Truyền thông nội bộ là công tác mà bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, công ty, đoàn thể nào cũng cần có. Để thực hiện một cách hiệu quả, các công ty cần xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ cho đơn vị mình. Bài viết sau đây của Happy Time sẽ đem đến những thông tin bạn cần biết về hoạt động này. 

Tại sao cần xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ?

Tham khảo thêm:

>> Cách lập kế hoạch truyền thông nội bộ chi tiết nhất từ A-Z

>> Văn hóa doanh nghiệp là gì – Tất tần tật về văn hóa tổ chức

>> 5 dạng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng nhà quản lý cần biết

lên kế hoạch truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ là một hoạt động truyền đạt thông tin giữa các thành viên, các phòng ban trong công ty với nhau

Truyền thông nội bộ là một hoạt động truyền đạt thông tin giữa các thành viên, các phòng ban trong công ty với nhau, nhằm xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên với nhau và với lãnh đạo. 

Để hiểu rõ tại sao cần xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số lợi ích dưới đây:

Giúp nhân viên gắn kết với sứ mệnh, giá trị, mục tiêu chung

Một hoạt động truyền thông nội bộ hiệu quả không chỉ mang tính chất thông báo tin tức một chiều, mà có thể giúp nhân viên hiểu định hướng công ty đang hướng tới, theo đó gắn kết mình  với sứ mệnh, giá trị, mục tiêu chung. Khi người lao động hiểu được vị trí của mình và gắn kết với mục tiêu chung của tổ chức.

Gắn với ý nghĩa truyền thông, truyền thông nội bộ chính là quá trình đưa ra những thông tin công việc, truyền tải thông điệp và tầm nhìn của lãnh đạo công ty tới tất cả nhân viên. Công tác này góp phần quan trọng trong sự gắn kết phát triển của nhân viên với công ty. 

Tạo mối quan hệ tin tưởng, trao đổi hai chiều 

Tác dụng tích cực mà truyền thông nội bộ mang lại nữa là tạo dựng được mối quan hệ tin tưởng và trung thành của cả đôi bên. Bởi lẽ việc truyền thông nội bộ là “kênh giao tiếp” hai chiều giữa nhân viên và cấp lãnh đạo. Cấp trên có thể thông qua truyền đạt thông tin nội bộ để định hướng của công ty giúp nhân viên hiểu và nhận thức rõ yêu cầu công việc và quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Ngược lại cấp trên cũng nắm rõ tình hình nhân viên để có những kế hoạch, chiến lược hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành công ty.

Việc trao đổi hai chiều này tạo cảm giác được lắng nghe và chia sẻ, qua đó giúp nhân viên thêm tin và gắn bó với công ty hơn.

Gia tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc

Qua truyền thông nội bộ, lãnh đạo có thể chia sẻ thông tin nhanh chóng và chính xác, giúp tiến độ hoạt động và năng suất của doanh nghiệp đạt kết quả cao hơn. Nhân viên sẽ thấy được giá trị của bản thân, được lắng nghe và được trọng dụng. Từ đó tạo sự thu hút, tăng sức sáng tạo, đưa ra nhiều hơn những ý tưởng tạo đột phá. 

 4 lỗi thường gặp khi lập kế hoạch truyền thông nội bộ

cách lập kế hoạch truyền thông nội bộ chi tiết
Lên kế hoạch truyền thông trong doanh nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ càng

Kế hoạch truyền thông nội bộ là phương tiện truyền tải thông tin, ý tưởng, kết nối nhân viên và cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết, người lập kế hoạch thường dễ mắc phải các lỗi như sau:

Sử dụng phỏng đoán để đo lường

Khi đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch truyền thông nội bộ, người xây dựng kế hoạch rất dễ mắc lỗi chủ quan là dùng suy nghĩ thay vì định lượng thực tế. Từ đó, không đánh giá được kế hoạch truyền thông này có thực sự tốt hay không để thực hiện tiếp hay xây dựng mới.

Việc này giống như một đoàn tàu bị lệch đường ray, có thể dẫn tới nhiều hướng đi mà doanh nghiệp không lường trước được, giảm giá trị của kế hoạch truyền thông nội bộ.

Thông điệp khó tiếp cận

Các thông điệp truyền thông nội bộ khi truyền tải hoặc chia sẻ đôi khi được truyền đạt bằng hình thức quá phức tạp, quá nhiều khiến người nghe khó có thể hiểu được thông điệp mà người người nói muốn truyền tải. 

Điều đó vô tình làm giảm hoặc mất giá trị của truyền thông nội bộ, gay ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ, những nội dung nên được đơn giản hóa, không nên quá nhiều hay quá phức tạp.

Thiếu gắn kết trong khâu triển khai

Lên kế hoạch là một chuyện còn thực hiện kế hoạch đó như thế nào lại đòi hỏi ở người áp dụng lắng nghe và thấu hiểu ra sao.

Mỗi cá nhân trong công ty là một bản thể khác nhau có suy nghĩ khác nhau, chưa kể đến giữa các cấp với nhau thường có khoảng cách. Vì vậy việc tạo tính gắn kết trong khâu triển khai là lỗi mà thường xuyên gặp khi lập kế hoạch truyền thông nội bộ nhưng lại rất cần thiết.

Sử dụng các từ ngữ cá nhân, thái độ giao tiếp

Tìm hiểu thêm:

>> 5 lợi ích của thực hiện 5S tại nơi làm việc cho doanh nghiệp

>> Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp dành cho nhà quản lý

>> Nắm bắt thông tin mới nhất về xu hướng quản trị nhân sự thời đại số

văn hóa doanh nghiệp phổ biến
Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Điều cuối thường gặp khiến truyền thông nội bộ không hiệu quả là việc sử dụng từ ngữ và thái độ khi giao tiếp. Đặc biệt khi trao đổi giữa cấp trên với cấp dưới, việc sử dụng từ ngữ, thái độ mang tính “bề trên”, “bề dưới”. Việc này rất cần được lưu ý để truyền thông nội bộ đạt được kết quả tích cực nhất.

Kế hoạch truyền thông nội bộ mẫu chi tiết

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng về hoạt động, cơ cấu tổ chức… cho nên phương thức truyền thông nội bộ cũng khác nhau. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức truyền thông như: Truyền thông trực tiếp hoặc truyền thông online. 

Trong đó, đối với truyền thông online, người làm truyền thông cần xây dựng các kế hoạch riêng cho từng kênh truyền thông. Cụ thể:

  • Facebook: kế hoạch truyền thông fanpage
  • Youtube: làm clip, TVC…
  • Website: Truyền thông qua banner, quảng cáo GDN…

Chúng tôi xin cung cấp bản kế hoạch truyền thông nội bộ mẫu làm khung sườn để các bạn xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp mình.

Mẫu kế hoạch truyền thông nội bộ tham khảo
Mẫu kế hoạch truyền thông nội bộ tham khảo

Kết luận 

Nhìn chung, việc lập kế hoạch truyền thông nội bộ bài bản và toàn diện giúp gia tăng trải nghiệm của nhân viên. Do đó, nhà quản lý có thể cải thiện bằng những hoạt động thường ngày nhỏ nhất, ví dụ như hình thức chấm công.

Có thể nói, thay thế cách thức chấm công truyền thông bằng cách sử dụng phần mềm chấm công Happy Time đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Bởi lẽ, nó không chỉ đem lại sự tiện lợi cho nhân viên mà còn giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi thông tin chấm công tính lương luôn được công khai.

Hy vọng với những nội dung chia sẻ ở trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về kế hoạch truyền thông nội bộ cho đơn vị mình.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime