Sự trung thành là một phẩm chất mà bạn nên tìm kiếm ở các nhân viên của mình. Tuy vậy, trong doanh nghiệp luôn có những nhân viên không trung thành. Vậy, làm thế nào để cải thiện sự trung thành của nhân viên. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay nhé.

Đôi nét về nhân viên không trung thành

Để hiểu về nhân viên không trung thành là gì, bạn cần tìm hiểu về sự trung thành của nhân viên là như thế nào. Lợi ích của lòng trung thành ở nhân viên là gì. Cụ thể như sau:

Lòng trung thành của nhân viên là gì?

Lòng trung thành của nhân viên là khi nhân viên cảm thấy muốn gắn bó với doanh nghiệp và họ có lòng tin với người quản lý hiện tại rằng họ luôn mang đến lợi ích tốt nhất cho người lao động. Nhân viên trung thành sẽ ít có khả năng tìm kiếm các công việc khác hoặc một cơ hội tốt hơn ở bất kỳ tổ chức nào khác.

Vậy, dựa vào khái niệm lòng trung thành, bạn có thể xác định được nhân viên không trung thành là những người nhân viên không có niềm tin với doanh nghiệp và luôn có ý định tìm kiếm những cơ hội công việc tốt hơn

Một nghiên cứu gần đây từ tổ chức HAYS cho biết, có đến 81% người lao động sẵn sàng rời bỏ vị trí hiện tại của họ. Nghiên cứu khác từ Highground cũng cho biết rằng, có đến 55% nhân viên trong các công ty đang tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Điều này cùng gây ra tổn thất cho người sử dụng lao động, khi họ phải chi đến 30% chi phí lương/năm để tìm kiếm nhân viên thay thế cho vị trí đó.

Lòng trung thành của nhân viên thể hiện ở mức độ gắn bó với doanh nghiệp

Lợi ích của lòng trung thành ở nhân viên

Tại sao doanh nghiệp phải cải thiện lòng trung thành của nhân viên? Dưới đây là một số lợi ích mà bạn có thể nhận được khi có những nhân viên trung thành trong doanh nghiệp:

  • Nhân viên trung thành sẽ giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng tốt hơn. Bởi những nhân viên trung thành sẽ mang lại hiệu quả làm việc, chất lượng chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Giúp doanh nghiệp cải thiện được hình ảnh của công ty. Khi nhân viên của bạn trung thành, họ sẽ sẵn sàng giới thiệu về doanh nghiệp với người khác, ngoài đời thực hay ngay cả trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Lòng trung thành giúp doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân nhân viên, giảm chi phí cho quá trình tuyển dụng mới.
  • Nhân viên trung thành sẽ có những sự cải thiện trong hiệu suất làm việc, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận tốt hơn.

Làm sao để nhận biết nhân viên không trung thành?

Để cải thiện sự trung thành của nhân viên, bạn cần biết được lý do vì sao nhân viên không trung thành và cách nhận biết nhân viên không trung thành như thế nào? Cụ thể như sau:

Vì sao nhân viên không trung thành?

Có rất nhiều lý do để nhân viên không trung thành và rời bỏ doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

  • Người quản lý tồi: Dữ liệu được công bố trong Frontline Leader Project của tổ chức DDI tiết lộ, có đến 57% nhân viên rời bỏ doanh nghiệp vì quản lý của họ, 32% đã suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nghỉ việc với nguyên nhân này.
  • Thiếu sự tương tác trong doanh nghiệp, tương tác giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, tương tác của nhân viên với người quản lý.
  • Không cung cấp cho người lao động cơ hội để phát triển trong sự nghiệp. Không bất kỳ ai muốn ở mãi một vị trí hoặc mắc kẹt trong một công việc với những nhiệm vụ nhàm chán quá lâu.
  • Không được tăng lương theo đúng định kỳ: Có đến 8/10 người lao động mong muốn được tăng lương hàng năm để họ có thể tiếp tục gắn bó, vui vẻ hơn trong công việc của mình (báo cáo từ Randstad US).
Có nhiều lý do tạo ra những nhân viên không trung thành
Có nhiều lý do tạo ra những nhân viên không trung thành

Cách nhận biết nhân viên không trung thành

Vậy, làm thế nào để bạn nhận biết được đâu là nhân viên không trung thành? Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu mà bạn có thể tham khảo để nhận biết đâu là những nhân viên không có sự trung thành với doanh nghiệp. Bao gồm:

Dựa vào thái độ làm việc

Nhân viên không trung thành thường sẽ có những thái độ làm việc như sau:

  • Đi làm muộn giờ và về sớm hơn giờ làm quy định thường xuyên.
  • Không vui vẻ và tỏ ra khó chịu, uể oải khi nhận được nhiệm vụ được giao bởi người quản lý.
  • Thường xuyên la cà, mất tập trung bởi những chuyện bên ngoài nhiệm vụ công việc của mình.
  • Không thích trao đổi với đồng nghiệp khi gặp những vấn đề khó khăn trong công việc.
  • Thường xuyên đổ lỗi, bao cho cho những vấn đề sai phạm trong công việc của bản thân, đồng nghiệp.

Hay nói xấu sếp – công ty

Nhân viên không trung thành sẽ không thích giới thiệu doanh nghiệp mà họ đang làm việc với người khác. Thay vào đó, họ sẽ thường xuyên nói về những điểm xấu của sếp, công ty nơi họ đang làm việc. Điều này cũng phần nào thể hiện sự bất mãn, không hài lòng của nhân viên đó với doanh nghiệp và tỉ lệ rời đi của họ sẽ cao hơn những nhân viên khác.

Một số dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiện trên, nhân viên không trung thành cũng có một vài dấu hiệu khác như sau:

  • Không có tinh thần cống hiến hết mình cho công việc và không yêu công việc của mình.
  • Thường không thích góp ý thẳng thắn và nêu rõ chính kiến của bản thân.
  • Không tích cực tham gia những hoạt động do công ty tổ chức.
  • Không đứng ra bảo vệ công ty khi có bất kỳ sự cố nào.

7 cách cải thiện sự trung thành của nhân viên

Làm thế nào để bạn có thể cải thiện được sự trung thành của nhân viên, giảm tỷ lệ rời đi thấp hơn? 7 cách sau đây sẽ là các giải pháp mà bạn có thể tham khảo để cải thiện vấn đề này:

Công nhận và đánh giá cao thường xuyên

Công nhận, đánh giá cao và khen thưởng nhân viên đúng lúc là những yếu tố giúp bạn gia tăng được sự trung thành, cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt hơn. Thống kê từ SurveyMonkey hợp tác với Bonusly cho thấy, có đến 63% nhân viên được công nhận đúng lúc sẽ ít có nhu cầu tìm kiếm công việc mới hơn. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác của Achievers cũng cho biết, có đến 55% nhân viên muốn bỏ việc vì không nhận được sự công nhận.

Cung cấp môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc tích cực, an toàn là một trong những yếu tố giúp bạn cải thiện được lòng trung thành của nhân viên. Cụ thể, một môi trường làm việc tích cực sẽ bao gồm những yếu tố như:

  • Quá trình giới thiệu, đào tạo nhân viên mới tích cực: Có đến 17% nhân viên rời bỏ doanh nghiệp trong 3 tháng làm việc đầu tiên do nguyên nhân này (theo BambooHR).
  • Cung cấp cho nhân viên nơi làm việc thoải mái, đầu tư vào bàn, ghế, cơ sở vật chất, không gian mở,…
  • Tăng cường sự tương tác, giao tiếp của nhân viên với những yếu tố xung quanh của họ.

Tin tưởng, trao quyền cho nhân viên

Việc trao quyền, tin tưởng với nhân viên của bạn sẽ tạo động lực làm việc tốt hơn cho nhân viên và họ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. Theo thống kê từ Achievers cho biết, khi nhân viên có động lực cao hơn, họ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao hơn 21% so với những doanh nghiệp khác. 

>>> Xem thêm: Top 10 Cách Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Nhà Quản Lý Cần Biết

Trao quyền sẽ giúp nhân viên của bạn cảm nhận được sự tin tưởng từ doanh nghiệp
Trao quyền sẽ giúp nhân viên của bạn cảm nhận được sự tin tưởng từ doanh nghiệp

Hãy là người quản lý trung thành

Lòng trung thành cần xuất phát từ hai chiều, nếu bạn muốn có một nhân viên trung thành, bạn phải là người quản lý trung thành. Bạn có thể thể hiện điều này ở một số khía cạnh như sau:

  • Thăng chức cho nhân viên của bạn khi họ xứng đáng.
  • Tuyển dụng nhân sự mới dựa trên những đề xuất của nhân viên, tăng liên kết cho lực lượng lao động.

Giúp nhân viên hiểu về tầm nhìn doanh nghiệp

Steve Pogson, người sáng lập tại FirstPier đã rằng, nhân viên sẽ trung thành hơn nếu bạn giúp họ hiểu rõ được tầm nhìn của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi là gì. Đến một mức độ nào đó, nhân viên sẽ làm việc không phải vì mức thu nhập, mà họ muốn làm những công việc có mục đích. Vì vậy, điều chỉnh cho nhân viên của bạn phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ giúp giữ chân họ lâu hơn.

Đầu tư vào sự phát triển của nhân viên

Sự phát triển nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với sự gắn bó của nhân viên. Có đến 87% nhân viên cho biết sự phát triển trong nghề nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của họ (Achievers). Doanh nghiệp cũng có thể hạn chế quyền “kiểm soát” trong công việc của nhân viên. Theo Highground, điều này có thể làm giảm tỷ lệ doanh thu thấp hơn đến 31%.

Cung cấp lịch trình làm việc linh hoạt

Cứ 3 nhân viên sẽ có 1 nhân viên nghỉ việc nếu họ không thể làm việc linh hoạt theo thời gian mà họ có thể đáp ứng (TechRepublic). Do đó, nếu bạn muốn thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên với tổ chức, hãy cung cấp cho họ cơ hội có lịch trình làm việc linh hoạt hơn. Điều này cũng giúp họ có thể cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống của mình.

Gia tăng trải nghiệm cho nhân viên tốt hơn

Thống kê từ Gartner cho biết, tỷ lệ nhân viên ở lại công ty cao hơn đến 60% khi họ có trải nghiệm tích cực khi làm việc. Trải nghiệm tích cực cũng giúp đạt được hiệu suất công việc cao hơn đến 69%, giảm sự mệt mỏi trong công việc của họ đến 44%. Do đó, một trong những cách để tăng sự trung thành của nhân viên là giúp họ có trải nghiệm tốt hơn.

Để thực hiện điều này, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã thực áp dụng các nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên, nổi bật có ứng dụng HappyTime. Bằng những tính năng hữu ích của mình, HappyTime giúp nhân viên của bạn có trải nghiệm tốt hơn, tích cực hơn tại doanh nghiệp. Ví dụ như:

  • Tính năng Gamification giúp game hóa các hoạt động thường ngày, công nhận, khen thưởng nhân viên từ những hoạt động nhỏ nhất.
  • Tăng hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ, đẩy nhanh quá trình giới thiệu, tương tác trong doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quá trình chấm công, hỗ trợ tính lương.
  • Giảm thiểu sự phiền phức trong việc xử lý các đơn từ, thủ tục hành chính hàng ngày. Ví dụ như tạo, duyệt đơn nghỉ phép, đơn tăng ca, đơn xin đi công tác,… online nhanh chóng.
HappyTime hỗ trợ gia tăng trải nghiệm và giữ chân nhân viên tốt hơn
HappyTime hỗ trợ gia tăng trải nghiệm và giữ chân nhân viên tốt hơn

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ biết cách nhận biết nhân viên không trung thành và phương pháp cải thiện sự trung thành của nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime để có thể sử dụng nền tảng quản lý nhân sự và gia tăng trải nghiệm nhân viên ngay từ hôm nay.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime