Cách tính lương 3P nâng cao khả năng thu hút nhân tài, thúc đẩy hiệu suất và tinh thần lao động của nhân viên, đảm bảo sự công bằng minh bạch và tối ưu chi phí lương cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, HappyTime sẽ chia sẻ với bạn công thức tính lương 3P tổng quát cùng phương pháp tối ưu những lợi ích mà lương 3P mang lại cho doanh nghiệp.

Công thức lương 3P là gì?

Hệ thống lương 3P là phương pháp tính lương dựa trên 3 yếu tố: P1 – Position – Vị trí công việc, P2 – Person – Năng lực làm việc, P3 – Performance – Hiệu quả công việc.

Khác với những phương pháp tính lương truyền thống chỉ trả lương dựa trên bằng cấp hoặc thâm niên, công thức lương 3P tập trung đánh giá khả năng và giá trị mà nhân viên tạo ra. Chính sách lương này loại bỏ mọi sự phiến diện, bất công, thay vào đó hướng đến sự ghi nhận, tính công bằng và thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động.

Cùng xem sự khác biệt cơ bản giữa công thức lương 3P và cách tính lương truyền thống:

Tiêu chíCách tính lương truyền thống Cách tính lương 3P
Chuyên mônXX
Bằng cấp XX
Thâm niên XX
Năng lựcX
Hiệu quảX
3P là cách tính lương cho nhân viên dựa trên vị trí, năng lực và hiệu quả làm việc
3P là cách tính lương cho nhân viên dựa trên vị trí, năng lực và hiệu quả làm việc

Cách tính lương 3P như thế nào?

Lương 3P được tính theo công thức như sau:

3P = P1 + P2 + P3

Trong đó:

  • P1 – lương theo vị trí công việc (Pay for Position): Mức lương cứng tương ứng với giá trị của công việc cũng như bằng cấp, thâm niên, chuyên môn và chức danh của nhân viên.
  • P2 – lương theo năng lực làm việc (Pay for Person): Xác định dựa trên thang điểm đánh giá năng lực của nhân viên, là mức lương cố định, có thể điều chỉnh theo lương P1 hoặc có mức riêng do doanh nghiệp đặt ra.
  • P3 – lương theo hiệu quả công việc (Pay for Performance): Xác định dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu (KPI) của nhân viên, không cố định.

Ví dụ:

Anh A là nhân viên kinh doanh, có mức lương cứng P1 là 4.960.000đ/tháng (doanh nghiệp quy định P1 bằng mức lương tối thiểu vùng I theo quy định của Bộ Lao động). Do đã có 3 năm kinh nghiệm, từng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng và đạt điểm cao trong kỳ đánh giá năng lực của công ty, nên anh A được công ty đề xuất mức lương năng lực P2 là 1.488.000đ/tháng (bằng 30% lương P1).

Anh A thỏa thuận rằng nếu đạt được trên 80% KPI hàng tháng, anh sẽ được nhận lương P3 bằng 10% doanh thu kiếm được. Tháng này anh A đã sales được 210.000.000đ, đạt 89% KPI nên được hưởng mức lương P3 là 21.000.000đ. Như vậy, lương 3P tháng này của anh A là 4.960.000đ + 1.488.000đ + 21.000.000đ = 27.448.000đ.

>>> Xem thêm: 5 bước xây dựng lương 3P (Kèm mẫu download)

Cách tính lương 3P là tổng của mức lương theo vị trí, lương theo năng lực và lương theo hiệu suất
Cách tính lương 3P là tổng của mức lương theo vị trí, lương theo năng lực và lương theo hiệu suất

Phân tích 3 yếu tố cốt lõi của cách tính lương 3P

Để thiết lập quy chế lương 3P phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn cần hiểu rõ từng yếu tố cốt lõi của lương 3P:

P1 – Pay for Position – Trả lương theo vị trí

Pay for Position là mức lương cứng hàng tháng, được chuyển đổi từ điểm đánh giá giá trị của công việc (vị trí). Trong đó, giá trị của công việc được xác định bằng một trong các phương pháp như CRG, HAY, 6 tiêu chí, v.vv.. tùy theo khả năng và mong muốn của hội đồng lương trong doanh nghiệp.

Ở mỗi phương pháp, hội đồng lương cần xác định các tiêu chí đánh giá giá trị của công việc, bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm: Lượng kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn của nhân viên về công việc mà họ đảm nhiệm, thông qua số năm đào tạo hoặc lương thâm niên trong ngành.
  • Điều kiện làm việc: Mức độ rủi ro và sự bất tiện trong công việc và môi trường làm việc.
  • Khả năng đưa ra quyết định: Mức độ nhân viên có thể đưa ra quyết định (và quyết định khó khăn) một cách độc lập.
  • Các tiêu chí khác như: Trình độ quản lý, kỹ năng quan hệ nhân sự, mức độ chủ động trong công việc, mức độ tác động của nhân viên, v.vv..

Sau khi xác định được các tiêu chí, hội đồng lương cần phân cấp và lập thang điểm cho từng tiêu chí. Từ đó, hội đồng lương xác định mỗi vị trí cần đáp ứng những tiêu chí nào, với số điểm bao nhiêu. Sau khi đã có tổng điểm đánh giá của từng vị trí, hội đồng lương sẽ gán đơn giá để quy đổi ra lương P1. Vị trí có điểm cao thì được nhận mức lương cao hơn, vị trí có điểm thấp thì nhận mức lương thấp hơn, nhưng phải đảm bảo không dưới mức lương cơ bản vùng theo quy định của Luật Lao động.

Cơ cấu trả lương này được nhiều doanh nghiệp áp dụng toàn phần, không kết hợp với bất cứ yếu tố nào khác để giảm tải khối lượng công việc cho bộ phận nhân sự và kế toán. Tuy nhiên, Pay for Position chỉ phù hợp với những vị trí công việc không trực tiếp tạo ra sản phẩm/doanh thu mà thôi.

Doanh nghiệp tùy chọn phương pháp đánh giá giá trị công việc
Doanh nghiệp tùy chọn phương pháp đánh giá giá trị công việc

P2 – Pay for Person – Trả lương theo năng lực

Pay for Person là mức lương trả theo năng lực của người lao động. Năng lực của một vị trí cũng xác định dựa trên rất nhiều tiêu chí đánh giá, có thể phân chia như sau:

  • Năng lực cốt lõi: Các kỹ năng được xác định dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp có giá trị cốt lõi là sự sáng tạo, thì nhân viên phải có kỹ năng sáng tạo và đổi mới.
  • Năng lực chuyên môn: Các kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn được sử dụng để giải quyết những nghiệp vụ cụ thể. Ví dụ nhân viên kinh doanh phải có kỹ năng chốt sales, kế toán viên phải có kỹ năng pháp lý, nhân viên truyền thông phải có kỹ năng tổ chức sự kiện, v.vv..
  • Năng lực phẩm chất: Các kỹ năng liên quan đến thái độ và hành vi. Ví dụ là năng lực thích ứng, năng lực định hướng, năng lực sáng tạo, năng lực mở rộng mối quan hệ, v.vv..
  • Năng lực kỹ năng: Các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, quản trị thời gian, quản lý rủi ro, xử lý xung đột, thuyết phục và đàm phán, ngoại ngữ, v.vv..
  • Các năng lực khác như: Năng lực kiến thức, năng lực kỹ thuật, năng lực quản lý, v.vv..

Sau khi xây dựng khung năng lực, hội đồng lương sẽ phân cấp từng năng lực theo thang điểm phù hợp. Từ đó, hội đồng lương sẽ chấm điểm năng lực cho từng vị trí, xác định mỗi vị trí bắt buộc phải có những năng lực nào, đạt điểm chuẩn là bao nhiêu. Cuối cùng, hội đồng lương gán đơn giá để quy đổi điểm năng lực ra lương P2.

Nhân viên có điểm năng lực cao được trả mức lương cao cùng đãi ngộ hấp dẫn. Ngược lại, nhân viên có điểm năng lực hạn chế thì được trả mức lương thấp hơn và cần nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực, tăng mức thu nhập trong quá trình làm việc.

Cách tính lương này khuyến khích người lao động cải thiện năng lực bản thân để đạt được mức lương cao hơn, vừa đảm bảo tính công bằng, vừa thúc đẩy sự cạnh tranh.

Cần xây dựng khung đánh giá năng lực cho nhân viên
Cần xây dựng khung đánh giá năng lực cho nhân viên

P3 – Pay for Performance – Trả lương theo hiệu suất

Pay for Performance là trả lương theo hiệu suất công việc và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp dựa trên những tiêu chí (KPI) đã đặt ra. Hình thức trả lương theo hiệu suất được xác định theo từng đối tượng:

  • Đối với cá nhân: Trả lương theo hoa hồng, lương theo doanh thu, lương theo sản phẩm, thưởng trên số lượng sản phẩm bán ra, lương theo KPI, tăng lương, v.vv..
  • Đối với tổ chức: Thưởng thành tích theo nhóm hoặc bộ phận dựa trên những giá trị đem lại cho doanh nghiệp, cùng chia sẻ lợi ích đã đạt được.
  • Đối với toàn doanh nghiệp: Chia sẻ lợi ích bằng cách thưởng cổ phiếu, trao quyền mua cổ phiếu hoặc chia sẻ lợi nhuận.

Nhìn chung, tùy theo cơ chế hoạt động và lợi nhuận đạt được mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng những công thức tính lương theo hiệu suất khác nhau.

Giải mã 3 yếu tố P trong cách tính lương 3P
Giải mã 3 yếu tố P trong cách tính lương 3P

Vì sao cần xây dựng công thức lương 3P?

Có thể nói, 3P chính là giải pháp win-win, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Đối với doanh nghiệp, cách tính lương 3P đem lại những lợi ích như:

  • Thu hút nhân tài, tăng tỷ lệ gắn bó, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.
  • Khai thác tối đa năng lực của nhân viên, từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
  • Đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong tính lương thông qua việc công khai hệ thống tính lương và giải thích rõ ràng sự chênh lệch về lương.
  • Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá KPI dựa trên các tiêu chí, chỉ số tiêu chuẩn.
  • Tạo động lực làm việc cho nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình để nhận được mức lương tương xứng với năng lực.
  • Tối ưu chi phí lương cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro dư thừa nguồn lực nhưng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Đối với nhân viên, lương 3P giúp họ đạt được nhiều giá trị như:

  • Được cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách lương thưởng và đãi ngộ, dễ dàng đưa ra quyết định hợp tác lâu dài với công ty hay không, để tự đảm bảo quyền lợi bản thân trong quá trình làm việc.
  • Tạo động lực làm việc hiệu quả và nâng cao năng lực cá nhân khi hiểu rõ về mối quan hệ giữa năng lực, thành tích và mức lương.
  • Được trao cơ hội để thể hiện bản thân, được ghi nhận bằng phần thưởng xứng đáng mỗi khi đạt được thành tích ấn tượng.

>>> Xem thêm: Mẫu bảng lương 3P chi tiết nhất hiện nay

Công thức lương 3P đảm bảo nguyên tắc win-win giữa doanh nghiệp và người lao động
Công thức lương 3P đảm bảo nguyên tắc win-win giữa doanh nghiệp và người lao động

Cách tính lương 3P áp dụng tốt ở điều kiện nào?

Cách tính lương 3P áp dụng tốt nhất trong điều kiện:

  • Mỗi vị trí đem lại giá trị khác biệt.
  • Các nhân viên ở cùng một vị trí có năng lực khác biệt.
  • Mỗi cá nhân đạt được hiệu quả công việc khác nhau.

Công thức lương 3P phù hợp với loại công việc và ngành nghề nào?

Công thức lương 3P phù hợp với những công việc dễ dàng đo lường hiệu suất thông qua các chỉ số, điển hình là kinh doanh sản phẩm/dịch vụ và sản xuất sản phẩm.

Tuy nhiên, công thức lương 3P lại khó ứng dụng cho những công việc có tính phụ thuộc vào các yếu tố khác, ví dụ như:

  • Bưu chính, điện lực, v.vv.. do chuỗi giá trị quá dài, tức là tập hợp các hoạt động cần thực hiện để cho ra giá trị quá đồ sộ.
  • Bác sĩ, chuyên gia tư vấn, nhà nghiên cứu, v.vv.. do công việc chủ yếu yêu cầu sử dụng trí tuệ. 
  • Phát triển phần mềm, sản xuất điện ảnh, xây dựng chương trình biểu diễn, thiết kế xây dựng, v.vv.. do công việc cần phối hợp giữa nhiều đội nhóm.

Dù vậy, mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng cách tính lương 3P kể cả với các vị trí khó đo lường giá trị. Chỉ cần điều chỉnh khéo léo tỷ lệ giữa các khoản lương P1, P2 và P3 trong 3P là có thể tạo ra mức lương phù hợp với đặc thù công việc và thị trường lao động.

Công thức lương 3P phù hợp nhất với những công việc kinh doanh và sản xuất
Công thức lương 3P phù hợp nhất với những công việc kinh doanh và sản xuất

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính lương 3P hiệu quả đối với bộ phận có áp chỉ tiêu, kết hợp với các công thức lương đặc trưng khác cho những phòng ban còn lại. Bởi vì một công ty không nhất thiết chỉ ứng dụng duy nhất một cách tính lương. Tuy nhiên, cách làm này sẽ tạo ra gánh nặng cho hội đồng lương, nhà quản trị và bộ phận nhân sự, khi phải triển khai và quản lý quá nhiều công thức lương khác nhau, đặc biệt là khi công ty có quy mô lớn.

Lúc này, doanh nghiệp nên tận dụng lợi ích từ phần mềm quản lý nhân sự HappyTime, thông qua tính năng tính lương tự động hữu dụng:

  • Tính lương tự động theo công thức cài đặt sẵn, loại bỏ sai số, nhầm lẫn dữ liệu.
  • Tự động tạo bảng lương chi tiết và xuất bảng lương ra file Excel theo yêu cầu, giảm thiểu thời gian làm việc thủ công.
  • Áp dụng cùng lúc nhiều công thức lương khác nhau cho các chi nhánh, phòng ban, bộ phận, vị trí, v.vv.. để cân đối lợi ích cho nhân viên, đáp ứng cơ chế quản lý và vận hành đa dạng nhất.
  • Kết hợp với các tính năng số hóa và tự động hóa khác như quản lý chấm công, quản lý giờ làm việc, quản lý đơn từ trực tuyến, vận hành hoạt động nội bộ, v.vv.. để tối ưu hóa quy trình quản trị.

Với sự hỗ trợ của phần mềm HappyTime, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí khi xây dựng quỹ lương, triển khai chính sách lương và quản lý lương.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các tính năng của HappyTime

Phần mềm quản lý nhân sự HappyTime hỗ trợ doanh nghiệp triển khai lương 3P hiệu quả
Phần mềm quản lý nhân sự HappyTime hỗ trợ doanh nghiệp triển khai lương 3P hiệu quả

Lưu ý khi tính lương theo phương pháp 3P

Mặc dù thang bảng lương 3P đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công áp dụng phương pháp này. Nguyên nhân có thể do:

  • Doanh nghiệp đánh giá năng lực nhân viên bị cảm xúc chi phối, không chắc chắn tính công bằng.
  • Khi áp dụng 3P, một số công ty vẫn duy trì phụ cấp thâm niên, phụ cấp quan hệ, khiến cho mục tiêu công bằng bị phá vỡ và khiến 3P trở thành hệ thống gây rối cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: 5 lý do khiến trả lương theo phương pháp 3p không hiệu quả

Vì thế, để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ cách tính lương 3P, doanh nghiệp cần được vận hành bởi những nhà quản lý có kinh nghiệm chuyên sâu và có khả năng đánh giá nhân viên một cách lý trí dựa trên những dữ kiện số liệu.

Riêng với những doanh nghiệp đã có quá trình hoạt động lâu năm, việc áp dụng công thức lương 3P thay cho hệ thống cũ phải cực kỳ thận trọng. Vì 3P có thể gây đảo lộn hoặc nhầm lẫn số lương khi quy mô tổ chức phức tạp, nhiều phòng ban, nhiều vị trí và nhiều cách thức trả lương.

Thận trọng khi áp dụng công thức tính lương 3P
Thận trọng khi áp dụng công thức tính lương 3P

Để được hỗ trợ cách tính lương 3P nói riêng và quản lý lương nói chung cho toàn doanh nghiệp, nhà quản trị đừng quên ứng dụng phần mềm quản trị HappyTime. Với chức năng tính lương minh bạch, đa dạng công thức và trích xuất bảng lương chi tiết qua file Excel, HappyTime sẽ giúp doanh nghiệp số hóa, tối ưu hóa quy trình tính lương mà vẫn đảm bảo tính chính xác, công khai, công bằng và minh bạch.

Để được nhận tư vấn trực tiếp từ HappyTime, nhà quản trị vui lòng liên hệ qua địa chỉ: