Các loại hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng nhằm hai mục đích chính là mau chóng đạt được mục tiêu kinh doanh và gắn kết các thành viên trong tổ chức. Vậy, làm sao để chọn được một mô hình văn hóa phù hợp nhất để doanh nghiệp phát triển được bền bỉ?

Xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp là một bài toán khó. Để xác định được hướng đi phù hợp cho tổ chức, nhà quản trị cần tìm hiểu các mô hình văn hóa khác nhau. Cùng Blog HappyTime khám phá ngay các loại hình văn hóa trong doanh nghiệp tại bài viết này nhé!

Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Vai trò của hệ giá trị văn hóa trong vận hành doanh nghiệp

Glassdoor – Nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới đã từng khảo sát và nhận định:

Đến 77% ứng viên sẽ cân nhắc văn hóa của một doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển; Đến 56% người lao động coi trọng văn hóa doanh nghiệp hơn là mức lương.

Không sai! Người lao động dành ít nhất 8 tiếng mỗi ngày ở công ty, 2/3 thời gian hoạt động trong ngày của họ để làm việc. Vậy nên không ai muốn bản thân bị vắt kiệt năng lượng tinh thần tại nơi đó cả!

Đã đi làm, ai ai cũng muốn đó là một nơi thoải mái, dễ chịu, có đầy đủ cơ sở vật chất hỗ trợ công việc, đồng nghiệp thân thiện, lãnh đạo có tầm. Tất cả những yếu tố đó gọi chung là trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp.

Nếu họ không có được trải nghiệm tích cực, sớm muộn gì họ cũng rời bỏ doanh nghiệp để đi tìm “bến đỗ” mới. Thậm chí, họ còn để lại những phản hồi tiêu cực về doanh nghiệp, hoặc là phản bội lãnh đạo để “đầu quân” cho đơn vị đối thủ.

Trong khi nhân sự của một doanh nghiệp là bộ phận nòng cốt quyết định sự thành bại của chiến lược kinh doanh. Nếu không thể xây dựng một văn hóa chuyên nghiệp và tích cực, doanh nghiệp sẽ khó lòng giữ chân được các nhân tài.

Tìm hiểu thêm: Tầm Quan Trọng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Dành Cho Nhà Quản Lý

Tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phần lớn các tổ chức đã nhận thức được vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có sự đầu tư phù hợp để thực sự đạt được những hiệu quả nhất định. Có lẽ vì họ vẫn ưu tiên những sự đầu tư ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn.

Theo một khảo sát của Blue C – Đơn vị tư vấn văn hóa doanh nghiệp, có hơn 55% doanh nghiệp tại Việt Nam thừa nhận không có ngân sách riêng cho văn hóa, 46% doanh nghiệp chưa từng khảo sát hoặc đo lường hệ thống giá trị văn hóa.

Trong khi văn hóa doanh nghiệp có thể đạt đến 30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không sớm nhận thức về vai trò của văn hóa và bắt tay vào xây dựng hệ giá trị ngay thì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ vô vàn cơ hội đột phá kinh doanh.

Các loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng

Để xác định mô hình văn hóa trong doanh nghiệp, giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn (Đại học Michigan) đã xây dựng một Bộ công cụ chẩn đoán văn hóa doanh nghiệp có tên OCAI – Organizational Culture Assessment Instrument.

Bộ công cụ này chia các loại hình văn hóa doanh nghiệp thành 4 nhóm chính: Gia đình, Thứ bậc, Thị trường và Sáng tạo. Hãy cùng HappyTime tìm hiểu về 4 mô hình văn hóa này để áp dụng và cải thiện hệ giá trị văn hóa cho chính doanh nghiệp của mình nhé!

Mô hình văn hoá gia đình

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Vận hành doanh nghiệp theo mô hình gia đình

Đặc trưng của mô hình văn hóa gia đình là một môi trường làm việc thân thiện, chú trọng sự đồng thuận và khả năng làm việc nhóm của nhân viên. Đây là mô hình có tính hợp tác rất cao, ít cạnh tranh nhất trong các loại hình văn hóa doanh nghiệp.

Loại hình này có tính khép kín, phù hợp với các công ty nhỏ. Người lãnh đạo là chủ gia đình, có trách nhiệm chăm lo cho nhân viên, đồng thời yêu cầu sự trung thành từ nhân viên. Nhân sự lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm hơn thì nắm giữ vị trí then chốt, có quyền hành nhất định.

  • Ưu điểm: Loại hình văn hóa gia đình thúc đẩy sự gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Dựa trên lòng trung thành và các giá trị văn hóa truyền thống.
  • Nhược điểm: Mô hình này kìm hãm sự sáng tạo và khả năng phát triển của từng thành viên. Nhân sự trẻ dễ bị mất động lực, không có tinh thần cống kiến do nhân sự lớn tuổi đã kiểm soát tất cả.

Mô hình văn hóa gia đình thường gặp nhất ở các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Các công ty Nhật thường cung cấp dịch vụ giá rẻ cho nhân viên của mình. Tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, hỗ trợ con cái và các thành viên khác trong gia đình của nhân viên.

Mô hình văn hoá thị trường

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên

Đặc trưng của loại hình văn hóa thị trường là tập trung vào kết quả công việc. Mỗi nhân viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình với doanh nghiệp. Nhờ vậy, họ cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Loại hình này phù hợp với các tổ chức/dự án tạm thời, làm việc theo nhóm nhỏ lẻ. Vì thế, các thành viên thường không tương tác nhiều với nhau, thậm chí ngừng kết nối với nhau khi dự án đã kết thúc.

  • Ưu điểm: Mô hình văn hóa này thúc đẩy sự bình đẳng giữa các thành viên. Khuyến khích sự chủ động, tinh thần tự giác và không ngừng học hỏi ở từng nhân viên.
  • Nhược điểm: Các nhân viên trong nhóm không có sự gắn kết và khăng khít, thường tách rời nhau ra khi kết thúc công việc nhóm.

Lấy ví dụ về tổ chức hoạt động với mô hình văn hóa thị trường. NASA – Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia chính là nơi sử dụng các nhóm dự án làm trong tàu thăm dò vũ trụ. Ở đây, mỗi thành viên đều có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau.

Mô hình văn hóa sáng tạo

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Mô hình văn hóa áp lực và cạnh tranh nhất

Giá trị cốt lõi của mô hình văn hóa sáng tạo nằm ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng. Nhà quản trị khuyến khích nhân viên làm việc với tư duy tiến bộ, không ngại rủi ro, không ngừng đổi mới để phát huy tối đa giá trị tiềm lực.

Thường thì các doanh nghiệp làm về Marketing và công nghệ sẽ áp dụng loại hình văn hóa này. Do nó yêu cầu sự sáng tạo và đổi mới không ngừng. Không áp lực về thứ bậc của nhân viên trong doanh nghiệp, mà mọi sự đóng góp đều được tôn trọng.

  • Ưu điểm: Mỗi nhân viên được tự do lao động, không bị ràng buộc bởi các quy trình. Có cơ hội nâng cấp kiến thức, phát huy tối đa năng lực của bản thân.
  • Nhược điểm: Trong các loại hình văn hóa doanh nghiệp, đây là mô hình áp lực nhất do tính cạnh tranh rất cao, thiếu tinh thần teamwork. Nếu không có kế hoạch truyền thông khéo léo, không đãi ngộ tương xứng thì rất dễ gây đứt gãy kết nối nội bộ.

Điển hình các công ty áp dụng mô hình văn hóa sáng tạo là Meta (Facebook), Apple, Google. Ở đây, không có nhân viên nào bị bó buộc bởi các quy trình và thủ tục rườm rà. Họ có vô vàn cơ hội để tự phát triển bản thân tới ngưỡng cao nhất.

Mô hình văn hóa thứ bậc

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Sự kiểm soát và quy củ được đặt ra bởi thứ bậc

Trong các loại hình văn hóa doanh nghiệp, văn hóa thứ bậc là quy củ và nghiêm khắc nhất. Các cơ quan nhà nước, nhà máy, bệnh viện,… thường là nơi áp dụng mô hình văn hóa này, nhằm hướng đến sự phát triển ổn định về lâu về dài.

Với mô hình này, các doanh nghiệp đều được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống thứ bậc. Lãnh đạo là người đưa ra mọi quyết định. Còn nhân viên có nhiệm vụ là tuân theo tất cả các quyết định đó, không có sự tác động ngược lại nào.

  • Ưu điểm: Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sớm đi vào quy trình, thống nhất cách làm việc và vận hành một cách ổn định, bền vững.
  • Nhược điểm: Hạn chế khả năng học hỏi và sự sáng tạo của nhân viên. Bất kể sự thay đổi nào diễn ra cũng tốn rất nhiều thời gian để được cấp quản lý phê duyệt. Các thủ tục hết sức phức tạp.

Đức là quốc gia áp dụng mô hình văn hóa thứ bậc rộng rãi nhất. Bởi đặc trưng của họ là không thích sự bất ngờ. Tất cả mọi thứ đều cần tuân theo nguyên tắc nhất định để hạn chế các tình huống phát sinh.

Tìm hiểu thêm: 5 Dạng Văn Hóa Doanh Nghiệp Đặc Trưng Nhà Quản Lý Cần Biết

Nên chọn các loại hình văn hóa doanh nghiệp nào?

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Nên lấy nhân sự làm giá trị trọng tâm

Bất kể mô hình văn hóa nào cũng đều nhằm mục tiêu vận hành doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và tạo ra nhiều giá trị thiết thực. Tuy nhiên, chọn loại hình văn hóa nào còn tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới.

Ở thị trường Việt Nam nơi mà thế hệ Z đang dần trở thành lực lượng lao động chính. Và kỷ nguyên số đang thống trị mọi ngóc ngách của nền công nghiệp. Có thể thấy, một văn hóa doanh nghiệp lấy nhân sự làm trọng tâm sẽ có được sự phát triển bền vững hơn.

Chúng ta có thể chọn lựa duy nhất một loại hình văn hóa, hoặc kết hợp các loại hình văn hóa doanh nghiệp với nhau. Miễn sao tạo nên được một môi trường làm việc năng động, thân thiện và tích cực. Thì ở đó, sẽ còn có nhiều đột phá được khởi nguồn.

Tìm hiểu thêm: Trải Nghiệm Số Của Nhân Viên Trong Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

HappyTime – Ứng dụng hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Ứng dụng chấm công online HappyTime là một giải pháp hoàn hảo giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng mô hình văn hóa được bền vững. Với những tính năng hết sức tiện lợi và thiết thực như:

cac-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-happytime
Ứng dụng HappyTime vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững
  • Chấm công trực tuyến
  • Theo dõi giờ làm trực tuyến
  • Soạn, gửi và xét duyệt đơn từ online
  • Xếp hạng nhân viên dựa trên số công và giờ chấm công
  • Game thúc đẩy tinh thần nhân viên trong giờ làm…

HappyTime hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp bạn tạo dựng nền văn hóa thân thiện, tích cực, chủ động, tự giác. Nhân sự của công ty nắm toàn bộ thông tin về mức lương theo công chuẩn hàng tháng. Được khích lệ tinh thần để làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Đồng thời, hệ thống quản trị của doanh nghiệp cũng được tối giản, lược bớt các thủ tục rườm rà. Nhờ vậy, hoạt động vận hành diễn ra nhanh gọn, trơn tru hơn, lại không tiêu tốn nhiều chi phí vào nhân lực quản trị.

Tìm hiểu thêm: 5 Đặc Điểm Nổi Bật Của Phần Mềm Chấm Công Online HappyTime

Với nền tảng công nghệ tiên tiến HappyTime, các loại hình văn hóa doanh nghiệp sẽ phát huy được hết những giá trị mà nó mang lại. Thúc đẩy sự gắn kết, tăng cường trải nghiệm của nhân viên, cải thiện hiệu suất làm việc của toàn doanh nghiệp. Để thử nghiệm ứng dụng hữu ích này, bạn hãy tải app HappyTime và trải nghiệm hệ thống quản lý nhân sự hiện đại nay nhé!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime