Nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ. Để cân bằng giữa quyền và lợi ích của người lao động cũng như doanh nghiệp, nhà quản lý cần nắm vững các quy định tăng ca mới nhất. Các quy định này được quy định rõ trong Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực kể từ 2021. 

1. Quy định về số giờ tăng ca

Người lao động tăng ca đến 40 giờ/ tháng

Tham khảo thêm:

>> 5 câu hỏi hay gặp về cách tính lương tăng ca theo luật mới

>> Cập nhật ngay cách tính tiền tăng ca cho nhân viên mới nhất

>> 5 phút tạo bảng tính lương làm thêm giờ cho doanh nghiệp

Quy định tăng ca năm 2021
Quy định về số giờ tăng ca năm 2021

Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 quy định doanh nghiệp được tổ chức tăng ca nếu đáp ứng một trong những điều kiện bắt buộc sau:

  • Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc trong ngày bình thường và tổng số giờ làm việc không quá 12 giờ/ngày. 
  • Tổng số giờ làm thêm không được quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (Đối với một số trường hợp đặc biệt không được tăng ca quá 300 giờ/ năm).

Nếu vi phạm các quy định về giờ tăng ca, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 5-75 triệu đồng (tùy vào số lượng lao động vi phạm).

Tăng ca làm thêm giờ đến 300 giờ/năm

Đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt, doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ đến 300 giờ/ năm. Quy định tăng ca với trường hợp này cụ thể như sau:

  • Ngành sản xuất hàng dệt may
  • Ngành cung cấp điện 
  • Đơn vị cần giải quyết các công việc cấp bách, đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời…
  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm điện, điện tử, chế biến diêm nghiệp
  • Các trường hợp khác do Chính phủ quy định
Quy định tăng ca là căn cứ tăng lương
Quy định tăng ca là căn cứ tăng lương cho người lao động

Để được sử dụng lao động tăng ca quá 200 giờ/ năm, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh, thành hố. Nếu không, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2-5 triệu đồng.

2. Quy định tăng ca cần có sự đồng ý của người lao động 

Đây là một trong những điều kiện quan trọng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, theo luật lao động mới, người lao động có quyền được từ chối tăng ca nhằm đảm bảo tính mạng con người, tài sản trong phòng ngừa và khắc phục thiên tai, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe. 

Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 20-25 triệu đồng. 

3. Quy định tăng ca cho người lao động mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi 

Bắt đầu khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, doanh nghiệp được phép sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi để tăng ca nếu được sự đồng ý của lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc bố trí ca làm việc thêm giờ cho những lao động này. 

Đối với phụ nữ mang thai, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 quy định tăng ca rõ ràng như:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Quy định tăng ca cho người lao động mang thai
Lao động mang thai có quyền từ chối tăng ca

Do đó, người lao động nữ mang thai có thể từ chối làm thêm giờ để đảm bảo an toàn, sức khỏe thai sản. 

4. Quy định về sử dụng lao động chưa thành niên tăng ca 

Khoản 2 điều 146 Bộ luật Lao động quy định tăng ca cho người chưa thành niên. Cụ thể, doanh nghiệp được sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tăng ca đối với một số công việc nhưng không được sử dụng người lao động dưới 15 tuổi làm thêm giờ. 

Theo đó, doanh nghiệp được yêu cầu không sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như:

  • Mang vác vật nặng vượt quá thể trọng
  • Sản xuất, kinh doanh rượu bia, thuốc lá
  • Phá dỡ công trình xây dựng
  • Vận chuyển hóa chất, chất nổ

5. Quy định tính lương làm thêm giờ cho người lao động 

Người sử dụng lao động cần đảm bảo cho người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả dựa trên công việc đang làm. Đây là quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019. 

Theo đó, cách tính lương tăng ca cho người lao động như sau:

  • Tăng ca vào ngày thường: ít nhất bằng 150% 
  • Tăng ca vào ngày nghỉ hàng tuần: Ít nhất 200%
  • Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hưởng lương: Ít nhất bằng 300% 
Cách tính lương tăng ca cho người lao động
Cách tính lương tăng ca cho người lao động

Tìm hiểu thêm:

>> Cách tính tiền lương tăng ca chuẩn dành cho doanh nghiệp

>> “Tất tần tật” về lương tăng ca dành cho doanh nghiệp

>>  Tài liệu quản lý nhân sự dành cho nhà quản lý 

Nếu người lao động tăng ca vào ban đêm tính lương tăng ca có thể được hưởng thêm 30%. 

Lương tăng ca được trả cho người lao động theo 2 hình thức tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng cá nhân. 

Kết luận

Tóm lại, tăng ca là nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ yêu cầu tăng ca nào cũng cần đảm bảo quyền lợi của người lao động và tôn trọng các quy định tăng ca theo đúng Pháp luật.

Bên cạnh đó, việc quản lý chính xác thời gian đi làm, thời gian tăng ca giúp doanh nghiệp tính tiền lương một cách hiệu quả hơn. Trong số đó, không thể không kể đến phần mềm quản lý chấm công online Happy Time.

Với tính năng quản lý thông tin chấm công thông minh, tạo đơn từ và phân quyền quản trị giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn thời gian. Hơn thế, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, nhân viên và ban quản lý đã có thể thống nhất minh bạch mọi thông tin cần thiết.

Hy vọng qua bài viết trên, các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản lý đã có thêm các thông tin hữu ích về quy định tăng ca. Chúc các doanh nghiệp luôn thuận lợi, phát triển!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime