trên cùng một nền tảng. HappyTime số hóa, tự động hóa các chức năng quản lý nhân sự, cung cấp cho bạn giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trọn vẹn, bao gồm:

  • Kết nối nhân sự dù ở bất cứ đâu: Dù nhân viên làm việc tại nhà, ở văn phòng, đang đi công tác hay làm việc từ xa thì đều có thể chấm công trên app HappyTime. HappyTime giữ cho mọi thành viên liên lạc với nhau và cảm thấy mình là một phần không thể tách rời của công ty.
  • Giảm thủ tục hành chính, tăng trải nghiệm hài lòng cho nhân viên: HappyTime quản lý đơn từ trực tuyến, giúp giảm thiểu các đơn từ, quy trình, thủ tục rườm rà.
  • Thúc đẩy tương tác giữa các thành viên: HappyTime giúp bạn vận hành hoạt động nội bộ bằng mạng xã hội riêng, nơi nhà quản trị và nhân viên có thể tương tác với nhau trên các bài đăng chia sẻ tin tức, tài liệu, thông báo, chương trình, sự kiện, v.vv..
  • Khích lệ tinh thần cho nhân viên tại nơi làm việc: Bạn có thể tận dụng hệ thống Gamification trên app HappyTime để tạo tinh thần hứng khởi cho nhân viên mỗi ngày làm việc. Ví dụ như tặng điểm HappyStar cho phép nhân viên đổi quà, vinh danh nhân viên đi làm đúng giờ, gửi lời chúc cho nhân viên, kết nối nhân viên với nhau qua game “Người ấy là ai”, chơi game “Vòng quay may mắn” để thúc đẩy tương tác nội bộ, v.vv..
Phần mềm quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime
HappyTime giúp bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trọn vẹn

Một nền văn hóa mạnh mẽ sẽ tạo ra môi trường làm việc hài lòng, nơi nhân viên vui vẻ và gắn kết, cải thiện năng suất và thúc đẩy kết quả công việc. Bài viết trên đây đã phân tích các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp chi tiết. Hy vọng rằng qua những kiến thức này, bạn sẽ có được ý tưởng để tạo dựng một nền văn hóa độc đáo cho công ty của mình. Để được hỗ trợ xây dựng nền văn hóa mới một cách hiệu quả, bạn đừng quên liên hệ với HappyTime qua địa chỉ:


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime