Hệ số lương là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp cần biết trong quá trình tổng hợp – chi trả lương cho người lao động. Vậy hệ số lương là gì? Hãy cùng tham khảo ngay những vấn đề liên quan đến hệ số lương cùng Blog HappyTime ngay nhé.

Tìm hiểu về hệ số lương là gì?

Trước khi đến với cách tính lương theo hệ số, bạn cần hiểu về hệ số lương là gì và ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số lương là gì. Cụ thể như sau:

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là một chỉ số được quy định để chỉ sự chênh lệch về tiền lương giữa các cấp bậc, vị trí khác nhau trong công việc. Sự chênh lệch này được xác định qua trình độ, bằng cấp của người lao động. Hệ số lương thường được sử dụng để tính lương cho các cán bộ nhà nước, cơ quan hành chính chính trị.

Tuy vậy, một số doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng đang áp dụng hệ số lương vào cơ sở tính lương của doanh nghiệp. Hiện tại, hệ số lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của các cán bộ, công chức, viên chức. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, hệ số lương sẽ được điều chỉnh thích hợp để phù hợp với điều kiện kinh tế, phát triển của đất nước.

Tìm hiểu về khái niệm hệ số lương là gì?
Tìm hiểu về khái niệm hệ số lương là gì?

Ý nghĩa của hệ số lương là gì?

Sau khi đã hiểu về khái niệm hệ số lương là gì, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến ý nghĩa của hệ số lương là gì. Trên thực tế, hệ số lương sẽ có những ý nghĩa như sau:

  • Thể hiện sự chênh lệch về bậc lương, ngạch lương của người lao động theo cấp bậc, trình độ, bằng cấp.
  • Làm cơ sở để tính mức lương cho người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội của nhà nước.
  • Căn cứ để tính lương cơ bản, các khoản phụ cấp cho nhân viên.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp tính các khoản thu nhập liên quan đến tăng ca, làm thêm giờ, chế độ nghỉ phép,… quyền lợi của người lao động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số lương là gì?

Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy, những yếu tố phụ thuộc của hệ số lương là gì. Trên thực tế, hệ số lương của người lao động sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như chức vụ, lĩnh vực, ngành nghề làm việc. Khi hệ số lương càng cao, có nghĩa là bậc lương, vị trí của người lao động trong cơ quan càng cao. Theo quy định, hệ số lương sẽ được điều chỉnh dựa vào từng thời kỳ và điều chỉnh phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. 

Hệ số lương cơ bản là gì?

Trong quá trình tìm hiểu về hệ số lương là gì, bạn sẽ cần quan tâm đến khái niệm hệ số lương cơ bản là gì. Hệ số lương cơ bản là mức lương cơ bản thấp nhất/tối thiểu mà người lao động có thể nhận được theo từng khu vực được quy định trong Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản pháp luật bổ sung.

Mức lương cơ bản sẽ không bao gồm những khoản thu nhập khác như phụ cấp, tiền thưởng, tiền tăng ca,… Trong hệ số lương cơ bản, bạn cần phải quan tâm đến 2 khái niệm khác là lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. Bao gồm:

  • Lương cơ sở: Là mức lương được dùng để làm căn cứ tính lương cùng với hệ số lương. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.
  • Lương tối thiểu vùng: Là mức lương thấp nhất tại từng khu vực theo quy định của pháp luật. 

Tìm hiểu thêm: Quy trình tính lương cơ bản đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Cách tính lương theo hệ số hiện nay

Vậy, cách tính thu nhập theo hệ số lương là gì? Dưới đây sẽ là những cách tính lương theo hệ số được cập nhật mới nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Hệ số lương cơ bản theo cấp đào tạo

Như đã nêu ở trên, hệ số lương sẽ được tính theo từng cấp bậc đào tạo. Bên cạnh đó, hệ số lương cũng được tính theo từng bậc riêng trong mỗi cấp đào tạo. Cụ thể như sau:

  • Với người lao động tốt nghiệp hệ Đại học có hệ số lương cơ bản là 2.34.
  • Cán bộ, công chức tốt nghiệp hệ Cao đẳng có hệ số lương cơ bản là 2.10.
  • Cán bộ, công chức tốt nghiệp hệ Trung cấp có hệ số lương cơ bản là 1.86.
Hệ số lương cụ thể sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Hệ số lương cụ thể sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Tính lương theo hệ số lương

Theo hệ số lương, mức hưởng lương của người lao động được tính như sau:

Mức lương được hưởng = Lương cơ sở * Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh dựa theo pháp luật hiện hành để phù hợp với quy định và điều kiện kinh tế hiện hành.
  • hệ số lương được hưởng sẽ theo quy định của Pháp luật đối với từng nhóm cấp bậc, ngành nghề khác nhau.

Tính theo hệ số lương áp dụng từ 01/07/2019

Theo quy định mới được ban hành ngày 01/07/2019, mức lương được tính theo hệ số lương như sau:

Mức lương được hưởng = 1.490.000 * Hệ số lương hiện hưởng

Lưu ý, mức lương cơ sở sẽ được thay đổi theo thời gian như sau:

  • Từ 01/01/2020 – 30/06/2020: Mức lương cơ sở bằng 1.490.000 đồng/tháng.
  • Từ 01/07/2020 – 31/12/2020: Mức lương cơ sở bằng 1.600.000 đồng/tháng.

Tuy vậy, để có thể khắc phục được tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 vừa qua, Quốc hội đã đưa ra nghị quyết về việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở sau ngày 01/07/2020. Do đó, mức lương cơ sở hiện tại vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Với cách tính lương theo hệ số, bạn cũng cần lưu ý rằng các chức danh nghề nghiệp, ngạch viên chức, công chức sẽ có hệ số lương khác nhau. Bên cạnh đó, cùng một chức danh nghề nghiệp sẽ có những cấp bậc học vấn khác nhau, do đó hệ số lương cũng sẽ có sự khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các hình thức trả lương nhân viên doanh nghiệp nên biết 

Tính lương theo lương cơ bản vùng

Đây là cách tính lương được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn so với các cơ quan nhà nước. Theo đó, mức lương cơ bản thấp nhất theo vùng lần lượt là vùng I là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,64 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,25 triệu đồng/tháng. Mức lương áp dụng không được thấp hơn mức lương này, bên cạnh đó đối với người đã qua đào tại phải tăng thêm ít nhất 7% so với mức lương cơ bản theo vùng.

Doanh nghiệp có thể tính lương theo mức lương cơ bản của từng khu vực
Doanh nghiệp có thể tính lương theo mức lương cơ bản của từng khu vực

Các khoản phụ cấp theo hệ số lương

Bên cạnh mức lương chính, người lao động cũng có thể nhận được thêm các khoản phụ cấp theo hệ số lương. Những khoản phụ cấp này thường bao gồm như phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp kiêm nhiệm lãnh đạo,… Cụ thể về cách tính các loại phụ cấp như sau:

Phụ cấp tính theo lương cơ sở:

Mức phụ cấp = Lương cơ sở * Hệ số phụ cấp

Phụ cấp tính theo % lương hiện hưởng:

Mức phụ cấp = (Mức lương + mức phụ cấp thâm niên vượt khung + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo)* tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.

Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Đây là phụ cấp được áp dụng cho các cán bộ đã đạt được bậc lương cao nhất tại các cơ quan, đơn vị. Các tính phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

  • Với công chức, cán bộ đang áp dụng lương theo ngạch A0 – A13, đang đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Kiểm soát, Tòa án: Mức lương 3 năm đầu vượt khung x 5%, sau đó mỗi năm cộng thêm 1%.
  • Đối với các công chức, cán bộ áp dụng lương theo ngạch B, C, đảm nhiệm vị trí nhân viên phục vụ, thừa hành: 2 năm đầu vượt khung hưởng x 5%, các sau đó mỗi năm cộng thêm 1%.
  • Đối với cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, đang chấp hành kỷ luật thì thời gian hưởng phụ cấp kéo dài 6 tháng.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức lãnh đạo: Áp dụng cho những đối tượng, cán bộ, công chức đang kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước.

Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng cho những cán bộ, công chức đang nằm trong các khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn. Ví dụ như khu vực biên giới, hải đảo.

Phụ cấp khu vực: Được áp dụng cho những cán bộ, viên chức, công chức đang làm việc tại những khu vực, địa bàn vùng sâu vùng xa, điều kiện sống khó khăn.

Một số loại phụ cấp khác: Bên cạnh những phụ cấp trên còn có những loại phụ cấp khác như Phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, phụ cấp môi trường làm việc nguy hiểm,…

Tìm hiểu thêm: Phần mềm tính lương nhân viên miễn phí được ưa chuộng hiện nay

HappyTime – hỗ trợ tính lương theo hệ số nhanh chóng

Trên thực tế, quá trình tổng hợp ngày công, tính lương của doanh nghiệp thường rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Đặc biệt là những doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn, quá trình tổng hợp – tính lương lại càng phức tạp hơn. Điều này dẫn đến nhiều sự sai sót và gây ảnh hưởng đến người lao động.

Do đó, để giảm thiểu sai sót, đảm bảo quá trình tính lương theo hệ số lương hoặc theo lương cơ bản được chính xác hơn, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm công nghệ hỗ trợ. Trong đó, nổi bật có HappyTime – nền tảng quản lý chấm công thông minh. 

Với những tính năng hữu ích, HappyTime mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích tối ưu cho quy trình tính lương như sau:

  • Giúp doanh nghiệp tích hợp và tổng hợp thông tin chấm công nhanh chóng ngay trên một ứng dụng.
  • Người quản lý dễ dàng phân công ca làm việc nhanh chóng ngay trên HappyTime.
  • Tổng hợp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến ngày công, ngày tăng ca, số giờ làm thêm, ngày nghỉ phép, đi công tác,… cho nhân viên phụ trách tổng hợp lương.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 70% thời gian để thực hiện tổng hợp ngày công thông thường, chi tiết cụ thể đến từng phòng ban, bộ phận.
  • Xuất file Excel dễ dàng để hỗ trợ quá trình tính lương nhanh chóng hơn.
HappyTime giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tính lương hiệu quả hơn
HappyTime giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tính lương hiệu quả hơn

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về hệ số lương là gì và cách tính lương theo hệ số như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào HappyTime để sử dụng miễn phí phần mềm hỗ trợ tổng hợp ngày công, tính lương ngay từ hôm nay.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime