Nếu bạn cảm thấy mông lung, không biết phải bắt đầu từ đâu để xây dựng nền văn hóa cho tổ chức của mình, thì hãy tham khảo các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp quan trọng, cần được đầu tư bài bản mà HappyTime đề cập trong bài viết sau đây!

Top 7 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp vững mạnh

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những yếu tố/ khía cạnh cốt lõi sau: 

Hệ thống giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là hệ thống quy tắc mà mọi cá nhân trong tổ chức thống nhất thực hiện theo. Hệ giá trị này định hình cách mà nhân viên suy nghĩ, hành động, ứng xử và phản ứng lại tất cả mọi việc. Khi mọi hành vi của nhân viên đồng bộ theo quy tắc trong hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nền văn hóa doanh nghiệp sẽ được hình thành.

Hệ giá trị cốt lõi của tổ chức không nên bị giới hạn ở sổ tay nhân viên, sổ tay văn hóa, tờ rơi hay áp phích. Thay vào đó, nhà lãnh đạo phải có khả năng phản ánh các giá trị văn hóa cốt lõi ở mọi cấp độ để xây dựng nền văn hóa như mình mong muốn. Ví dụ, các giá trị được truyền tải trong các cuộc họp nhóm, trao đổi trong các buổi gặp gỡ thân mật sau giờ làm việc, v.vv..

>>> Xem thêm: 7 bước định vị giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Hệ giá trị cốt lõi là yếu tố nền tảng hình thành nên văn hóa doanh nghiệp

Khả năng lãnh đạo hiệu quả

Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết hỗ trợ, động viên, và khích lệ nhân viên tự nguyện thực hiện theo các giá trị cốt lõi của tổ chức. Họ cũng cần là người làm gương cho nhân viên nói theo bằng cách hành động có đạo đức, có chuẩn mực, phản ánh sâu sắc các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Chỉ cần nhà lãnh đạo làm đúng, nhân viên sẽ có phản hồi tích cực.

Ý thức thống nhất về mục tiêu và tầm nhìn

Sự thống nhất về mục đích và tầm nhìn giữa nhà quản trị với nhân viên, giữa cá nhân và tập thể, tạo nên sự tập trung lao động và động lực cống hiến cho toàn thể doanh nghiệp. Sự đoàn kết trong công việc cũng sẽ tạo ra sự đồng điệu trong giá trị văn hóa.

Trách nhiệm giải trình và quyền tự chủ

Trao cho nhân viên quyền tự chủ trong công việc và cơ hội để chịu trách nhiệm cho mọi hành động họ làm ra là một trong những yếu tố then chốt tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Bởi điều đó thể hiện rằng nhà lãnh đạo đã công nhận một cách công khai rằng nhân viên của mình là những người có trí tuệ tốt nhất, có tinh thần trách nhiệm cao nhất và xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Và chỉ khi nhận được sự trao quyền đầy tín nhiệm này thì nhân viên mới có động lực và tinh thần để cống hiến cho doanh nghiệp.

Nhân viên có quyền tự chủ
Nhân viên cảm thấy được trân trọng khi được trao quyền tự chủ

Sự ghi nhận và đánh giá đúng đắn

Việc ghi nhận những thành tựu và nỗ lực của từng cá nhân – dù nhỏ đến đâu – cũng có thể thắp sáng văn hóa tổ chức của bạn. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ nhất, khi mà sự công nhận và đánh giá cao từ phía nhà lãnh đạo sẽ giúp năng suất lao động của nhân viên tăng vọt, tỷ lệ gắn kết của nhân viên được cải thiện và khả năng giữ chân nhân sự tăng cao. Sự công nhận có thể được phản ánh qua nhiều hình thức, bao gồm thư cảm ơn sự đóng góp của nhân viên, đề xuất thăng chức, cấp giấy chứng nhận, tiền thưởng, v.vv.. 

Môi trường lành mạnh

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả cũng là yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp thành công. Chỉ khi nhân viên được làm việc trong một môi trường lành mạnh cả về thể chất và tinh thần thì họ mới có đủ năng lượng để sáng tạo và cống hiến hết mình.

Môi trường làm việc lành mạnh
Môi trường làm việc lành mạnh là động lực lớn để nhân viên phát huy các giá trị văn hóa

Giao tiếp và kết nối

Mỗi cá nhân có phong cách giao tiếp khác nhau, người thì hoạt ngôn, người thích lặng lẽ quan sát, người tự tin nêu quan điểm, người lại thích ngấm ngầm đánh giá. Nhà quản trị cần hiểu thấu những điểm khác biệt này để khuyến khích mỗi cá nhân trong tập thể giao tiếp nhiều hơn (bằng nhiều cách), từ đó tạo ra bầu không khí cởi mở tại nơi làm việc.

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần mở ra tất cả các hình thức liên lạc, tận dụng cả các phần mềm có thể giúp kết nối giao tiếp nội bộ (đặc biệt là khi áp dụng hình thức làm việc từ xa) như HappyTime.

Phần mềm truyền thông văn hóa HappyTime
HappyTime hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở, gắn kết

HappyTime là phần mềm quản lý nhân sự, đem đến nhiều giải pháp số hóa và tự động hóa quy trình quản trị, trong đó có giải pháp vận hành hoạt động nội bộ cung cấp các tính năng như:

  • Bảng tin nội bộ – nơi cập nhật tin tức, thông báo và sự kiện nhanh chóng, cho phép toàn bộ nhân viên tương tác với nhau.
  • Điểm HappyStar – dùng để khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích tốt hoặc gửi tặng nhân viên dịp sinh nhật, dịp kỷ niệm, có thể đổi thành các phần quà có giá trị.
  • Hệ thống HappyGame – dùng để giải trí, thư giãn, tương tác với đồng nghiệp, đặc biệt có tựa game “Người ấy là ai” giúp tăng mức nhận diện giữa các nhân viên trong công ty, tạo cơ hội để mọi người tương tác, chào hỏi nhau.

Với HappyTime, nhà quản trị có thể khuyến khích nhân viên giao tiếp, kết nối với nhau một cách cởi mở, thoải mái. Từ đó, nhân viên có được tinh thần vui vẻ để làm việc hiệu quả và đóng góp cho nền văn hóa doanh nghiệp bằng một thái độ lạc quan.

>>> Xem thêm: HappyTime – Nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên

Những điều nên và không nên làm để tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp tích cực

Từ yếu tố cấu thành của văn hóa doanh nghiệp nêu trên, có thể rút ra được những điều nên và không nên làm để kiến tạo một nền văn hóa doanh nghiệp thịnh vượng:

Những điều nên làm:

  • Thu hút nhân viên tham gia vào quá trình phát triển các giá trị cốt lõi của tổ chức.
  • Khuyến khích một môi trường cởi mở để nhân viên có thể thay đổi và thử nghiệm.
  • Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu, tương tác và phản hồi lại nhân viên.
  • Trao quyền cho nhân viên làm chủ công việc của họ.
  • Thiết lập các chính sách ghi nhận và khen thưởng phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức.
  • Thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc.

Những điều không nên làm: 

  • Áp đặt các giá trị lên nhân viên mà không để họ đóng góp ý kiến.
  • Không tạo điều kiện để nhân viên được sáng tạo, thử nghiệm để phát triển năng lực.
  • Không lắng nghe những ý kiến, suy nghĩ và phản hồi của nhân viên.
  • Quản lý nhân viên theo thứ bậc phân cấp khắt khe, hạn chế quyền tự chủ của họ.
  • Chỉ động viên nhân viên bằng tiền thưởng.
  • Phân biệt đối xử hoặc loại trừ nhân viên dựa trên các yếu tố như giới tính, tuổi tác, năng lực, quê quán, v.vv..
Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tạo ra một nền văn hóa tích cực là điều cần thiết cho sự thành công của mọi doanh nghiệp

Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Ngoài việc xác định các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, HappyTime cũng sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp, liên quan đến hành trình tạo dựng văn hóa tổ chức như sau:

  1. Văn hóa doanh nghiệp tác động như thế nào đến việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên?

Một nền văn hóa mạnh mẽ sẽ thu hút những ứng viên có cùng giá trị thông qua quá trình đăng tuyển, phỏng vấn và quy trình giới thiệu nhân viên mới. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ nâng cao khả năng giữ chân nhân viên bằng cách nuôi dưỡng cảm giác đồng điệu và gắn kết.

  1. Làm thế nào để văn hóa doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng luôn thay đổi của nhân viên?

Một nền văn hóa doanh nghiệp không bao giờ kết thúc mà luôn vận hành liên tục theo các xu hướng mới của thị trường để có thể tồn tại. Vì thế, cách duy nhất để đáp ứng những kỳ vọng luôn đổi của nhân viên là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, dám đổi mới, tiếp thu và áp dụng những xu hướng mới nhưng vẫn giữ gìn những giá trị cốt lõi cố định của doanh nghiệp (một số trường hợp doanh nghiệp có thể điều chỉnh cả giá trị cốt lõi).

  1. Làm thế nào để đo lường hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên và hiệu suất tổng thể?

Các doanh nghiệp đo lường tác động của văn hóa doanh nghiệp thông qua khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên và sử dụng các thước đo hiệu suất công việc. Thông qua khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với các giá trị của doanh nghiệp (được thể hiện ra bằng các chính sách, chương trình, quy tắc cụ thể), nhà quản trị có thể thấy rõ sự liên kết của nhân viên với các giá trị của công ty. Bên cạnh đó, sau khi phân tích dữ liệu về hiệu suất làm việc của nhân viên và so sánh với mức độ hài lòng của nhân viên, nhà quản trị càng nhìn rõ hơn mối liên hệ rõ ràng giữa văn hóa doanh nghiệp – sự gắn kết – hiệu suất.

>>> Xem thêm: Đo lường trải nghiệm nhân viên chính xác hơn với 8 chỉ số KPIs

  1. Nhà quản trị có thể áp dụng những chiến lược nào để sử dụng văn hóa như một công cụ giữ chân nhân tài?

Để giữ chân nhân viên, việc tạo ra một nền văn hóa biết ơn, công nhận, cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều quan trọng nhất. Những chiến lược này đảm bảo nhân viên cảm thấy được trân trọng và nhìn thấy các cơ hội phát triển tại doanh nghiệp, từ đó gắn kết với doanh nghiệp bền chặt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đừng quên tận dụng nền tảng công nghệ quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime để truyền thông văn hóa doanh nghiệp một cách tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Top 5 lý do nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HappyTime

Văn hóa doanh nghiệp đối vơi tuyển dụng và quản trị nhân sự
Văn hóa doanh nghiệp là một công cụ thu hút nhân tài và giữ chân nhân sự

Bài viết trên đây đã đề cập đến các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất mà nhà quản trị nhất định cần đầu tư. Bằng cách thúc đẩy môi trường làm việc hòa nhập, ưu tiên sự phát triển của nhân viên cũng như coi trọng tinh thần đồng đội và sự hợp tác, các chuyên gia nhân sự có thể giúp doanh nghiệp của mình phát triển và đạt được mục tiêu lớn lao.

Để hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, nhà quản trị đừng quên tận dụng tính năng truyền thông nội bộ trên phần mềm quản lý nhân sự HappyTime. Mọi thông tin chi tiết cần được giải đáp, nhà quản trị vui lòng liên hệ với HappyTime qua số hotline 0967-778-018.