Chế độ đãi ngộ thường là yếu tố đầu tiên mà nhân viên sẽ xem xét để có nên làm việc, gắn bó với doanh nghiệp hay không. Vậy, chế độ đãi ngộ là gì? Những yếu tố trong chế độ đãi ngộ là gì? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu về chủ đề này ngay nhé.

Đãi ngộ là gì? Có quan trọng không?

Đã ngộ hay chế độ đãi ngộ là khái niệm để chỉ về những quyền lợi tương xứng mà người lao động có thể nhận được với sự đóng góp của mình. Nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện đãi ngộ bằng giá trị vật chất, quyền lợi và các giá trị phi vật chất khác.

Chế độ đãi ngộ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
Chế độ đãi ngộ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp

Chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp rất quan trọng. Vậy, lý do quan trọng của chính sách đãi ngộ là gì? Hãy xem xét dựa vào 3 yếu tố như sau:

Đối với nhân viên: Là yếu tố để nhân viên lựa chọn, gắn bó với doanh nghiệp. Giúp nhân viên có thể cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn. Tạo động lực cho nhân viên làm việc. Khẳng định được vị thế của nhân viên trong tổ chức.

Đối với doanh nghiệp: Giúp giữ chân nhân viên, đặc biệt là người tài, đảm bảo được sự ổn định về nguồn nhân lực. Từ đó tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.

Các yếu tố trong chế độ đãi ngộ là gì?

Vậy, sẽ có những yếu tố đãi ngộ là gì? Dưới đây sẽ là một số yếu tố đãi ngộ thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

Đãi ngộ bằng tiền mặt

Những yếu tố đãi ngộ bằng tiền mặt bao gồm:

  • Lương: Một cuộc phỏng vấn được thực hiện cho thấy rằng, 80% ứng viên sẽ đặt câu hỏi về lương với nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy, lương là vấn đề được các nhân viên quan tâm hàng đầu khi quyết định lựa chọn, gắn bó với doanh nghiệp.
  • Phụ cấp: Đây là khoản hỗ trợ, bù đắp có liên quan đến mức độ khó của công việc, điều kiện lao đồng, điều kiện sinh hoạt,… Ví dụ như phụ cấp ăn trưa, gửi xe, độc hại,…
  • Phúc lợi: Bao gồm phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Ví dụ như BHXH, BHYT, BHNT,…
  • Tiền thưởng: Là những khoảng thu nhập khác ngoài mức lương mà nhân viên nhận được. Ví dụ như thưởng nóng, thưởng cổ phiếu, thưởng ngày lễ, tết,…

Tìm hiểu thêm: Những chính sách phúc lợi doanh nghiệp nên triển khai

Đãi ngộ bằng quyền lợi

Một số chế độ đãi ngộ bằng quyền lợi có thể kể đến như:

  • Đào tạo: Các chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho công việc được quản lý nhân sự công ty, doanh nghiệp tổ chức.
  • Nghỉ ngơi, giải trí: Ví dụ như được hưởng các chế độ nghỉ phép năm, tổ chức team building, du lịch nghỉ dưỡng hàng năng,…
  • Những quyền lợi khác: Với một số doanh nghiệp có thể như cung cấp phương tiện đi lại, chỗ ở, thẻ ưu đãi,…

Chế độ đãi ngộ phi tài chính

Các chế độ đãi ngộ phi tài chính có thể kể đến như:

  • Môi trường làm việc: Môi trường làm việc thường bao gồm các yếu tố như lãnh đạo, quản lý, văn hóa tổ chức – doanh nghiệp, trải nghiệm nhân viên, đồng nghiệp,…
  • Phương tiện làm việc: Ví dụ như máy tính, các phần mềm hỗ trợ, văn phòng phẩm,…
  • Tính chất công việc: Mô tả công việc có rõ ràng không, quy trình, lộ trình thăng tiến như thế nào,…
Môi trường làm việc là một hình thức đãi ngộ phi tài chính
Môi trường làm việc là một hình thức đãi ngộ phi tài chính

Bí quyết giữ chân người tài nhờ chế độ đãi ngộ

Khảo sát của tập đoàn Aberdeen cho biết, những doanh nghiệp có nhân viên gắn bó lâu dài có thể tăng mức độ trung thành của khách hàng lên 233%, tăng doanh thu hàng năm lên 26%. Do đó, giữ chân nhân viên rất quan trọng, đặc biệt là những nhân viên tài năng.

Vậy, Bí quyết giữ chân người tài nhờ chế độ đãi ngộ là gì? Hãy cùng tham khảo một số bí quyết sau đây nhé.

Đảm bảo sự công bằng và minh bạch

Công bằng, minh bạch trong tiền lương, thưởng, bồi thường và phúc lợi là yếu tố đãi ngộ đầu tiên bạn cần lưu ý để có thể giữ chân người tài. Để đảm bảo được vấn đề này, bạn nên:

  • Khuyến khích và tạo ra những sự tôn trọng lẫn nhau giữa nhân viên và nhân viên, giữa nhân viên và người quản lý.
  • Xây dựng mô hình hành vi đúng đắn trong doanh nghiệp.
  • Thay đổi những nguyên tắc tại nơi làm việc để thúc đẩy sự công bằng, minh bạch.
  • Đưa ra những cam kết trả lương công bằng cho nhân viên của mình.
  • Xây dựng quy trình kháng cáo, giải đáp thắc mắc cho nhân viên để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do nhân viên cảm thấy sự bất công trong quá trình làm việc.

Lãnh đạo và quản lý phù hợp hơn

Người lãnh đạo, quản lý được xem là một trong những yếu tố đãi ngộ phi lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên của mình. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây trong quá trình lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp:

Lãnh đạo cần có trí tuệ cảm xúc tốt

Luôn yêu cầu người lãnh đạo, quản lý có trí tuệ cảm xúc tốt. Có hơn 93% nhân viên được khảo sát bởi Business Solver cho biết, họ sẽ có nhiều khả năng ở lại với một nhà lãnh đạo biết đồng cảm với họ.

Hãy là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội

Hãy thể hiện cho nhân viên của bạn thấy rằng, doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội. Khảo sát khác của Rise People cũng cho biết, có đến 85% nhân viên nói rằng họ sẽ ở lại lâu hơn nên doanh nghiệp có mức độ trách nhiệm xã hội cao hơn.

Hãy lắng nghe nhân viên của bạn

Một khảo sát của Salesforce cho biết, khi nhân viên cảm thấy họ được lắng nghe tại nơi làm việc, họ sẽ có thêm động lực hơn. Bên cạnh đó, khảo sát này cũng chỉ ra rằng, nhân viên sẽ thực hiện công việc tốt hơn 4,6 lần khi họ cảm nhận được nhà lãnh đạo trao quyền đúng đắn cho mình.

Giúp nhân viên hiểu về giá trị cốt lõi, sứ mệnh

Khảo sát của IBM cho biết, 80% nhân viên cảm thấy gắn bó hơn khi công việc của họ phù hợp với các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của tổ chức họ.

Tạo môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc cũng là một giá trị đãi ngộ phi vật chất dành cho nhân viên của bạn. Môi trường làm việc tích cực sẽ thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc năng suất hơn. Nghiên cứu từ Deloitte cho thấy, 88% nhân viên và 94% CEO cho rằng, môi trường làm việc tích cực là yếu tố cần thích để giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Theo đó, một môi trường tích cực sẽ bao gồm những yếu tố như:

  • Có sự cởi mở, thoải mái trong quá trình làm việc. Đồng nghiệp làm việc với tinh thần chia sẻ, giúp đỡ, không đố kị, không ganh ghét.
  • Nhân viên có cơ hội phát triển được sự nghiệp, có sự thăng tiến tốt.
  • Nhân viên được ghi nhận, khen thưởng cho những đóng góp, sự phấn đấu của mình.
  • Cộng đồng nhân sự có tinh thần tập thể, gắn kết cao.
Một trường làm việc tích cực sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn với tổ chức
Một trường làm việc tích cực sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn với tổ chức

Đảm bảo lợi ích sức khỏe cho nhân viên

Một khảo sát được thực hiện của Fractal cho biến, gần 9/10 nhân viên sẽ cân nhắc đến vấn đề lựa chọn công việc lương thấp hơn nếu quyền lợi sức khỏe của họ được đảm bảo. Đây là yếu tố đãi ngộ bằng quyền lợi mà nhân viên của bạn cần được cung cấp.

Do đó, bạn có thể thực hiện các chế độ khám sức khỏe hàng năm, cung cấp cho nhân viên của mình những gói bảo hiểm sức khỏe tốt nhất. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể giữ chân nhân viên của mình tốt hơn.

Một khảo sát khác của The Engagement Institute cũng cho thấy rằng, nếu doanh nghiệp không chăm lo cho sức khỏe của nhân viên, họ có thể tiêu tốn khoảng 450 – 500 tỷ đô la mỗi năm cho những nhân viên không có sức khỏe tốt.

Tập trung tăng trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên ngày nay là một trong những yếu tố “đãi ngộ” được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt với thế hệ người lao động GenZ. Khảo sát từ Avanade cũng cho thấy, khi trải nghiệm nhân viên tốt, doanh nghiệp sẽ có thể đạt lợi nhuận cơ hơn 25%. Bên cạnh đó, khi có trải nghiệm tốt, nhân sự sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.

Để giúp tăng trải nghiệm nhân viên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp gợi ý như sau:

  • Tận dụng tối đa bản đồ “vòng đời” của mỗi nhân viên. Xác định xem ở mỗi điểm trong vòng đời, mong muốn của họ là gì và đáp ứng nó tốt hơn.
  • Cải thiện quá trình giao tiếp nội bộ, cá nhân hóa trải nghiệm của nhân sự để giúp họ hạnh phúc hơn với công việc của mình.
  • Nhận phản hồi và chia sẻ liên tục cho nhân sự của mình. Người quản lý cần hành động dựa trên những phản hồi đó.
  • Giúp nhân viên cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa hơn, cung cấp cơ hội tăng trưởng, phát triển cho họ.

Giúp nhân viên ‘hạnh phúc – happy” hơn

Đãi ngộ tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hạnh phúc của nhân viên. Theo nghiên cứu từ Talent Work International, khi nhân viên hạnh phúc, họ sẽ làm việc năng suất hơn 31% so với bình thường. Nghiên cứu này cũng cho biết, khi nhân viên của bạn hạnh phúc trong công việc, họ sẽ có số ngày nghỉ ốm ít hơn thông thường 10 lần.

HappyTime – giúp nhân viên “happy” hơn khi làm việc

Các công cụ làm việc, yếu tố truyền thông nội bộ,… cũng sẽ giúp tăng trải nghiệm nhân viên. Theo đó, cơ sở vật chất chiếm đến 30% lý do tạo nên trải nghiệm tốt (Inc.), 73% nhân viên cũng cho rằng hệ thống công nghệ của doanh nghiệp sẽ giúp công việc của họ đạt hiệu quả hơn (theo PWC).

Do đó, nhiều doanh nghiệp ngày nay đã lựa chọn HappyTime ứng dụng vào quá trình quản lý chấm công, tính lương và quản lý nhân sự của mình. Theo đó, HappyTime được đánh giá là ứng dụng giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán giữa quản lý, lưu trữ chấm công và thủ tục đơn từ, nhân sự.

HappyTime giúp nhân viên có thể dễ dàng chấm công hơn, tiết kiệm được thời gian so với những hình thức truyền thống. Bên cạnh đó, hệ thống truyền thông nội bộ, tạo – duyệt đơn từ online, hệ thống Gamification (game hóa các hoạt động thường ngày),… cũng sẽ giúp nhân viên có trải nghiệm “happy” hơn. Từ đó nâng cao văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.

HappyTime - Giúp nhân viên của bạn làm việc “happy” hơn
HappyTime – Giúp nhân viên của bạn làm việc “happy” hơn

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về đãi ngộ là gì, những bí quyết để giữ chân người tài nhờ chế độ đãi ngộ. Tuy vậy, việc vận dụng chế độ đãi ngộ để giữ chân người tài vẫn cần phải phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký để trải nghiệm ứng dụng HappyTime ngay từ hôm nay. Ứng dụng này sẽ giúp bạn tăng trải nghiệm nhân viên tốt hơn, từ đó sẽ tăng hiệu suất làm việc và giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime