The Great Resignation (hay đại khủng hoảng lao động) đã diễn ra từ sau đại dịch, và cho đến nay vẫn còn tiếp diễn. Điều này, đặt ra nhiều thách thức cho các nhà tuyển dụng và quản trị lao động. Vậy, giai đoạn The Great Resignation thực chất là gì, nguyên nhân tại sao và thực trạng như thế nào?
Các nhà quản trị hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu về cuộc đại khủng hoảng này, để có được cái nhìn trực diện vào tình hình lao động hiện nay. Từ đó, rút ra được bài học và chiến lược để giữ chân nhân tài một cách hiệu quả!
Giai đoạn The Great Resignation là gì?
The Great Resignation chỉ sự gia tăng đột biến, chưa từng có về số lượng nhân sự nghỉ việc tại các doanh nghiệp trong thời buổi đại dịch COVID. Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2021, đã và đang làm cho nhiều doanh nghiệp phải khốn đốn.
Tuy nhiên, The Great Resignation không phải là sự hỗn loạn ngắn hạn do đại dịch gây ra. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, trong năm vừa qua, tại nước này đã có đến 4 triệu người lao động nghỉ việc mỗi tháng.
Nếu đặt con số đó trong bối cảnh thị trường lao động của hàng chục năm qua tại Mỹ, chúng ta có thể nhận ra một sự thật cay đắng: The Great Resignation là một xu hướng dài hạn, trở thành một cuộc khủng hoảng kéo dài. Và trên khắp thế giới, cuộc khủng hoảng này đã thay đổi mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Nguyên nhân nào gây ra đại khủng hoảng lao động?
Theo nghiên cứu của Giáo sư Joseph Fuller và William Kerr (Trường Kinh Doanh Harvard), đại dịch COVID là yếu tố tác động khiến cho người lao động quyết định rời bỏ công việc một cách dứt khoát hơn.
Người lao động vốn có 5 đặc điểm: Họ sớm muộn gì cũng nghỉ hưu, họ tái định cư trong suốt cuộc đời, họ luôn cân nhắc công việc hiện tại với sự lựa chọn khác tốt hơn, họ có ý định chuyển ngành nghề và họ miễn cưỡng đi làm.
Bình thường, có nhiều lý do để giữ chân họ lại với đơn vị mình đang công tác. Nhưng vì đại dịch nổ ra, những đặc điểm ấy bị thổi bùng lên và dẫn đến sự thay đổi trong thị trường lao động như chúng ta đang thấy hiện nay.
Người lao động muốn nghỉ hưu sớm
Giai đoạn The Great Resignation cũng được coi là một cuộc “đại nghỉ hưu”. Vào năm 2021, những người lao động lớn tuổi rời bỏ công việc của họ một cách nhanh chóng. Và độ tuổi nghỉ hưu cũng trẻ hơn nhiều so với các năm về trước.
Nguyên nhân là vì họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, cho những ưu tiên ngoài công việc. Họ tự tin nghỉ việc vì đã dấn thân vào thị trường chứng khoán “xanh rì” và giá trị bất động sản thì tăng cao. Nhiều người thì lo ngại rủi ro sức khỏe vì COVID.
Di chuyển đến nơi ở mới để tìm kiếm cơ hội
Trong khi lực lượng sinh viên ra trường, ở lại thành phố làm việc vẫn rất cao, thì ngày càng có nhiều người rời đô thị về quê nhà lập nghiệp. Phần lớn họ là lao động có tri thức, có tay nghề và họ nhận ra làm giàu ở quê nhà tiềm năng hơn nhiều so với trụ lại thành phố.
Bên cạnh đó, họ cũng chuyển qua địa phương khác để tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Riêng ở Việt Nam, các khu công nghiệp mở rộng ra ngoài các trung tâm kinh tế cũng tạo cho người lao động niềm tin rằng dù đi bất cứ đâu cũng có cơ hội.
Cân nhắc lại vai trò của bản thân với công việc và đời sống
Quá nhiều trường hợp tử vong và mắc bệnh nghiêm trọng do đại dịch khiến mọi người phải xem xét lại vai trò của công việc trong cuộc sống của họ. Đặc biệt là những người đang kiệt sức với công việc quá khắt khe, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc gia đình của họ.
Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong trường hợp này. Bởi họ thường là đối tượng chính cần thực hiện nghĩa vụ chăm sóc đối với gia đình mình. Và người trẻ tuổi rời đi sớm hơn, do họ phải bào mòn sức lao động đến cùng kiệt mà không thể nhận lại lợi ích như cam kết.
Mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp
Người lao động có xu hướng rời bỏ công việc hiện tại để chuyển sang công việc khác cùng lĩnh vực hoặc khác lĩnh vực với mức lương cao hơn. Đó là cơ hội để họ tăng thêm khả năng tài chính, trang trải cuộc sống và chăm sóc gia đình trong tình hình đại dịch.
Sự xáo trộn ngày diễn ra chủ yếu ở những ngành nghề có mức lương thấp so với mặt bằng chung. Ví dụ như ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí, khách sạn có tỷ lệ bỏ việc cao nhất. Còn thương mại bán lẻ và sản xuất không lâu bền thì tăng nhân sự nhanh hơn.
Không còn miễn cưỡng đi làm
Trước kia, nếu đứng trước các yếu tố văn hóa lao động, mức lương không như mong muốn, áp lực công việc,… người ta còn chần chừ mãi rồi mới quyết định rời đi. Thì khi đại dịch nổ ra, người lao động không còn miễn cưỡng làm việc mà chọn lựa rời đi dứt khoát hơn.
Nỗi sợ lây nhiễm COVID tại nơi làm việc khiến nhiều người lao động càng không muốn quay trở lại văn phòng. Họ không thấy thoải mái khi tiếp xúc với đồng nghiệp, họ chọn làm việc tại nhà để tránh rủi ro sức khỏe.
Tại sao đại khủng hoảng lao động vẫn còn tiếp diễn?
Giai đoạn The Great Resignation không tự nhiên xuất hiện mà được thúc đẩy bởi đại dịch. Đó là hệ quả tự nhiên của 5 yếu tố nêu trên. Các nhà lãnh đạo sẽ được hưởng lợi nếu nhìn thấu các yếu tố này và biết cách “lợi dụng” chúng để tạo ra doanh thu cho công ty mình.
Các nhà quản trị có tầm nhìn và nguồn lực để tạo ra văn hóa làm việc linh hoạt có thể duy trì lực lượng lao động ổn định nhất. Và những công ty mang lại phúc lợi đáp ứng tốt nhu cầu luôn thay đổi của người lao động mới có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài.
Tương tự, các công ty cam kết được với nhân viên về triển vọng nghề nghiệp lâu dài, cung cấp được chương trình đào tạo và training hấp dẫn cũng sẽ thu hút được lòng trung thành lớn hơn từ phía nhân viên.
Giai đoạn The Great Resignation không phải điều bất thường mà là hệ quả của những bất cập tồn tại trong doanh nghiệp. Vì thế mà hiện tại, dù COVID đã trở thành một căn bệnh lưu hành, thì những “thói quen” từ trong đại dịch vẫn thúc đẩy người lao động nghỉ việc.
Tóm gọn lại, có những lý do khiến cho đại khủng hoảng lao động vẫn còn tiếp diễn là:
- Họ cần cơ hội để phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.
- Họ cần mức lương cao hơn.
- Họ cần những phúc lợi tốt hơn.
- Họ cần một công việc linh hoạt hơn.
- Sức hút của làm việc từ xa, remote, freelance quá lớn.
Như vậy, có thể thấy phần lớn người lao động chọn lựa rời đi là do doanh nghiệp không còn hỗ trợ được về tài chính và tinh thần cho họ nữa. Để không bị giảm năng suất do bất ổn nguồn lao động, các doanh nghiệp cần thực sự linh hoạt trong quy trình quản lý nhân sự.
Liệu có dấu hiệu nào khả quan cho năm 2023?
Từ dữ liệu thống kê thực hiện bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, The Great Resignation có thể hiểu làm hai tầng nghĩa: “Đại khủng hoảng lao động” và “Sự từ chức vĩ đại”. Đây là một cách nhìn tích cực đối trong thời kỳ phục hồi và chuyển dịch kinh tế.
Vì từ “Great” có thể tượng trưng cho sự phát triển nghề nghiệp một cách tích cực hơn của những người đã “dứt áo ra đi” khỏi doanh nghiệp. Chứ từ ngữ này không phải chỉ nhắc đến một tình trạng tồi tệ mang tính bùng nổ và lan truyền.
Bất chấp tình trạng người lao động nhảy việc liên tục từ nơi này qua nơi khác để tìm kiếm cơ hội mới, Phó Giáo sư Anthony Klotz (Đại học London) đã đưa ra một dự đoán rằng: Năm 2023, giai đoạn The Great Resignation sẽ sớm bị đình trệ.
Khi nhu cầu về nhân tài và nguồn cung lao động sẵn có cân bằng nhau, tình trạng nhảy việc sẽ giảm bớt đi. Số lượng đơn xin nghỉ việc và cơ hội việc làm dường như đang ổn định dần và đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt lao động đang giảm dần.
Các doanh nghiệp đang tăng cường giữ chân nhân viên
Để thu hút nhân tài trong một thị trường lao động khan hiếm kéo dài, nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra các biện pháp sắp xếp công việc linh hoạt. Trong đó có tăng lương, cải thiện phúc lợi linh hoạt cho nhân viên, ưu tiên sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Ông Klotz giải thích rằng: “Nếu nhân viên nhận được những gì mình muốn từ công việc hiện tại, thì họ sẽ không bị mất đi động lực làm việc. Thực tế rằng các việc làm được tuyển dụng ngày nay tốt hơn hẳn so với 3 năm trước, phần lớn nhờ vào những thay đổi chính sách”.
Người tìm việc đang dần mất niềm tin
Sau thời gian dài lạm phát tăng cao cùng hàng loạt các đợt cắt giảm nhân sự khổng lồ, người lao động ít có khả năng bỏ việc nếu chưa có công việc mới. Theo khảo sát của Monster, hơn 30% người lao động đang mất dần tự tin khi tìm việc làm.
Đó chính là dấu hiệu khả quan cho các doanh nghiệp. Vì họ khi có thêm thời gian để điều chỉnh chính sách, tạo ra môi trường làm việc tốt hơn và giữ chân nhân viên của mình. Đầu tư vào phúc lợi cùng văn hóa lao động đề cao sức khỏe tâm thần là giải pháp hàng đầu.
Doanh nghiệp cần làm gì để thoát khỏi giai đoạn The Great Resignation?
Quyền lực vẫn chưa chuyển đổi từ người lao động sang người sử dụng lao động. Và ở một số ngành nhất định như chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, vận tải,… vẫn đang chịu sự tác động sâu sắc của giai đoạn The Great Resignation.
Vì thế, để chống lại tình trạng thiếu hụt lao động, nhân viên mất động lực làm việc, có xu hướng nghỉ việc trong năm 2023, nhà quản trị cần đưa ra những giải pháp thiết thực, công bằng và minh bạch vào thời điểm này.
Trải nghiệm hạnh phúc và động lực làm việc là hai từ khóa quan trọng cho các nhà quản trị. Thay đổi chính sách, cải thiện văn hóa và môi trường làm việc bằng cách tạo động lực làm việc cho nhân viên và gia tăng trải nghiệm hạnh phúc là giải pháp hữu hiệu nhất.
Doanh nghiệp có thể thử nghiệm ứng dụng chấm công trực tuyến HappyTime để gia tăng chất lượng quản trị nhân sự hiện tại. Không chỉ đơn giản là một công cụ chấm công và quản lý chấm công minh bạch, HappyTime sở hữu vô số tính năng hữu ích như:
- Gửi và duyệt đơn từ online cực nhanh chóng, giảm tải các thủ tục rườm rà, thúc đẩy hiệu suất công việc.
- Cung cấp nền tảng tương tác đội nhóm giúp gia tăng tinh thần cho nhân viên, rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản trị và người lao động.
- Gamification giải trí giúp giảm thiểu căng thẳng cho nhân viên.
- Tiện ích vinh danh nhân sự mỗi khi đi làm đúng giờ, gia tăng sự hứng thú và động lực làm việc.
Chỉ bằng một cú chạm và trải nghiệm công nghệ đầy hiện đại, nhân sự sẽ có nhiều động lực hơn để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. HappyTime chính là người bạn đồng hành thông minh, giúp doanh nghiệp bạn quản trị nhân sự dễ dàng và văn minh hơn.
Tìm hiểu thêm: Top 5 Lý Do Nên Sử Dụng Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự HappyTime
Nhân sự ra đi hàng loạt. Không ai hiểu nguyên nhân là gì. Công việc bị ngưng trệ ngay trong lúc “nước sôi lửa bỏng”. Các nhà quản trị quay cuồng, không biết phải xoay xở làm sao. Thực trạng này sẽ chấm dứt khi và chỉ khi các doanh nghiệp thay đổi chiến lược quản trị của mình.
Giai đoạn The Great Resignation hoàn toàn có thể trở thành dĩ vãng nếu các nhà quản trị biết cách thúc đẩy động lực làm việc và tăng trải nghiệm cho nhân viên của mình. Hãy để HappyTime giúp sức cho bạn trong hành trình quản lý và giữ chân nhân viên, mở ra một hành trình mới nhiều thành công và vững vàng hơn nhé!