Quản lý nhân sự là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Do đó, việc áp dụng các mô hình quản lý nhân sự hiện nay là điều cần thiết. Cùng Blog HappyTime tìm hiểu về các mô hình quản lý nhân sự hiện đại ngày nay là gì nhé.

Mô hình quản lý nhân sự – HRM là gì?

Mô hình quản lý nhân sự hay còn có tên gọi khác là khung nhân sự. Đây là khái niệm được sử dụng để đề cập đến kế hoạch, chiến lược mà một tổ chức nào đó sẽ sử dụng để quản lý, điều phối những chức năng kinh doanh có liên quan đến quản lý nguồn nhân lực. Mục tiêu khi áp dụng các mô hình quản lý nhân sự là hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể quản lý lực lượng lao động hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.

Mô hình quản lý nhân sự được áp dụng để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức
Mô hình quản lý nhân sự được áp dụng để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

Lợi ích khi áp dụng các mô hình quản lý nhân sự

Việc áp dụng mô hình quản trị nhân sự mang lại những lợi ích như sau:

Giúp thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên: Đối với mỗi nhân viên nghỉ việc và cần được thay thế, bạn sẽ chi khoảng 33% tiền lương của vị trí đó (HRDive). Quản lý nhân sự tốt giúp tăng cường văn hóa doanh nghiệp, cải thiện được tỉ lệ giữ chân nhân viên, thu hút nhân tài hiệu quả hơn.

Nhân viên tự quản lý tốt hơn: Những hệ thống mô hình quản trị nhân sự giúp cho nhân viên có thể dễ dàng cập nhật những thông tin liên quan tốt hơn. Từ đó giúp họ có thể tự quản lý tốt công việc của mình và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng tốt hơn.

Cải thiện hiệu quả quản lý nhân viên: Áp dụng các mô hình quản trị nhân sự giúp doanh nghiệp giảm bớt được những công việc hành chính hàng ngày, tự động hóa một số quy trình thu thập dữ liệu cơ sở. Từ đó giúp cải thiện được quy trình làm việc hiệu quả quản lý nhân sự tốt hơn.

Hiệu suất làm việc của nhân viên tốt hơn: Hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được cải thiện tốt hơn nếu họ nhận được mục tiêu, sự phản hồi rõ ràng. Và các mô hình quản trị nhân sự sẽ giúp bạn có thể thực hiện được điều này.

Tăng giao tiếp nội bộ hiệu quả: Các hệ thống quản lý nhân sự cũng là một cơ hội tuyệt vời để có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được sự giao tiếp nội bộ hiệu quả trong doanh nghiệp. Nhân viên có thể dễ dàng truy cập, tải lên những thông tin liên quan, báo cáo, các khóa học,… cần thiết.

Tự động hóa nhiệm vụ hàng ngày cho nhân viên: Một lợi thế lớn khác của việc triển khai phần hệ thống quản trị nhân sự trong tổ chức là bạn có thể tự động hóa một số nhiệm vụ hàng ngày. Ví dụ như các thủ tục giấy tờ, quản lý phúc lợi của nhân viên, tiền lương, thuế và các thông tin kiểu này.

Một số lợi ích khác của mô hình quản trị nhân sự: Theo dõi và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn, tăng hiệu quả trong sử dụng chi phí doanh nghiệp, giám sát KPI của doanh nghiệp tốt hơn, tăng cường bảo mật dữ liệu cao hơn,…

Tìm hiểu thêm: 5 lý do nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HappyTime

Top 5+ các mô hình quản lý nhân sự phổ biến hiện nay

Sau khi đã hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến mô hình quản lý nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm những mô hình quản lý nhân sự hiện đại đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bao gồm:

Mô hình quản lý nhân sự tiêu chuẩn HRM

Đây là mô hình quản lý nhân sự nổi tiếng và là mô hình tiêu chuẩn của nhiều HRM hiện nay. Mô hình này được bắt nguồn từ nhiều loại mô hình từ những năm 90 đến đầu năm 2000. Mô hình quản lý này phù hợp với những chiến lược mà doanh nghiệp muốn tập trung vào hiệu quả kinh doanh. Mô hình này bao gồm những thành phần sau:

Mô hình quản lý theo tiêu chuẩn HRM
Mô hình quản lý theo tiêu chuẩn HRM

Theo mô hình này, quản lý nhân sự sẽ hiệu quả khi chiến lược được gắn liền với chiến lược kinh doanh và bắt nguồn từ chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Sở dĩ, mô hình này vẫn còn hữu ích đến ngày nay bởi nó mô tả cụ thể được chiến lược kinh doanh tổng thể, giúp cải thiện được các chức năng nhân sự, tăng hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp lâu dài.

Mô hình quản lý 8 hộp của Paul Boselie

Quản lý theo mô hình 8 hộp của Paul Boselie cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những yếu tố độc đáo của nó. Mô hình quản trị nhân sự này cho thấy được mối quan hệ, sự ảnh hưởng của những yếu tố bên trong – bên ngoài tác động đến nhau như thế nào. Cụ thể, mô hình 8 hộp của Paul Boselie được hiểu cơ bản như sau:

Mô hình quản lý nhân sự 8 hộp của Paul Boselie
Mô hình quản lý nhân sự 8 hộp của Paul Boselie

Theo đó, chiến lược nhân sự của mô hình này sẽ bao gồm những phần chính như sau:

  • Những hoạt động nhân sự dự định: Như tuyển dụng, đào tạo,…
  • Hoạt động thực hành nhân sự thực tế: Những vấn đề mà bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu, hoạt động nhân sự dự tính ở trên.
  • Hoạt động thực hành nhân sự nhận thức: Cách thức để nhân viên của bạn nhận thức được những sự thay đổi trong doanh nghiệp, nhận thức được sự thay đổi trong nhân sự,…
  • Kết quả nhân sự: Những kết quả mà người quản lý nhân sự mong muốn.
  • Kết quả nhân sự đó dẫn đến những mục tiêu nhân sự quan trọng nào (hiệu quả chi phí, tính linh hoạt, tính lợi ích,..), mục tiêu kinh doanh cuối cùng cần đạt được là gì (lợi nhuận, thị phần, vốn hóa thị trường,…).

Mô hình quản lý chuỗi giá trị nhân sự cơ bản

Mô hình quản lý chuỗi giá trị nhân sự cơ bản được hình thành dựa vào công việc của Paauwe và Richardson (1997). Đây được xem là mô hình nổi tiếng nhất hiện nay trong quản trị nhân sự. Mô hình quản lý dựa trên giá trị cơ bản giúp tạo ra từng sắc thái riêng và dựa trên cách thức hoạt động của HR tại doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình này bao gồm như sau:

Mô hình chuỗi giá trị nhân sự cơ bản
Mô hình chuỗi giá trị nhân sự cơ bản

Theo đó, mô hình này được chia thành 2 thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt động nhân sự: Bao gồm những hoạt động hàng ngày như tuyển dụng, bồi thường, đào tạo, lập kế hoạch tuyển dụng,… Một số doanh nghiệp cũng bao gồm những hoạt động đo lường, sử dụng số liệu nhân sự.
  • Kết quả quản lý nhân sự: Mục tiêu mà hoạt động quản lý nhân sự cần đạt được khi thực hiện những hoạt động nhân sự. Ví dụ như sự hài lòng của nhân viên, trải nghiệm nhân sự, sự gắn kết nhân viên,…

Mô hình quản lý chuỗi giá trị nhân sự nâng cao

Mô hình quản trị chuỗi nhân sự nâng cao sẽ tương tự với mô hình chuỗi giá trị nhân sự cơ bản. Tuy nhiên, mô hình này có 2 điểm khác biệt chính như sau:

  • Đầu tiên, hiệu suất của hoạt động quản lý nhân sự được xác định trong thẻ điểm cân bằng. Thẻ điểm cân bằng này chứa hiệu suất chính từ góc nhìn tài chính, góc nhìn khách hàng và góc nhìn quy trình. Những vấn đề này được tích hợp vào chuỗi giá trị nhân sự, giúp căn chỉnh, thể hiện giá trị của nhân sự đối với doanh nghiệp.
  • Thứ 2, mô hình này sẽ bắt đầu với các yếu tố hỗ trợ nhân sự. Các yếu tố này được xem là chìa khóa để HR có thể xác định được nên làm gì cho quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Những yếu tố hỗ trợ này thường bao gồm ngân sách, những chuyên gia của năng lực, hệ thống hỗ trợ nhân sự,…

Mô hình quản trị chuỗi giá trị nhân sự nâng cao được mô tả như sau:

Mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao
Mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao

Khung quản lý nhân sự cổ điển Harvard

Mô hình quản lý nhân sự của Harvard được phát triển vào năm 1984 và vẫn được sử dụng đến thời điểm hiện tại. Đây được đánh giá là một trong những mô hình điều hành điều hành tập trung, toàn diện và khắc phục được những vấn đề liên quan đến quản lý nhân viên trong suốt hành trình của họ. Mô hình quản lý cổ điển theo Harvard Framework được mô tả như sau;

Khung quản lý nhân sự cổ điển Harvard Frameworks
Khung quản lý nhân sự cổ điển Harvard Frameworks

Theo đó, trong mô hình Harvard này có những thành phần như sau:

  • Mối quan tâm: Bao gồm những cổ đông, quản lý, ban lãnh đạo, nhân viên, mối quan tâm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những chính sách HRM phù hợp.
  • Những yếu tố tình huống ảnh hưởng như thế nào đến các lợi ích, mối quan tâm ở trên. Các yếu tố tình huống thường sẽ bao gồm những đặc điểm như lực lượng lao động, công đoàn, những yếu tố ảnh hưởng khác,…
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách HRM, bao gồm những vấn đề như nhân sự cốt lõi, hệ thống tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng,…
  • Các kết quả của quản lý nhân sự muốn nhận được. Nó thường bao gồm như khả năng giữ chân nhân viên, hiệu quả chi phí đã sử dụng, cam kết, năng lực của nhân sự,…
  • Hiệu quả, kết quả lâu dài trong quản lý nhân sự hiện tại như thế nào,…

Tìm hiểu thêm: 10 cách quản lý nhân viên sai lầm khiến bạn thất bại

Phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự miễn phí HappyTime

Để có thể triển khai hiệu quả các mô hình nhân sự ở trên, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm công nghệ hỗ trợ. Trong đó, có thể kể đến HappyTime – một trong những nền tảng hỗ trợ quản lý nhân sự miễn phí, được phát triển bởi Công ty Cổ Phần TopCV Việt Nam.

Hiện tại, với những tính năng hữu ích của mình, HappyTime đang hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình số hóa quản lý nhân sự. Ví dụ như những tính năng nổi bật như sau:

  • Kiểm soát nội bộ nhân sự dễ dàng hơn với tính năng chấm công, tổng hợp bảng công, hỗ trợ tính lương nhanh chóng.
  • Đẩy nhanh quá trình số hóa, tinh gọn các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Ví dụ như giúp nhân viên có thể dễ dàng tạo các đơn từ, quản lý phê duyệt, trả kết quả nhanh chóng ngay trên hệ thống.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quá trình truyền thông nội bộ, giao tiếp khi thực hiện các mô hình quản lý nhân sự nói trên.
  • Xây dựng văn hóa tổ chức, trải nghiệm cho nhân sự tích cực hơn bởi những tính năng như Gamification – game hóa hoạt động thường ngày, khen thưởng, công nhận nhanh chóng từ những hoạt động nhỏ nhất,…
HappyTime giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự tinh gọn và hiệu quả hơn
HappyTime giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự tinh gọn và hiệu quả hơn

Trên đây là những vấn đề xung quanh các mô hình quản lý nhân sự hiện đại và phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo thêm. Bên cạnh đó, đừng quên ghé thăm những bài viết hữu ích khác của HappyTime đối với quá trình quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân sự trong doanh nghiệp nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime