Các chế độ đãi ngộ tài chính và phi tài chính hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng như chiến lược giữ chân nhân tài. Hãy cùng Blog HappyTime so sánh đãi ngộ tài chính và phi tài chính khác nhau như thế nào nhé.

Chính sách đãi ngộ là gì?

Chính sách đãi ngộ hay chế độ đãi ngộ cho nhân viên là những khoản lợi ích bằng tiền trực tiếp hoặc các giá trị, chương trình giúp nhân viên thỏa mãn nhu cầu xã hội, tâm lý,… Mục đích của chính sách đãi ngộ nhân viên là giúp doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên điều kiện làm việc tốt nhất, từ đó giúp họ có thể làm việc hiệu quả hơn. 

Chế độ đãi ngộ đang là một chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên
Chế độ đãi ngộ đang là một chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên

Ngoài ra, chính sách đãi ngộ cũng mang lại chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp. Theo AICPA – Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ, có đến 80% nhân viên sẽ lựa chọn công việc có nhiều chế độ đãi ngộ và phúc lợi so với những công việc tương tự. Chính sách đãi ngộ tốt cũng giúp doanh nghiệp có thể tăng mức độ trung thành lên đến 60% (Aflac), tăng mức độ tập trung cho nhân viên, giúp họ làm việc năng suất cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các dạng phúc lợi linh hoạt phổ biến cho nhân viên

So sánh đãi ngộ tài chính và phi tài chính tổng quát

Chế độ đãi ngộ là những Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất khi bạn so sánh đãi ngộ tài chính và phi tài chính chính là yếu tố tài chính trực tiếp và không trực tiếp. Trong đó:

  • Đãi ngộ tài chính: Là những lợi ích, phúc lợi được đo lường bằng tiền hoặc cung cấp bằng tiền trực tiếp.
  • Đãi ngộ phi tài chính: Là những lợi ích, phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tâm lý và tình cảm của nhân viên và không thể đo lường bằng tiền.

Để hiểu hơn về sự khác nhau khi so sánh đãi ngộ tài chính và phi tài chính là như thế nào, hãy theo dõi về những loại đãi ngộ tài chính và phi tài chính là gì. Cụ thể sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.

Các chế độ đãi ngộ tài chính là gì?

Các chế độ đãi ngộ tài chính là những chính sách trực tiếp bằng tiền. Hiểu đơn giản là có thể sử dụng tiền để đo lường chính sách đó. Bao gồm như tiền lương, thưởng, hoa hồng, chia sẻ lợi nhuận, phụ cấp,… Cụ thể như sau:

Lương và phụ cấp

Lương là một trong những động lực chính để nhân viên đi làm và ở lại với doanh nghiệp. Trong khi đó, phụ cấp lương là những khoản tiền được doanh nghiệp sử dụng để bù đắp cho các yếu tố, điều kiện, tính chất phức tạp trong quá trình lao động, làm việc của nhân viên. Ví dụ như các khoản phụ cấp ăn trưa, phụ cấp độc hại, phụ cấp sinh hoạt, các gói bảo hiểm – chăm sóc sức khỏe… 

Một khảo sát của Glassdoor cho thấy rằng, khi mức lương cơ bản tăng 10% dẫn đến khả năng nhân viên ở lại công ty cho vai trò tiếp theo của họ tăng 1,5% thay vì chuyển đi. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của PWC cho thấy rằng, có đến 44% nhân viên cho biết lương là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể thu hút được nhân tài tốt hơn.

Theo Harvard Business Review, việc tăng lương cao hơn mức thị trường sẽ là một động lực thúc đẩy quan trọng cho nhân viên. Một nghiên cứu khác của tổ chức này cũng cho thấy, khi một công ty tăng lương bất ngờ, người lao động có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết. 

Các khoản tiền thưởng

Các khoản thưởng là một trong những chính sách đãi ngộ tài chính phổ biến nhất hiện nay. Các khoản thưởng có thể bằng tiền mặt trực tiếp hoặc được gộp vào phần thanh toán lương của nhân viên. Một số loại tiền thưởng thường được áp dụng như:

  • Tiền thưởng theo hiệu suất: Được chi trả khi nhân viên đạt xếp hạng cao hoặc hiệu suất làm việc của họ xuất sắc.
  • Các khoản tiền thưởng cuối năm, thưởng ngày lễ, Tết, các dịp đặc biệt của doanh nghiệp.
  • Tiền thưởng nóng cho những dịp công ty đạt doanh số cao hoặc đạt được những mục tiêu quan trọng.
Thưởng là một chế độ đãi ngộ tài chính được áp dụng phổ biến
Thưởng là một chế độ đãi ngộ tài chính được áp dụng phổ biến

 Chia sẻ lợi nhuận

Chia sẻ lợi nhuận là một trong những chế độ ưu đãi bằng tài chính đang được các doanh nghiệp áp dụng. Chia sẻ lợi nhuận mang đến cho nhân viên của doanh nghiệp một tỷ lệ phần trăm về những lợi nhuận của tổ chức ngoài khoản tiền lương của họ. Chế độ đãi ngộ này một trong những công cụ hấp dẫn để giữ chân nhân viên. Chính sách đãi ngộ này cũng sẽ giúp bạn tạo động lực tốt hơn cho nhân viên, khuyến khích tinh thần gắn kết đội nhóm trong doanh nghiệp.

Trợ cấp hưu trí

Trợ cấp hưu trí là những yếu tố tài chính mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để giúp nhân viên của mình có kế hoạch nghỉ hưu an toàn và phù hợp hơn. Khi thực hiện những kế hoạch trợ cấp hưu trí này, bạn có thể giúp nhân viên tiết kiệm tiền của mình ngay bây giờ.

Nó cũng giúp doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế để thu hút ứng viên tài năng. Một khảo sát về tỷ lệ giữ nhân nhân viên vào năm 2022 của TIAA cho biết, những chế độ đãi ngộ – phúc lợi sẽ được nhân viên cân nhắc khi chuyển việc. Theo khảo sát này, các lợi ích về hưu trí được xếp hạng ở mức 77% trong những lợi ích mong muốn nhất của nhân viên.

Các chế độ đãi ngộ phi tài chính là gì?

Những chế độ đãi ngộ phi tài chính là các lợi ích không sử dụng tiền trực tiếp mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên. Nó thường là những phúc lợi nằm ngoài các yếu tố lương, thưởng, chế độ phụ cấp của nhân viên. Bao gồm như sau:

Cung cấp thời gian làm việc linh hoạt

Tạo cơ hội làm việc với thời gian linh hoạt đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đây là một chế độ đãi ngộ phi tài chính đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Chế độ này mang đến lợi ích như tăng mức độ gắn kết nhân viên cao hơn, sự hài lòng trong công việc của nhân viên nhiều hơn. Bên cạnh đó, thời gian làm việc cũng giúp nâng cao năng suất của nhân viên. 

Một cuộc khảo sát của Gartner với hơn 10.000 nhân viên cho biết, có đến 43% cho biết học làm việc năng suất hơn khi được cung cấp sự linh hoạt trong về thời gian. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Owl Labs và Global Workplace Analytics cũng cho biết, có đến 92% người được hỏi mong muốn được làm việc ở nhà ít nhất 1 lần/tuần với công việc của họ.

Các chương trình ghi nhận – khen thưởng

Tạo ra một nền văn hóa công nhận được mọi người trong tổ chức đang là một trong những chế độ đãi ngộ, phúc lợi giúp bạn thu hút ứng viên và giữ chân nhân tài tốt hơn. Thật vậy, theo SHRM, khi doanh nghiệp xây dựng 1% tiền lương cho các chương trình công nhận, nó tăng mức độ gắn kết nhân viên lên đến 85%. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Gallup cũng chỉ ra rằng, thiếu sự công nhận đang là lý do hàng đầu khiến nhân viên rời bỏ công việc.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp, cá nhân

Khoảng 49% người được hỏi cho biết cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng khi họ chọn nhà tuyển dụng (Theo Randstad). Để có thể cung cấp cho nhân viên những cơ hội này, doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách đãi ngộ liên quan đến đào tạo kỹ năng. Bạn cũng có thể xây dựng các chương trình cố vấn, huấn luyện đồng đẳng để thu hút ứng viên và giữ chân nhân viên lâu hơn.

Hãy cung cấp cho nhân viên của bạn cơ hội phát triển nghề nghiệp để giữ chân họ
Hãy cung cấp cho nhân viên của bạn cơ hội phát triển nghề nghiệp để giữ chân họ

Các Experiential rewards – phần thưởng trải nghiệm

Phần thưởng trải nghiệm có thể bao gồm như những lớp học kỹ năng cuộc sống (nấu ăn, cắm hoa,…), tham gia vào các cuộc đua, sự kiện thể thao tại địa phương, tham gia vào các chương trình tình nguyện,… Những chính sách đãi ngộ này cho phép doanh nghiệp tạo kết nối cảm giúp cho nhân viên của mình tốt hơn. 

Các chương trình tình nguyện có thể gắn kết mọi người lại với nhau, mang lại cho họ mục đích trong công việc. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp doanh nghiệp truyền niềm tự hào, tăng niềm tin cho nhân viên của mình. Các chương trình thể hiện sự trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp có thể khiến nhân viên của bạn tăng năng suất làm việc lên 13% (Real Leaders).

Một số đãi ngộ phi tài chính khác

Bên cạnh những đãi ngộ trên, một số chương trình đãi ngộ phi tài chính khác mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Cung cấp văn hóa – môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh: Văn hóa tổ chức và môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là một trong những yếu tố đãi ngộ phi tài chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
  • Cho phép nhân viên làm những công việc, dự án riêng, freelancer bên ngoài.
  • Cho họ thêm thời gian nghỉ phép, rút ngắn thời gian làm việc. Ví dụ như bây giờ có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức làm việc từ thứ 2 – thứ 6 thay vì từ thứ 2 – thứ 7 như trước đây.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên có thể thể hiện sự đánh giá lẫn nhau.
  •  Ghi nhận nhân viên của bạn trên mạng xã hội.

Quản lý đãi ngộ tối ưu và hiệu quả hơn

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các phần mềm quản lý đãi ngộ để giúp tối ưu và tăng hiệu quả tốt hơn. Trong đó, nổi bật có phần mềm HappyTime – một trong những nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu hiện nay. HappyTime có thể giúp doanh nghiệp:

  • Quản lý lương thưởng, các đãi ngộ tài chính dễ dàng và nhanh chóng hơn bởi tính năng chấm công – hỗ trợ tính lương. Mang đến sự minh bạch về chính sách đãi ngộ cho nhân viên.
  • Dựa vào tính năng bảng tin nội bộ, HappyTime có thể giúp doanh nghiệp truyền tải nhanh những ghi nhận, thông tin cập nhật,… liên quan đến các chế độ đãi ngộ.
  • Giúp doanh nghiệp lưu trữ hồ sơ nhân sự cơ bản hoặc những thông tin liên quan đến nhân viên, trong đó có các chế độ đãi ngộ,…
HappyTime - quản lý đãi ngộ tối ưu và tăng hiệu quả tốt hơn
HappyTime – quản lý đãi ngộ tối ưu và tăng hiệu quả tốt hơn

Hy vọng với bài viết so sánh đãi ngộ tài chính và phi tài chính của HappyTime ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về sự khác nhau của các chế độ đãi ngộ này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác cùng chuyên mục để khám phá thêm nhiều chủ đề thú vị hơn về quản trị nhân sự nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime