Những “nhân viên ngôi sao” hay người có cái tôi cao không phải quá hiếm gặp tại các doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để nhận biết nhân viên có cái tôi cao? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé.

5 dấu hiệu nhận biết nhân viên có cái tôi cao

Cái tôi (Ego) là một trong những yếu tố mà nhiều người cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công và lòng tự trọng của họ. Tuy vậy, nếu nhân viên của bạn có cái tôi cao có thể gây ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bạn có thể nhận biết nhân viên có cái tôi cao qua 5 dấu hiệu dưới đây:

Nhân viên luôn cho rằng mình đúng

Một bài báo trên tờ Simply Psychology cho rằng ““Cái tôi xem xét thực tế xã hội và các chuẩn mực, nghi thức và quy tắc trong việc quyết định cách cư xử.” Những người có cái tôi cao và không lành mạnh thường không nhìn thấy được mong muốn, nhu cầu của chính họ. Do đó, họ luôn cho rằng mình là người đúng trong mọi vấn đề. Họ sẽ trở nên tức giận nếu bị buộc tội là sai trong bất kỳ việc gì.

Nhân viên có cái tôi cao luôn cho rằng họ luôn đúng trong mọi trường hợp
Nhân viên có cái tôi cao luôn cho rằng họ luôn đúng trong mọi trường hợp

Luôn muốn nhận được nhiều hơn

Một dấu hiệu để nhận biết nhân viên có cái tôi cao tiếp theo mà bạn cần lưu ý là họ không bao giờ hài lòng. Họ luôn muốn được nhận nhiều hơn và gần như là nghiện cảm giác hưng phấn khi đạt được những thử thách, mục tiêu khó. Những người có cái tôi cao sẽ ưu tiên về yếu tố thành tích.

Do đó, những nhân viên này khó có thể chấp nhận được hoàn cảnh hiện tại của mình. Họ luôn muốn và đòi hỏi nhiều hơn trong mọi vấn đề. Ví dụ nếu đồng nghiệp khác nhận được lời khen thưởng, họ cũng muốn nhận được nó với sự hoành tráng, phần thưởng lớn hơn.

Phải chiến thắng trong mọi vấn đề

Luôn có ham muốn chiến thắng cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết nhân viên có cái tôi cao. Cái tôi lớn sẽ khiến cho những nhân viên này không chấp nhận được vấn đề mất mát. Họ luôn bị ám ảnh bởi vấn đề phải là số 1, người chiến thắng trong mọi thứ họ đang theo đuổi.

Do đó, những nhân viên có cái tôi cao sẽ làm bất kỳ điều gì để đạt được thành công, chiến thắng mà họ mong muốn. Nó sẽ bao gồm cả những hành vi tiêu cực với đồng nghiệp, tổn thương người khác. Họ cũng thích thao túng tâm lý của đồng nghiệp để đạt được lợi ích của mình.

Tìm hiểu thêm: Top 9 cách trị nhân viên cứng đầu để doanh nghiệp phát triển tốt hơn

Đòi hỏi sự công nhận liên tục

Những người tự cao tự đại thường sẽ luôn mong muốn người khác nhìn thấy điều đó. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết nhân viên có cái tôi cao tiếp theo mà bạn có thể tham khảo là họ luôn đòi hỏi sự công nhận liên tục về kỹ năng, thành tích của họ. Điều này có thể chấp nhận đối với những nhân viên có kỹ năng, thành tích thực tế. Tuy vậy, với những nhân viên thích phóng đại và khoe khoang, doanh nghiệp cần đánh giá lại.

Thiếu sự đồng cảm với xung quanh

Một người có cái tôi quá lớn cũng có thể được mô tả là một người tự ái. Do đó, những người có cái tôi cao thường sẽ luôn xem mình là trung tâm, thiếu đi sự đồng cảm, lòng trắc ẩn với những người xung quanh. Người có cái tôi quá lớn coi ý kiến ​​​​của họ là quan trọng duy nhất.

Những nhân viên có cái tôi cao cũng bị thúc đẩy bởi những gì họ tin tưởng, và sự thật không mấy quan trọng đối với họ. Sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng trắc ẩn đòi hỏi chúng ta phải buông bỏ bản ngã và sống trong thế giới của người khác. Điều này là không thể đối với nhân viên có cái tôi quá cao.

Nhân viên có cái tôi cao thiếu đi sự thấu hiểu và đồng cảm với xung quanh
Nhân viên có cái tôi cao thiếu đi sự thấu hiểu và đồng cảm với xung quanh

Một số cách nhận biết nhân viên có cái tôi cao khác

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết nhân viên có cái tôi cao, bạn cũng có thể “phát hiện” họ qua một số đặc điểm khác như sau:

  • Thường xuyên phàn nàn về những vấn đề xung quanh không thỏa mãn được cái tôi của họ.
  • Thích tranh cãi với những người xung quanh và có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp.
  • Thường xuyên bao biện, đổ lỗi cho người khác về những việc mà họ thực hiện không tốt.
  • Không thích lắng nghe những lời phê bình mang tính chất xây dựng, nhân viên có cái tôi cao thường mặc định những lời phê bình đó là đang soi mói họ.
  • Không có tính kiên nhẫn quá cao đối với những việc mất quá nhiều thời gian để hoàn thành.
  • Họ thích phán xét người khác mà không hề quan tâm đến hoàn cảnh hay những yếu tố riêng tư.

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi nhân viên chống đối? 8 lời khuyên bạn cần phải biết

Bật mí cách quản lý nhân viên có cái tôi cao

Sau khi đã nhận biết nhân viên có cái tôi cao, nên làm gì để quản lý họ? Dưới đây sẽ là một số cách giúp bạn có thể quản lý được các nhân viên có cái tôi cao tốt hơn. Bao gồm như:

Quan sát và đưa ra nói chuyện với họ

Trước khi áp dụng bất kỳ cách quản lý nào bạn cần phải quan sát và nhận biết nhân viên có cái tôi cao. Hãy để ý đến những vấn đề như họ thể hiện hành vi đó như thế nào, điểm thể hiện hành vi dấu hiệu và hoàn cảnh xung quanh ra sao. Hãy ghi chép lại những hành vi đó và phân loại chúng, lựa chọn hành vi nào cần được cải thiện và giải quyết.

Sau khi đã có những ví dụ và ghi chép cụ thể về hành vi của nhân viên, hãy gặp và trò chuyện trực tiếp với họ. Bạn cần cho họ biết được những hành vi của họ đang ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến doanh nghiệp, hướng họ đến việc thay đổi những hành vi đó ra sao,…

Cho nhân viên một hình mẫu để noi theo

Những nhân viên có cái tôi cao sẽ luôn nghĩ rằng các đồng nghiệp trong công ty thiếu năng lực hơn họ. Và đó là điều tác động đến sự gia tăng của cái tôi tự cao tự đại ở nhóm nhân viên này. Vì vậy, hãy hướng họng đến một hình mẫu để họ noi theo, Ví dụ như người quản lý hoặc các thành viên khác trong ban giám đốc.

Luôn giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp

Chắc chắn những cuộc nói chuyện với nhân viên có cái tôi cao sẽ không phải là điều dễ dàng. Rất nhiều nhà quản lý đã mất sự bình tĩnh của mình trong quá trình nói chuyện và làm việc với những nhân viên này. Sự ức chế và căng thẳng là điều khó tránh được.

Tuy vậy, với tư cách là một nhà quản lý, Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc của mình trong mọi trường hợp. đặc biệt không nên thực hiện những hành vi như la mắng nhân viên này ở giữa văn phòng. Bởi hành vi này của bạn có thể khiến họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng và tự ái sâu sắc.

Người quản lý cần luôn giữ bình tĩnh khi làm việc với nhân viên có cái tôi cao
Người quản lý cần luôn giữ bình tĩnh khi làm việc với nhân viên có cái tôi cao

Giúp họ hiểu hơn về “bức tranh lớn”

Một trong những điều khá bất ngờ là những người có cái tôi cao thường sẽ là những nhân viên làm việc hiệu quả. Do đó nếu không phải là tình huống bắt buộc thì rất nhiều doanh nghiệp cũng không muốn sa thải những nhân viên này. Nhóm nhân viên có cái tôi cao cũng sẽ ghét những “khoảng trống quyền lực”.

Tuy vậy, họ cũng sẽ dành những sự tôn trọng rõ ràng đến lãnh đạo của mình. Do đó hãy giúp cho họ hiểu hơn về tiêu trung và vĩ đại của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp cho họ trở nên hãnh diện hơn về công việc mà họ đang làm và thực hiện nó tốt hơn.

Giao nhiệm vụ mang tính chất cá nhân

Những nhân viên có cái tôi cao thường có xu hướng làm việc cá nhân khá tốt. Vì vậy để có thể tận dụng được điểm lợi ích này hãy giao cho họ những nhiệm vụ mang tính chất cá nhân nhiều hơn.

Ví dụ như sao cho họ những dự án mà họ có thể tự thực hiện hoặc ít phải tương tác với người khác. Điều này cũng sẽ gặp một cách giúp bạn giảm thiểu được sự kiêu ngạo của họ và không gián đoạn đến quy trình làm việc chung.

Tìm hiểu thêm: Top 10 cách quản lý nhân viên sai lầm có thể khiến doanh nghiệp thất bại

Đưa ra những phản hồi rõ ràng, minh bạch

Hãy cố gắng đưa ra những phản hồi rõ ràng và minh bạch trong quá trình làm việc với những nhân viên có cái tôi cao. Sự rõ ràng và minh bạch là điều cần thiết để họ không thể đưa ra được những tranh cãi về sau. Sự rõ ràng và minh bạch nên thể hiện ở những khía cạnh như:

  • Rõ ràng trong quá trình phản hồi và cho họ biết thái độ và cái tôi cao đang gây ra những vấn đề gì.
  • Rõ ràng và minh bạch trong quá trình thực hiện giao việc và phản hồi công việc.
  • Rõ ràng và minh bạch trong việc cung cấp cho họ lộ trình phát triển.
  • Đưa ra cho họ những ranh giới nếu như họ để cho cái tôi của mình ảnh hưởng đến công việc chung. Ví dụ như họ có thể không nhận được các phần thưởng, bị từ chối thăng chức hoặc thậm chí bị sa thải nếu cần thiết.

Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ

Để hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự nói chung và những nhân viên có cái tôi cao nói riêng, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý quy trình làm việc và kết nối nội bộ. Nổi bật trong đó có thể kể đến HappyTime

Phần mềm HappyTime được nhà phát hành cung cấp đến thị trường với mong muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết bài toán quản trị nhân sự và gia tăng trải nghiệm nhân viên tốt hơn. Do đó, HappyTime đang cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng nổi bật. Ví dụ như:

  • Tinh gọn và minh bạch trong quá trình chấm công, tính lương. Từ đó giúp giảm thiểu các tranh cãi phát sinh từ quá trình này, đặc biệt đối với những nhân viên có cái tôi cao.
  • Hỗ trợ quản lý thông tin nhân viên một cách công khai và minh bạch.
  • Tính năng hỗ trợ hoạt động truyền thông nội bộ giúp doanh nghiệp có thể kết nối toàn bộ nhân viên tốt hơn. Định hướng nhân viên tập trung hơn vào mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
  • Quản lý, phê duyệt các đề xuất, đơn từ được tiện lợi hơn ngay trên hệ thống. Tạo ra quá trình phản hồi rõ ràng và nhanh gọn cho nhân viên.
HappyTime giúp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhân sự minh bạch hơn
HappyTime giúp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhân sự minh bạch hơn

Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn nhận biết nhân viên có cái tôi cao trong doanh nghiệp và biết cách quản lý họ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó đừng quên truy cập ngay vào HappyTime để có thể trải nghiệm miễn phí ứng dụng này và cải thiện hiệu quả quản lý nhân sự tốt hơn nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime