Giá trị cốt lõi (core values) là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt của các doanh nghiệp và tổ chức. Giá trị cốt lõi cũng chính là tính cách của doanh nghiệp, những nét đặc trưng của doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua từng thành viên của tổ chức. Giá trị cốt lõi là một trong những cụm từ khá quen thuộc trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, chưa hẳn nhiều bạn đã thực sự hiểu về giá trị cốt lõi là gì. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay về vấn đề này nhé.

Giá trị cốt lõi là gì?

Có khá nhiều khái niệm về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Tuy vậy, bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng:

Giá trị cốt lõi chính là những nội dung được nêu rõ ràng về sứ mệnh, tầm nhìn, nguyên tắc của tổ chức nào đó. Với các giá trị đó, mọi người trong tổ chức sẽ thống nhất theo một triết lý hoạt động để làm việc, phục vụ cho khách hàng, cộng đồng.

Hiểu về giá trị cốt lõi là gì giúp bạn định hướng doanh nghiệp tốt hơn
Hiểu về giá trị cốt lõi là gì giúp bạn định hướng doanh nghiệp tốt hơn

Bạn cũng có thể hiểu rằng, giá trị cốt lõi chính là những nguyên tắc, ưu tiên hướng dẫn hành động của tổ chức. Khái niệm này đại diện cho nền tảng, niềm tin sâu sắc và giúp một tổ chức điều hướng được các tình huống phức tạp nhưng không làm mất đi bản sắc, văn hóa của tổ chức đó.

4 yếu tố làm nên giá trị cốt lõi là gì?

Để có thể tạo dựng được giá trị cốt lõi hiệu quả cho doanh nghiệp, bạn nên lưu ý về 4 yếu tố như sau:

Dẫn đầu với tuyên bố tầm nhìn

Một tuyên bố tầm nhìn lý tưởng, phù hợp sẽ tác miêu tả được sự ảnh hưởng của tổ chức, tầm nhìn với khách hàng, xa hơn là với thế giới. Trước khi bạn nêu rõ được những giá trị hiệu quả của tổ chức, bạn cần nghĩ về tác động mà tổ chức của bạn mang đến với khách hàng, xã hội xung quanh là gì. Hãy ghi lại tóm tắt về những điều đó.

Giữ cho giá trị của bạn là duy nhất

Giá trị công ty hiệu quả phải là “duy nhất đối với công ty và trải nghiệm của nhân viên”. Thật dễ dàng hơn khi ẩn mình sau những giá trị thâm thúy, sâu rộng nghe có vẻ tuyệt vời nhưng không thực sự áp dụng cho nhân viên của bạn.

Vì vậy, nếu bạn là một tổ chức hoạt động vì lợi nhuận 100%, hãy nắm lấy điều đó. Sử dụng các giá trị của bạn để đảm bảo bạn sẽ tìm kiếm được những nhân sự có cùng suy nghĩ và theo cách độc đáo.

Các giá trị nên đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ

Sẽ không hiệu quả nếu bạn tạo ra một bộ giá trị hoàn hảo nhưng không ai trong công ty, khách hàng của bạn có thể ghi nhớ được chúng. Hãy đưa ra những giá trị ngắn gọn, trọng tâm và đơn giản. Đôi khi những giá trị hiệu quả lại chỉ là một câu văn dễ nhớ trong cuộc sống, làm việc hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thể hướng dẫn cho đội nhóm tốt hơn.

Luôn phát triển giá trị theo thời gian

Khi công ty của bạn phát triển, những giá trị bạn đã viết ban đầu có thể không hoàn toàn phù hợp với tốc độ phát triển mà tổ chức đang đạt được. Khi các cơ hội và thách thức mới nảy sinh, bạn có thể cần phải cập nhật các giá trị cho tổ chức của mình để phù hợp hơn.

Tại sao giá trị cốt lõi của doanh nghiệp lại quan trọng?

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là 5 lý do vì sao đây lại là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải tạo dựng ngay từ khi doanh nghiệp của bạn mới bắt đầu:

Là định hướng để nhân viên đưa ra quyết định đúng đắn

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên hiểu được doanh nghiệp đang đại diện cho điều gì. Từ đó, họ sẽ có sự hướng dẫn, cảm giác an toàn hơn trong công việc của mình. Điều này giúp họ đưa ra được quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp. 

Hơn nữa, có một tập hợp các giá trị công ty được xác định rõ ràng cung cấp một định hướng đạo đức để hướng dẫn nhân viên trong những thời điểm khó khăn. Theo thống kê, có đến 76% nhân viên tin rằng các mục tiêu kinh doanh, giá trị công ty được xác định rõ ràng giúp trau dồi văn hóa làm việc tích cực (Bultin).

Giá trị cốt lõi giúp nhân viên có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn
Giá trị cốt lõi giúp nhân viên có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn

Giúp cải thiện sự giao tiếp của nhân viên trong tổ chức

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công ty tốt hơn, cải thiện sự hài lòng của nhân viên và tăng sự gắn kết của nhân viên. Khi người lao động hiểu rõ về giá trị của doanh nghiệp, bạn có thể cải thiện được sự giao tiếp nội bộ bên trong của tổ chức mình tốt hơn. 

Khảo sát của Businesswire cho thấy rằng, có đến 89% các nhà lãnh đạo nhân sự tin rằng phản hồi của đồng nghiệp thường xuyên nâng cao văn hóa tổ chức của họ. Một khảo sát khác từ FleishmanHillard cũng cho thấy rằng, có đến 67% nhân viên cần sự giao tiếp nhiều hơn, tốt hơn từ đồng nghiệp, người quản lý của họ.

Tác động đến động lực, sự gắn bó của nhân viên

Khi giao tiếp với nhân viên của bạn được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi của công ty, nó sẽ giúp thúc đẩy động lực và sự gắn bó của nhân viên. Một số thống kê sau đây sẽ chứng minh vì sao giá trị, văn hóa công ty sẽ ảnh hưởng đến động lực, sự gắn bó của nhân viên:

  • Từ Forbes: Có đến hơn 50% CEO, CFO cho rằng, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng suất, sự sáng tạo, lợi nhuận, giá trị và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Pivotal Advisors: 47% người tìm việc cho biết rằng văn hóa công ty là một trong những lý do thúc đẩy họ tìm kiếm công việc mới.
  • Jobvite: Có đến 15% ứng viên từ chối lời mời làm việc với nguyên nhân xuất phát từ giá trị, văn hóa công ty.
  • TINYpulse: Nhân viên không thích văn hóa của công ty họ có nguy cơ bỏ việc cao hơn 24%.

Ngoài giá trị cốt lõi, động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, gắn bó lâu dài hơn còn đến từ trải nghiệm nhân viên mà họ nhận được. Khi có trải nghiệm tốt, nhân viên của bạn có thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu cao hơn 2.5 lần so với bình thường (Avanade).

Để có thể gia tăng trải nghiệm nhân viên theo hướng tích cực hơn, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ứng dụng chấm công HappyTime. Đây là một trong những phần mềm giúp doanh nghiệp có thể tinh gọn được quá trình chấm công, tính lương, thưởng, các thủ tục hành chính rườm rà, tốn quá nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, sự minh bạch trong các thông tin của HappyTime, hệ thống Gamification hấp dẫn, tính năng hỗ trợ truyền thông nội bộ,… cũng giúp doanh nghiệp cải thiện được trải nghiệm nhân sự tốt hơn. Từ đó giúp họ thoải mái hơn trong công việc và tạo được nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

Giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn

Bên cạnh việc ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, giá trị công ty còn có ảnh hưởng đến khách hàng, đối tác của bạn.Giá trị công ty sẽ thể hiện rõ bản sắc của thương hiệu, giáo dục khách hàng hiểu hơn về những gì công ty đại diện. Một tập hợp bao gồm nhiều giá trị doanh nghiệp tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh cao.

Giúp quá trình marketing và truyền thông nội bộ hiệu quả hơn

Để thực hiện được hoạt động marketing và truyền thông nội bộ hiệu quả, những bộ phận này cần phải hiệu về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Để trở nên đáng tin cậy, thông tin nội bộ và bên ngoài của doanh nghiệp phải nhất quán. Các công ty không đặt ra các giá trị công ty rõ ràng thường gặp khó khăn với các chiến lược truyền thông của họ.

Giá trị công ty giúp quá trình truyền thông nội bộ hiệu quả hơn
Giá trị công ty giúp quá trình truyền thông nội bộ hiệu quả hơn

Top những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Phần tiếp theo đây của bài viết sẽ giới thiệu đến bạn một số giá trị cốt lõi của các thương hiệu lớn để bạn tham khảo thêm. 

Những giá trị cốt lõi tham khảo

Việc xây dựng giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp thường cần sự thống nhất, thấu hiểu của đội ngũ lãnh đạo với tổ chức, doanh nghiệp đó. Từ đó sẽ có thể tổng hợp, tạo ra những giá trị cốt lõi phù hợp. Tuy vậy, nếu bạn vẫn chưa biết nên lựa chọn những giá trị nào, một vài cụm từ có thể giúp bạn có “ý tưởng” tốt hơn:

  1. Sự táo bạo.
  2. Sự toàn vẹn.
  3. Trung thực.
  4. Lòng tin.
  5. Trách nhiệm.
  6. Sự cam kết với khách hàng.
  7. Sự đam mê.
  8. Vui vẻ – hạnh phúc.
  9. Khiêm tốn.
  10. Học tập liên tục.
  11. Quyền sở hữu.
  12. Sự cải tiến liên tục.
  13. Khả năng lãnh đạo.
  14. Sự đa dạng.
  15. Sự đổi mới.
  16. Sự đơn giản.
  17. Sự liều lĩnh.
  18. Giá trị dành cho khách hàng.

Ví dụ về giá trị cốt lõi của các thương hiệu lớn

Bên cạnh những giá trị tham khảo trên, bạn cũng có thể tham khảo một số giá trị cốt lõi đến từ các thương hiệu lớn khác trên thế giới như sau:

Google

Trên Google’s philosophy page, thương hiệu này đã cung cấp 10 giá trị mà họ theo đuổi. Dịch nghĩa cụ thể như sau:

  • Tập trung mọi vấn đề vào người dùng và những yếu tố khác sẽ theo sau.
  • Nhanh hơn là chậm.
  • Hãy làm tốt một thứ và phải thực sự tốt với thứ đó.
  • Dân chủ trong mọi công việc liên quan đến web.
  • Bạn không cần phải có mặt tại bàn làm việc để tìm kiếm câu trả lời.
  • Bạn có thể kiếm tiền mà không cần làm bất kỳ điều xấu nào.
  • Luôn có nhiều thông tin hơn ở ngoài kia.
  • Nhu cầu thông tin đang vượt qua mọi biên giới.
  • Bạn có thể nghiêm túc ngay cả khi không cần bộ vest nào.
  • Tuyệt vời thôi là chưa đủ.

Coca-cola

Coca-cola thể hiện sự mệnh, giá trị cốt lõi và sự đa dạng của mình trên trang web Global Diversity Mission của mình. Theo đó, nhãn hàng này có 7 giá trị như sau:

  • Khả năng lãnh đạo: Sự can đảm sẽ định hình tương lai tốt đẹp hơn.
  • Hợp tác: Đòn bẩy để có được thiên tài trong tập thể.
  • Tính chính trực: Hãy thực tế trong công việc.
  • Trách nhiệm: Nếu có sẽ tùy thuộc vào tôi.
  • Đam mê: Dấn thân với trái tim và khối óc cam kết.
  • Sự đa dạng: Bao hàm cho các thương hiệu của chúng tôi.
  • Chất lượng: Biết những gì chúng tôi phải làm và làm tốt nó.

Canva

Giá trị cốt lõi của Canva – website chỉnh sửa hình ảnh nổi tiếng gồm 4 điều như sau:

  • Biến điều phức tạp trở nên đơn giản hơn: Hướng đến giải pháp đơn giản, thực dụng, hiệu quả cho mọi vấn đề. Hãy nghĩ đến người dùng của bạn.
  • Đặt mục tiêu lớn điên rồ và biến chúng thành hiện thực: Hãy đặt mục tiêu đầy tham vọng, ưu tiên, tăng tốc thực hiện và ăn mừng thành công.
  • Động lực vì điều tốt đẹp: Làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn qua các hành động tích cực, hòa nhập, đa dạng.
  • Trao quyền cho người khác: Trao quyền để người khác đạt được mục tiêu của họ, trên phạm vi toàn cầu và ngay trong Canva.

Microsoft

Giá trị cốt lõi của Microsoft sẽ bao gồm 3 điều như sau:

  • Sự tôn trọng: Chúng tôi nhận thấy rằng suy nghĩ, cảm xúc, hoàn cảnh xuất thân của người khác cũng quan trọng như của chính chúng ta.
  • Chính trực: Chúng tôi trung thực, đạo đức, đáng tin cậy.
  • Trách nhiệm giải trình: Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định, hành động, kết quả của mình.
Nhà lãnh đạo cần hiểu về doanh nghiệp để tìm được giá trị phù hợp
Nhà lãnh đạo cần hiểu về doanh nghiệp để tìm được giá trị phù hợp

Trên đây là những thông tin liên quan đến giá trị cốt lõi là gì, top những giá trị cốt lõi mà bạn có thể tham khảo. Bạn cũng có thể truy cập vào HappyTime và trải nghiệm ngay từ hôm nay. Hiện tại, HappyTime vẫn đang cung cấp miễn phí ứng dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhân sự nhỏ và vừa sử dụng.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime