Lương thâm niên là khoản phụ cấp thêm cho những đối tượng nhất định trong doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Blog HappyTime sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin về khoản phụ cấp này cũng như hướng dẫn cách tính lương thâm niên cho nhân viên.

Các khái niệm liên quan đến thâm niên

Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách tính lương thâm niên cho nhân viên, bạn sẽ cần nắm rõ những khái niệm và thông tin có liên quan dưới đây. Thông tin trong bài viết được cung cấp dựa trên Nghị định 77/2021/NĐ-CPThông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Thâm niên là gì?

Thâm niên hay thâm niên công tác, thâm niên làm việc là số năm làm việc liên tục thực tế của người lao động đối với một người sử dụng lao động. Đây chỉ là khái niệm tổng hợp theo định nghĩa từ thị trường lao động chứ không được quy định cụ thể, chính xác tại điều luật nào. 

Thâm niên là số năm làm việc liên tục thực tế của người lao động đối với một người sử dụng lao động
Thâm niên là số năm làm việc liên tục thực tế của người lao động đối với một người sử dụng lao động

Lương thâm niên là gì?

Lương thâm niên hay phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp được chi trả cho những người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một tổ chức, doanh nghiệp. Phụ cấp thâm niên sẽ được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động tương tự như các loại phụ cấp khác.

Nhìn chung, lương thâm niên có vai trò như là sự công nhận của tổ chức trước những đóng góp, cống hiến bền bỉ của người lao động trong nhiều năm liền. Đây cũng là lời động viên, khích lệ người lao động tiếp tục ở lại gắn bó với tổ chức.

Lương thâm niên hay phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp được chi trả cho những người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một tổ chức, doanh nghiệp
Lương thâm niên hay phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp được chi trả cho những người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một tổ chức, doanh nghiệp

Xem thêm: Cách Tính Lương Theo Hiệu Quả Công Việc Và Ưu Nhược Điểm

Các đối tượng được hưởng lương thâm niên

Không phải bất cứ người lao động nào cũng được hưởng chế độ lương thâm niên. Theo quy định pháp luật, cách tính lương thâm niên cho nhân viên chỉ áp dụng cho một số đối tượng cụ thể dưới đây:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trực thuộc quản lý của Quân đội.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan đang hưởng lượng và trực thuộc quản lý của Bộ Công an.
  • Người đang hoạt động, công tác trong tổ chức cơ yếu.
  • Cán bộ, công chức đang hưởng lương theo ngạch hoặc chức danh trong các chuyên ngành đặc biệt sau: Hải quan, tòa án, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm sát, kiểm toán, kiểm lâm.
  • Giáo viên, nhà giáo đang thực hiện công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập.

Phụ cấp thâm niên cho doanh nghiệp là không bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tùy theo năng lực tài chính mà doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng cách tính lương thâm niên cho nhân viên để thêm một phần phụ cấp cho người lao động.

Không phải bất cứ người lao động nào cũng được hưởng chế độ lương thâm niên
Không phải bất cứ người lao động nào cũng được hưởng chế độ lương thâm niên

Cách tính lương thâm niên

Như vậy có thể thấy, hiện tại trong luật lao động chưa có quy định cụ thể về cách tính lương thâm niên cho nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, ở phần tiếp theo của bài viết, Blog HappyTime sẽ chỉ hướng dẫn cách tính lương thâm niên cho những đối tượng là giáo viên và quân đội. Đây là những ngành nghề được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên với quy định rõ ràng theo pháp luật.

Cách tính lương thâm niên cho giáo viên

Những người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có thể được hưởng mức lương thâm niên như sau:

Thời điểm tính lương thâm niên: Những nhà giáo có thời gian giảng dạy và đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt đủ 60 tháng (5 năm) thì sẽ được hưởng thêm lương thâm niên.

Thời gian tính lương thâm niên bao gồm:

  • Thời gian tham gia hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.
  • Thời gian hưởng lương thâm niên ở những ngành nghề khác (nếu có) sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia giảng dạy để tính lương thâm niên.

Thời gian không tính lương thâm niên bao gồm:

  • Thời gian thực tập, tập sự, thử việc hoặc làm việc theo hợp đồng lần đầu. 
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân, kéo dài liên tục từ 1 tháng trở lên.
  • Thời gian nghỉ bệnh tật, thai sản vượt quá mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc tạm giam, tạm giữ phục vụ cho quá trình làm việc của công an, quân đội.

Mức hưởng lương thâm niên của giáo viên: Được tính bằng 5% mức lương hiện tại cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mức lương thâm niên sẽ được tính thêm 1% qua mỗi 12 tháng.

Công thức tính lương thâm niên:

Lương thâm niên = (Mức lương theo chức danh nhà giáo + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Mức lương cơ sở hiện hành x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1.8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/07/2023 (tức tăng 20.8% so với mức lương cơ sở hiện tại). Do đó cũng từ ngày 01/07/2023, mức lương phụ cấp thâm niên cho nhà giá cũng sẽ tăng lên 20.8%.

Thời gian chi trả lương thâm niên cho giáo viên: Lương thâm niên sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính vào mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Giáo viên là đối tượng được hưởng lương thâm niên
Giáo viên là đối tượng được hưởng lương thâm niên

Xem thêm: Hệ Số Lương Là Gì? Chi Tiết Về Cách Tính Lương Theo Hệ Số

Cách tính lương thâm niên cho quân đội

Những người đang làm việc trong quân đội cũng được hưởng lương thâm niên. Trong đó có thể kể đến sĩ quan, quân nhân tại ngũ, công nhân – viên chức quốc phòng đang công tác,…

Thời điểm tính lương thâm niên: Những sĩ quan, quân nhân tại ngũ, công nhân – viên chức làm việc liên tục trong vòng 60 tháng (5 năm) trong quân đội hoặc cơ quan, đơn vị thì sẽ được hưởng lương thâm niên.

Thời gian tính lương thâm niên: 

  • Thời gian làm việc, phục vụ trong lực lượng quân đội thường trực.
  • Thời gian hưởng lương thâm niên ở những ngành nghề khác (nếu có) sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia quân đội để tính lương thâm niên.
  • Lưu ý, trong cùng một thời điểm, nếu được hưởng nhiều loại lương thâm niên cùng lúc thì chỉ được hưởng một loại (theo lựa chọn).

Mức hưởng lương thâm niên trong quân đội: Tương tự như giáo viên và được tính bằng 5% mức lương hiện tại cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mức lương thâm niên sẽ được tính thêm 1% qua mỗi 12 tháng.

Đối tượng tiếp theo hưởng lương thâm niên là sĩ quan quân đội
Đối tượng tiếp theo hưởng lương thâm niên là sĩ quan quân đội

Cách tính lương thâm niên vượt khung 

Trong những cách tính lương thâm niên cho nhân viên thuộc lĩnh vực giáo dục, quân sự trên có nhắc tới khái niệm lương thâm niên vượt khung. Vậy cách tính khoản lương này như thế nào? Hãy tiếp tục đến với phần tiếp theo của bài viết.

Khái niệm lương thâm niên vượt khung

Lương/Phụ cấp thâm niên vượt khung là một chế độ được ban hành hướng tới những cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong Nhà nước. Mức lương vượt khung là khoản động viên, khích lệ tinh thần để những nhân viên này tiếp tục làm việc và phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Đối tượng hưởng lương thâm niên vượt khung

Thông tư 04/2005/TT-BNV có quy định rõ ràng về những đối tượng được hưởng phụ cấp lương thâm niên vượt khung như sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức được xét duyệt bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tại các cơ quan, đơn vị công lập hoặc Nhà nước cấp Trung ương đến Xã.
  • Cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại cơ quan, dự án, tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ nhưng vẫn đang thuộc biên chế nhà nước và được xét duyệt lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ.

Lưu ý: Lương thâm niên vượt khung không áp dụng với những đối tượng là chuyên gia cao cấp hoặc lãnh đạo hưởng lương chức vụ theo định kỳ. 

Đối tượng hưởng lương thâm niên vượt khung thường là cán bộ, nhân viên nhà nước
Đối tượng hưởng lương thâm niên vượt khung thường là cán bộ, nhân viên nhà nước

Điều kiện hưởng lương thâm niên vượt khung

Để hưởng lương thâm niên vượt khung thì cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là công chức, viên chức đã đạt được bậc lương cuối cùng hoặc trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát.
  • Đạt điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng, bao gồm: Đủ 3 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát. Hoặc đáp ứng đủ 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại B, C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ.
  • Đáp ứng 2 tiêu chuẩn hưởng lương thâm niên vượt khung là: Đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và không vi phạm kỷ luật bất cứ hình thức nào dưới đây: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm trong thời gian còn làm việc. 
Cần đáp ứng những điều kiện nhất định mới có thể hưởng lương thâm niên vượt khung
Cần đáp ứng những điều kiện nhất định mới có thể hưởng lương thâm niên vượt khung

Mức hưởng lương thâm niên vượt khung

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung cho từng đối tượng cụ thể như sau:

TH1: Với cán bộ, công chức, viên chức sở hữu 3 năm xếp lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát: 

Lương thâm niên vượt khung = 5% lương của bậc lương cuối cùng

Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi 2 năm làm việc đáp ứng 2 tiêu chuẩn hưởng lương thâm niên thì sẽ được tính thêm 1%.

TH2: Với cán bộ, công chức, viên chức sở hữu 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại B, C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ:

Lương thâm niên vượt khung = 5% lương của bậc lương cuối cùng

Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi 2 năm làm việc đáp ứng 2 tiêu chuẩn hưởng lương thâm niên thì sẽ được tính thêm 1%.

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung có sự khác biệt theo từng đối tượng cụ thể
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung có sự khác biệt theo từng đối tượng cụ thể

Thời gian chi trả lương thâm niên vượt khung

Lương thâm niên vượt khung sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính vào mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

HappyTime – Phần mềm hỗ trợ chấm công – tính lương thâm niên dễ dàng

Có thể thấy, để được hưởng lương thâm niên thì người lao động cần làm việc liên tục tại tổ chức trong khoảng thời gian dài nhất định. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để thống kê chính xác số ngày công của từng người?

Lúc này, những phần mềm chấm công – tính lương như HappyTime sẽ là giải pháp “cứu cánh” cho tổ chức. Với các tính năng hỗ trợ chấm công trực tuyến trên app, trích xuất dữ liệu nhanh chóng qua file excel, quản lý ngày nghỉ – ngày công,… sẽ giúp tiết kiệm thời gian thống kê ngày công mà vẫn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Nhờ đó đơn giản hóa cách tính lương thâm niên cho nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về cách tính lương thâm niên cho nhân viên chuẩn và cập nhật mới nhất năm 2023. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khoản phụ cấp này và tự xác định xem liệu mình có thuộc nhóm đối tượng được hưởng lương thâm niên không. Đặc biệt, đừng quên truy cập HappyTime nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp hỗ trợ chấm công, thống kê ngày công cực nhanh chóng và chính xác. 


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime