Xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt đang ngày càng quan trọng hơn với doanh nghiệp để thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu. Cùng Blog HappyTime tìm hiểu 11 yếu tố thiết yếu trong chiến lược này là gì nhé.
Mục lục
- 1 3 lý do cần có chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt?
- 2 11 “chìa khóa” để xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên
- 2.1 Không gian văn phòng vật lý
- 2.2 Giá trị văn hóa doanh nghiệp
- 2.3 Công nhận và khen thưởng
- 2.4 Trao quyền cho nhân viên tự chủ
- 2.5 Giao tiếp trong doanh nghiệp
- 2.6 Tích cực phản hồi hai chiều
- 2.7 Phù hợp với mục tiêu công ty
- 2.8 Các chương trình đãi ngộ – phúc lợi
- 2.9 Sự cân bằng công việc – cuộc sống
- 2.10 Cung cấp tài nguyên – công nghệ
- 2.11 Đào tạo – phát triển sự nghiệp
3 lý do cần có chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt?
Chiến lược trải nghiệm nhân viên là một kế hoạch, chương trình,… được tổ chức thực hiện để nâng cao trải nghiệm, khả năng, kỹ năng của nhân viên trong môi trường văn hóa, thể chất, công nghệ của tổ chức. Trong tương lai của quản trị nhân sự, trải nghiệm nhân viên được xem là yếu tố động lực chính để thúc đẩy sự gắn kết nhân viên, tăng sự hài lòng của khách hàng.
3 lý do mà bạn nên áp dụng chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt chính là 3 lợi ích hàng đầu của chiến lược này. Bao gồm:
- Tăng mức độ gắn kết và hiệu quả làm việc của nhân viên: Trải nghiệm tốt tạo ra những nhân viên gắn bó và hạnh phúc. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Oxford, những nhân viên hạnh phúc hơn sẽ làm việc hiệu quả hơn 13%.
- Tăng trưởng lợi nhuận: Theo một khảo sát của Gallup, khi nhân viên có mức độ gắn kết cao hơn (kết quả của chiến lược trải nghiệm tốt), khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng trung bình 21%.
- Tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Một báo cáo từ IDC cho biết, có đến 85% người được hỏi đồng ý rằng trải nghiệm nhân viên cải thiện sẽ mang đến trải nghiệm và sự hài lòng khách hàng tốt hơn.
11 “chìa khóa” để xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên
Nếu bạn chưa biết xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên như thế nào, hãy tham khảo ngay 11 yếu tố cần thiết trong xây dựng chiến lược sau nhé:
Không gian văn phòng vật lý
Thiết kế và bố trí văn phòng là một yếu tố quan trọng đối với trải nghiệm và năng suất của nhân viên. Khi môi trường không gian vật lý được thay đổi phù hợp sẽ tác động tích cực đến sự hợp tác, sáng tạo và quá trình xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Theo dự đoán của Gartner, 66% nhân viên sẽ ưu tiên làm việc trong văn phòng được trang bị đầy đủ thiết bị chăm sóc sức khỏe hơn là văn phòng tại nhà của họ.
Về yếu tố không gian văn phòng vật lý trong chiến lược trải nghiệm nhân viên, bạn nên cung cấp cho đội nhóm, nhân sự của mình những yếu tố như:
- Các công cụ, tài nguyên cần thiết cho công việc.
- Tạo không gian làm việc công khai một cách tốt da.
- Có những khu vực riêng tư để nhân viên có thể nghỉ ngơi hoặc sử dụng khi cần tập trung.
- Tạo ra không gian nghỉ ngơi thoải mái cho nhân viên, bởi họ dành hơn 40 giờ một tuần tại nơi làm việc của mình. Ví dụ nhu cung cấp khu vực uống trà, cafe, đồ ăn nhẹ,…
Giá trị văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa công ty ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của nhân viên và ngược lại. Theo nhiều cách, trải nghiệm của nhân viên, cùng với sự gắn kết nhân viên, là một sản phẩm của văn hóa công ty. Trong một cuộc khảo sát, có đến 87% CEO và HR cho biết, văn hóa công ty hỗ trợ đáng kể cho mục tiêu kinh doanh (BambooHR). Trong quá trình áp dụng văn hóa vào chiến lược trải nghiệm nhân viên, bạn nên lưu ý:
- Cần gắn liền chiến lược với sứ mệnh của tổ chức và giá trị cốt lõi đằng sau sứ mệnh đó.
- Đảm bảo xây dựng văn hóa tổ chức của bạn dựa trên các giá trị và đạo đức tập trung vào nhân viên.
- Luôn ưu tiên sự tôn trọng, minh bạch và sự công bằng.
- Văn hóa doanh nghiệp cần được bắt đầu từ những người quản lý đáng tin cậy.
Công nhận và khen thưởng
Theo nghiên cứu của Globoforce, 79% nhân viên nói rằng sự công nhận khiến họ làm việc chăm chỉ hơn và 78% nói rằng sự công nhận giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Sự công nhận và khen thưởng nếu được thực hiện thường xuyên, kịp thời sẽ giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và tự hào hơn với công việc. Do đó, xây dựng các chương trình công nhận, khen thưởng là điều không thể thiếu trong chiến lược trải nghiệm nhân viên.
Bên cạnh đó, khi nhân viên nhận được sự công nhận kịp thời, não bộ của họ sẽ tăng chiết xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamine – được xem là hormone phúc (theo Qualtrics). Từ đó, nhân viên sẽ có trải nghiệm cảm xúc, tinh thần tốt hơn trong công việc. Bạn có thể tham khảo một số chương trình công nhận – khen thưởng hữu ích cho nhân viên tại bài viết “6 ý tưởng để nhân viên cảm thấy sự công nhận trong công việc”.
Trao quyền cho nhân viên tự chủ
Không một nhân viên nào muốn bị quản lý quá chi tiết (quản lý vi mô) trong công việc của mình. Một người quản lý thường xuyên giám sát nhân viên liên tục sẽ khiến họ có trải nghiệm không tốt, mất niềm tin ở quản lý đó. Vì vậy, trao quyền tự chủ cũng là một điều thiết yếu bạn nên áp dụng vào các chiến lược trải nghiệm nhân viên của doanh nghiệp.
Trao quyền tự chủ cho nhân viên là quá trình bạn cung cấp cho họ một mức độ tự do nhất định để thực hiện công việc, nhiệm vụ. Nó có thể liên quan đến thời gian, thứ tự hoàn thành công việc, hoặc tự chủ về địa điểm làm việc. Quyền tự chủ của nhân viên khi được áp dụng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như tăng sự hài lòng, tăng gắn kết – động lực của nhân viên, cải thiện khả năng giữ chân.
Theo một minh họa được Harvard Business Review cung cấp, khi bạn tạo điều kiện cho nhân viên tự chủ, nghĩa là bạn để họ xác định mục tiêu, mục đích, vấn đề công ty cần giải quyết là gì. Spotify là công ty điển hình áp dụng cách tiếp cận này. Và họ đã phát triển thành doanh nghiệp hơn 2.000 nhân viên, doanh thu lên đến 3 tỷ USD và hơn 30 triệu người dùng trả phí.
Giao tiếp trong doanh nghiệp
Giao tiếp tốt là một trong những “vũ khí” giúp cho các chiến lược trải nghiệm nhân viên được hiệu quả và truyền cảm hứng hơn cho nhân viên. Khi sự giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ, nó sẽ giúp quá trình tương tác, truyền cảm hứng tốt hơn. Bên cạnh đó, giao tiếp nội bộ tốt cũng giúp các nhân sự dễ dàng nhận thức được mục tiêu chung của tổ chức và hướng đến mục tiêu đó.
Tích cực phản hồi hai chiều
Sự phản hồi từ nhân viên sẽ là một yếu tố “xương sống” tuyệt vời để bạn tạo ra một tổ chức hạnh phúc, làm việc hiệu suất cao. Tuy vậy, tình trạng chỉ có thông tin một chiều từ trên xuống dưới vẫn còn diễn ra phổ biến. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu suất, động lực của nhân viên.
Thật vậy, hơn 50% nhân viên tin rằng năng suất của họ được cải thiện khi các quản lý của họ cởi mở chia sẻ thông tin (Mushroom Management). Vì vậy, tạo ra những sự phản hồi 2 chiều sẽ tạo ra lợi ích tích cực cho chiến lược trải nghiệm nhân viên. Để làm được điều đó lưu ý 2 thành phần chính của quá trình phản hồi là đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và thu thập phản hồi 2 chiều.
Phù hợp với mục tiêu công ty
Chiến lược trải nghiệm nhân viên phải phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Khi chiến lược trải nghiệm nhân viên được gắn liền với mục tiêu chung, nhóm của bạn sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nó cũng sẽ giúp quá trình đo lường chiến lược được hiệu quả hơn. Hãy lưu ý sự rõ ràng, minh bạch, nhất quán trong việc xác định mục tiêu của chiến lược với mục tiêu chung.
Các chương trình đãi ngộ – phúc lợi
Các chương trình đãi ngộ, phúc lợi là một yếu tố liên kết chặt chẽ với chiến lược trải nghiệm nhân viên mà bạn cần lưu ý. Nhân viên sẽ dành ít nhất 40 giờ làm việc mỗi tuần, vì vậy hãy cung cấp cho họ những chương trình đãi ngộ, phúc lợi phù hợp.
Ngay cả khi bạn cung cấp mức lương cao hơn 30%, nhưng có đến 80% nhân viên sẽ lựa chọn công việc có nhiều đãi ngộ, phúc lợi hơn với công việc tương tự (AICPA – Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ). Bạn có thể tham khảo một số bài viết về đãi ngộ, phúc lợi tại:
- Bài viết: Đãi ngộ là gì? Bí quyết giữ chân người tài nhờ chế độ đãi ngộ.
- Bài viết: Chế độ đãi ngộ nhân viên – yếu tố giữ chân nhân tài trung thành hơn.
- Bài viết: Tìm hiểu về các dạng phúc lợi linh hoạt cho nhân viên.
Sự cân bằng công việc – cuộc sống
Mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu khác nhau về sự linh hoạt để cân bằng cuộc sống – công việc với nhau. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống đang trở nên thiết yếu để doanh nghiệp có thể giúp nhân viên có những trải nghiệm vui vẻ, khỏe mạnh.
Khi bạn có những nhân viên vui vẻ, hạnh phúc này, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn kết hơn khi họ làm việc. Một nghiên cứu từ Zenefits cho biết, 73% nhân viên nói rằng sắp xếp công việc linh hoạt làm tăng sự hài lòng trong công việc của họ. Vì vậy hãy lưu ý vấn đề này trong chiến lược trải nghiệm nhân viên của doanh nghiệp bạn.
Cung cấp tài nguyên – công nghệ
Áp dụng công nghệ và cung cấp đủ tài nguyên sẽ giúp nhân viên của bạn dễ dàng hơn trong công việc. Do đó, trong chiến lược trải nghiệm nhân viên, hãy lưu ý về vấn đề trang bị công nghệ, tài nguyên cho nhân viên. Nó có thể liên quan đến nhóm kiến thức, công cụ, công nghệ, sự hỗ trợ từ bên ngoài,… mà nhân viên của bạn cần.
Đào tạo – phát triển sự nghiệp
Theo báo cáo của PayScale, có đến 32% trong 38.000 người được hỏi cho biết họ quan tâm nhất đến đào tạo quản lý và lãnh đạo. Một chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt cần có các yếu tố giúp nhân viên phát triển được kỹ năng, sự nghiệp của họ. Nó có thể bắt đầu từ những khóa đào tạo kỹ năng mềm, cung cấp chương trình tăng kiến thức – chuyên môn, đến cơ hội tăng trưởng về chức vụ, thu nhập,…
Hy vọng 11 điều thiết yếu ở trên sẽ giúp bạn có thể bắt đầu xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên và giúp doanh nghiệp duy trì văn hóa, tăng trưởng doanh thu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime.vn và trải nghiệm ngay nền tảng quản lý và nâng cao trải nghiệm nhân viên này từ hôm nay. Với những tính năng như quản lý nhân sự cơ bản, quản lý ngày công – lương minh bạch, rõ ràng, bảng tin nhân sự,… HappyTime sẽ giúp doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược trải nghiệm nhân viên hiệu quả hơn.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |