Nếu sử dụng ngày nghỉ trong quỹ nghỉ hàng năm, người lao động hoàn toàn có quyền được nghỉ phép hưởng lương. Tuy nhiên, những trường hợp này được tính lương như thế nào tình không phải người lao động nào cũng nắm được. Để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng Happy Time khám phá cách tính lương xin nghỉ phép trong bài viết dưới đây. 

Các bước của quy trình xin nghỉ phép của công ty

Bước 1: Viết đơn xin nghỉ phép

Người lao động điền mẫu đơn xin nghỉ có sẵn mà công ty quy định. Trường hợp công ty không có mẫu đơn xin nghỉ phép, người lao động có thể chủ động tải mẫu đơn trên mạng.

Thời gian gửi đơn tùy thuộc vào quy định xin nghỉ phép của công ty, cụ thể:

  • Nghỉ dài ngày: Gửi đơn trước từ 1 – 2 tuần
  • Nghỉ ngắn ngày: Gửi đơn trước ít nhất 2 – 3 ngày

Bước 2: Gửi đơn cho quản lý trực tiếp và chờ phê duyệt

Các bước của quy trình xin nghỉ phép của công ty
Duyệt đơn xin nghỉ phép cho người lao động

Sau khi hoàn thành đơn xin nghỉ phép, người lao động cần gửi lại cho quản lý trực tiếp để được xem xét và phê duyệt. Theo đó, người quản lý sẽ cân nhắc đến các yếu tố để quyết định có cho nhân viên nghỉ phép không:

  • Khối lượng công việc
  • Nhân sự thay thế
  • Tiến độ công việc
  • Lý do xin nghỉ

Lưu ý, người lao động cần gửi đơn cho cấp quản lý có thẩm quyền tương ứng với số ngày nghỉ dài hay ngắn để đảm bảo đơn được phê duyệt. 

Bước 3: Bộ phận nhân sự duyệt

Đến đây, bạn đã gần hoàn thành quy trình xin nghỉ phép. Khi đơn được phê duyệt và gửi lại cho người lao động, người lao động cần chuyển lại cho bộ phận Nhân sự. 

Bước này nhằm đảm bảo Nhân sự nắm được thông tin của nhân viên và giúp hoàn thành các thủ tục đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt, Nhân sự có thể đảm bảo cách tính lương xin nghỉ phép chính xác.

Các trường hợp bất khả kháng như tai nạn, nghỉ ốm, ma chay cưới hỏi có thể bổ sung đơn vào ngày đầu tiên đi làm lại. 

>> Xem thêm: 3 bước của quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

4 hình thức nghỉ phép tính lương 

Nghỉ bù 

Trong trường hợp người lao động tăng ca, làm thêm giờ do yêu cầu của doanh nghiệp vào các ngày nghỉ, lễ, Tết, doanh nghiệp cần bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động. Theo đó, các trường hợp nghỉ bù vẫn được hưởng lương cơ bản và lương tăng ca theo quy định của Pháp luật. 

Bật mí cách tính lương nghỉ phép áp dụng mọi doanh nghiệp
Cách tính lương xin nghỉ phép truyền thống trên giấy tờ

Nghỉ lễ, Tết

Người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết như tết Dương lịch, Âm lịch, 30/4 – 1/5, Quốc tế lao động, Quốc khánh, Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghỉ hàng năm 

Người lao động có quỹ nghỉ 12 ngày/ năm khi làm đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động và có quyền hưởng nguyên lương theo HĐLĐ. Cụ thể:

  • 12 ngày đối với người làm công việc bình thường 
  • 14 ngày đối với người chưa thành niên, lao động khuyết tật, người làm nghề, công việc nguy hiểm, độc hại
  • 16 ngày đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại 

Cứ sau 5 năm công tác liên tục cho đơn vị, người lao động được hưởng thêm 1 ngày nghỉ hàng năm. 

>> Tham khảo thêm: Mẫu thông báo quy định nghỉ phép của công ty, bạn đã biết?

Nghỉ việc riêng 

Người lao động được nghỉ việc riêng có hưởng lương trong các trường hợp cụ thể như:

  • Kết hôn: nghỉ 3 ngày 
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày 
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày

Tuy nhiên, những trường hợp này cần thông báo trước cho người sử dụng lao động để họ sắp xếp nhân sự thay thế, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc. 

Cách tính lương nghỉ phép hiện hành

Cách tính lương nghỉ phép hiện hành
Quy định tính lương nghỉ phép hiện hành

Hiện nay, cách tính lương xin nghỉ phép dựa theo công thức sau:

Tiền nghỉ phép trong năm = ( Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề trước khi trả lương phép) x Số ngày nghỉ phép hằng năm

Đối với người lao động làm việc từ đủ 6 tháng trở lên 

Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép được quy định = Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc, mất việc làm. 

Đối với người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm 

Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép được quy định = Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

>> Tham khảo thêm: Tài liệu mẫu bảng chấm công và cách tính lương dành cho nhà quản lý 

Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 6 tháng 

Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép được quy định = Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của toàn bộ thời gian làm việc

Ngoài ra, số ngày nghỉ phép hằng năm = (Số ngày nghỉ hằng năm + số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên) : 12 x Số tháng làm việc thực tế/ năm

Kết luận

Để đảm bảo tính chính xác và thống nhất, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình xin nghỉ phép bài bản và có mẫu thông báo quy định nghỉ phép của công ty đến toàn bộ cán bộ nhân viên. Hoặc có thể sử dụng hệ thống quản lý chấm công Happy Time để quản lý đơn từ online.

Hy vọng, qua bài viết này, quý doanh nghiệp đã có thêm những thông tin hữu ích nhằm phục vụ tốt cho quy trình quản lý nhân sự. 


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime