WFH – work from home đang là xu hướng làm việc phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp. Vậy, WFH là gì, có những lợi ích và hạn chế như thế nào? Làm sao để quản lý nhân viên WFH hiệu quả là gì? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về khái niệm WFH là gì?

WFH – work from home – là hình thức làm việc từ xa, cho phép các nhân viên có thể thực hiện công việc của họ từ một địa điểm bên ngoài môi trường văn phòng truyền thống. Trong một cuộc khảo sát do Prudential thực hiện, 87% số người được hỏi cho biết họ muốn có khả năng làm việc từ xa ít nhất một ngày một tuần.

Hình thức WFH trong một số trường hợp cũng có thể được gọi là remote working. Tuy vậy, sẽ có một vài đặc điểm khác biệt mà bạn nên lưu ý. Cụ thể, sự khác biệt giữa WFH và Remote working như sau:

  • Work from home: Làm việc tại nhà hầu như chỉ đề cập đến một nhân viên làm việc tại nhà của họ trong một cơ sở văn phòng tại nhà, có thể là WFH full time hoặc chỉ làm một số ngày nào đó trong tuần.
  • Remote working: Thường ám chỉ một vị trí nào đó trong doanh nghiệp được thực hiện từ mọi nơi trên thế giới. Và nó đã trở thành phong cách làm việc phổ biến hiện nay với giới trẻ, đặc biệt là thế hệ GenZ.
WFH là hình thức nhân viên sẽ làm việc từ xa tại nhà
WFH là hình thức nhân viên sẽ làm việc từ xa tại nhà

Lợi ích của hình thức WFH là gì?

WFH mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Vậy, những lợi ích của WFH là gì? Dưới đây sẽ là những lợi ích nổi bật nhất mà bạn có thể tham khảo:

Lợi ích với doanh nghiệp của WFH là gì?

Những lợi ích của hình thức làm việc từ xa tại nhà lớn nhất đối với các doanh nghiệp đều xoay quanh sức khỏe, hoạt động hàng ngày và doanh thu của nhân viên. Cụ thể như sau:

Giao tiếp hiệu quả hơn: Khi làm việc WFH, nghĩa là nhân viên sẽ thực hiện làm việc trên các phần mềm quản lý dự án, quản lý nhân sự thường xuyên. Bên cạnh đó, những thông tin liên lạc cũng được sử dụng nhiều hơn để duy trì kết nối công việc. Từ đó giao tiếp được hiệu quả hơn.

Tăng năng suất làm việc: Các nghiên cứu cho thấy nhân viên làm việc từ xa có năng suất cao hơn từ 20% đến 25% so với các đối tác văn phòng của họ (Global Workplace Analytics). Họ ít bị làm phiền bởi những yếu tố xung quanh và nghỉ ngơi khi cảm thấy cần thiết.

Tỷ lệ hài lòng trong công việc cao hơn: Trong một cuộc khảo sát của Owl Labs, 77% số người được hỏi cho biết họ sẽ những nhân viên hạnh phúc hơn nếu có thể thực hiện WFH full time. Làm việc từ xa đúng cách sẽ giúp cho nhân viên của bạn cảm thấy được cân bằng và bình đẳng hơn.

Nguồn nhân lực được mở rộng: WFH cũng giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác nguồn nhân lực trên phạm vi toàn cầu. Hơn 70% nhân viên báo cáo rằng công ty có chế độ WFH sẽ phần nào cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn công việc tiếp theo của họ (Global Workplace Analytics).

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Khi nhân viên làm việc tại nhà từ xa, doanh nghiệp sẽ không phải tốn chi phí điện nước, văn phòng, tối ưu được mức lương theo từng khu vực. Từ đó tiết kiệm được chi phí vận hành hiệu quả hơn.

Lợi ích với nhân viên của WFH là gì?

Đối với nhân viên, hình thức WFH cũng được ưa chuộng bởi mang lại những lợi ích như sau:

Giảm thiểu thời gian di chuyển: Việc ra đường và mất từ vài chục phút đến 1 2 tiếng để di chuyển đến chỗ làm và ngược lại sẽ khiến nhân viên trở nên tiêu cực hơn, mệt mỏi hơn. WFH sẽ giúp giảm thiểu khoảng thời gian này và giúp nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn.

Lựa chọn giờ làm việc – địa điểm linh hoạt: Làm việc từ xa cho phép nhân viên duy trì năng suất trong những giờ mà họ cảm thấy sáng tạo nhất. Họ cũng có thể lựa chọn được địa điểm làm việc mà họ yêu thích. Từ đó giúp tăng lượng thời gian làm việc, chất lượng công việc tốt hơn.

Cần bằng được cuộc sống – công việc: WFH giúp nhân viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Từ đó họ có thể cân bằng quỹ thời gian giữa công việc và những yếu tố khác trong cuộc sống, tránh tình trạng quá tải và làm việc quá độ.

Tăng chất lượng công việc cá nhân: Không chỉ hiệu suất công việc của nhân viên tăng cao, chất lượng công việc của hộ cũng tốt lên. Vào năm 2020, Microsoft cho biết, việc chuyển sang làm theo hình thức WFH đã giúp doanh nghiệp ngày mở rộng được mạng lưới nghề nghiệp của nhân viên. Chính điều này giúp chất lượng công việc tại công ty này được cải thiện.

Sức khỏe nhân viên được cải thiện: WFH giúp nhân viên của bạn cảm thấy đỡ stress và căng thẳng hơn. Họ cũng có chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học hơn và cải thiện được sức khỏe của mình.

Work from home mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhân viên
Work from home mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhân viên

Hạn chế khi nhân viên làm việc WFH là gì?

Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức làm việc này cũng tồn tại một số nhược điểm và thách thức. Vậy những nhược điểm – thách thức của WFH là gì. Trên thực tế, việc chuyển đổi mô hình làm việc từ văn phòng sang WFH tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như sau:

  • Có thể gặp sự chênh lệch múi giờ nếu làm việc với các nhân sự ở nước ngoài.
  • Hiệu quả công việc phụ thuộc nhiều ở ý chí và sự kỷ luật của nhân viên khi làm việc tại nhà.
  • Tuy có thể giúp nhân viên cân bằng cuộc sống – công việc, nhưng với những người không biết cách quản lý công việc hiệu quả, họ có thể dễ rơi vào tình trạng làm việc liên tục đến khi kiệt sức.
  • Có thể giảm hiệu quả công việc khi bị người nhà làm việc và tác động vào quá trình làm việc.
  • Cần sự mạnh mẽ của yếu tố công nghệ để làm việc. Có đến 28% người được hỏi phàn nàn về vấn đề công nghệ, 26% phàn nàn về vấn đề wifi – kết nối mạng khi làm việc tại nhà từ xa (FlexJobs).
  • Thách thức trong việc cộng tác, quản lý các mối quan hệ, quản lý nhân viên khi họ làm việc từ xa tại nhà.

5 cách quản lý nhân viên WFH hiệu quả

Vậy, làm thế nào để khắc phục được những nhược điểm và thách thức khi áp dụng hình thức WFH? Dưới đây là 9 cách quản lý nhân viên WFH mà bạn có thể tham khảo:

Đặt mục tiêu KPI cho nhân viên WFH rõ ràng

Đặt mục tiêu KPI – hiệu suất công việc rõ ràng là một đáp án cho câu hỏi cách quản lý hiệu quả nhân viên WFH là gì. Bạn cần chuẩn bị cho nhân viên của mình một số chỉ số KPI, tiêu chuẩn về năng suất khi muốn cung cấp cho họ cơ hội làm việc tại nhà từ xa. Tùy thuộc vào mỗi vị trí, cấp độ bạn sẽ cần phải lựa chọn chỉ số hiệu suất phù hợp.

Xác định công cụ kết nối và quản lý phù hợp

Đây cũng là một yếu tố khác để giúp bạn giải quyết được bài toán cách quản lý hiệu quả đối với nhân viên WFH là gì. Bạn nên tìm kiếm một công cụ có thể thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Theo dõi được thời gian nhân viên của bạn dành cho công việc khi họ work from home.
  • Có thể giúp bạn cập nhật tin tức liên quan đến dự án nhanh chóng, kịp thời.
  • Lưu trữ và quản lý tập trung được các dữ liệu của nhân viên WFH.

Công cụ đơn giản nhất để bạn có thể thực hiện điều này chính là hệ thống Google Drive. Tuy vậy, dung lượng lưu trữ của hệ thống này sẽ có hạn chế, đối với những dự án quá nhiều thông tin có thể gây ra trở ngại về tốc độ truy cập. Do đó, hãy phối hợp thêm các công cụ kết nối và quản lý phù hợp khác.

Ví dụ như phần mềm quản lý nhân sự miễn phí HappyTime. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng theo dõi nhân viên làm việc từ xa với tính năng điểm danh nhân viên. Đặc biệt trong đó, HappyTime cũng cung cấp tính năng chấm công GPS, rất thích hợp cho những doanh nghiệp có nhân viên làm việc từ xa. 

Bạn có thể kết hợp HappyTime để quản lý nhân viên work from home hiệu quả hơn
Bạn có thể kết hợp HappyTime để quản lý nhân viên work from home hiệu quả hơn

Ngoài ra, HappyTime cũng là nền tảng quản lý giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ tập trung các thông tin, hồ sơ của nhân viên WFH hiệu quả. Tính năng bảng tin truyền thông nội bộ của phần mềm này cũng sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật các thông tin về công việc, dự án, kết nối nội bộ được hiệu quả hơn.

Thường xuyên theo sát tiến độ làm việc

Hãy cố gắng theo dõi tiến độ công việc của các nhân viên WFH nhiều nhất có thể. Hãy dành một chút thời gian để tương tác trực tiếp với nhân viên từ xa ít nhất một lần mỗi ngày. Cho dù là qua bất kỳ kênh tương tác nào ví dụ như email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện video.Nếu không tương tác thường xuyên, họ càng có nhiều khả năng cảm thấy bị bỏ rơi và trở nên mất hứng thú với công việc,  điều này có thể dẫn đến hiệu suất và doanh thu kém.

Cung cấp cho nhân viên mức lương phù hợp

Mức lương đóng vai trò quan trọng đối với nhân viên làm việc theo hình thức WFH. Nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng cắt giảm mức ngân sách cho nhân viên làm việc từ xa. Điều này khiến cho nhân viên cảm thấy công sức làm việc của họ không được phản hồi xứng đáng và có xu hướng giảm sút hiệu suất công việc. Vì đó, hãy cung cấp cho nhân viên từ xa mức lương và phúc lợi phù hợp.

Một số cách quản lý nhân viên WFH khác

Bên cách những cách quản lý nhân viên WFH ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách như sau:

  • Làm rõ sứ mệnh của họ và truyền đạt cho nhân viên.
  • Tạo nhiều điểm tiếp xúc cho nhân viên với những đồng nghiệp khác để họ không cảm thấy cô đơn trong công việc.
  • Cung cấp cho nhân viên sự đào tạo online, cơ hội cải thiện kỹ năng, tăng trưởng trong công việc.
  • Cung cấp cho nhân viên của bạn sự công nhận trong công việc, khen thưởng kịp thời khi cần thiết.
  • Thể hiện sự tin tưởng tốt hơn vào năng lực của nhân viên.
  • Cung cấp sự minh bạch, công bằng cho nhân viên WFH tương xứng.
Hãy giúp nhân viên cảm nhận được sự minh bạch trong công việc của họ
Hãy giúp nhân viên cảm nhận được sự minh bạch trong công việc của họ

Hy vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về WFH là gì và những vấn đề liên quan đến hình thức làm việc này. Bên cạnh đó đừng quên truy cập ngay vào HappyTime để có thể trải nghiệm ngay phần mềm quản lý nhân sự và theo dõi thời gian làm việc của nhân viên hiệu quả này nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime