Văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines phản ánh giá trị cốt lõi song hành với sự phát triển của thương hiệu qua bề dày lịch sử. Đó chính là kim chỉ nam giúp Vietnam Airlines định hướng tương lai, xây dựng kế hoạch và đưa ra các chiến lược thành công.

Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng HappyTime tìm hiểu về những điểm sáng trong văn hóa doanh nghiệp Vietnam Airlines. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn nảy ra những sáng kiến tuyệt vời để xây dựng nền văn hóa cho chính doanh nghiệp của mình.

Đôi nét về văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines – là “cánh chim đầu đàn” của ngành hàng không Việt. Được thành lập từ năm 1956 và không ngừng phát triển để hoàn thiện, cho đến nay Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng vô cùng đặc biệt của quốc gia, đồng thời sở hữu một bản sắc văn hóa độc đáo không thể nhầm lẫn.

Vietnam Airlines định hướng văn hóa tổ chức phát triển với sự bền vững và có chiều sâu. Trong đó, mỗi cá nhân cần lĩnh hội những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để cùng nhau tiến đến sứ mệnh chung. Để làm được điều đó, Vietnam Airlines đã và đang xây dựng một mạng lưới truyền thông nội bộ mạnh mẽ. Sự ra đời của cuốn sổ tay văn hóa VNA đã trình bày rõ những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines, minh họa rõ bằng các phương châm hoạt động, nội quy cũng như kế hoạch hành động cụ thể.

>>> Xem thêm: Văn hóa tổ chức là gì? TOP 5 cách xây dựng văn hóa tổ chức

Giới thiệu Vietnam Airlines
Vietnam Airlines biên soạn nên cuốn sổ tay văn hóa, nơi trình bày rõ những nét đặc trưng trong nền văn hóa của tổ chức

1-5-5 – Nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Vietnam Airlines

Tháng 9/2023 vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức Hội thảo Văn hóa Doanh nghiệp. Đây là nơi các nhà lãnh đạo tiên phong (FPT, UNIX, VNA,…) cùng chia sẻ, thảo luận về các bài học thực tiễn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ở buổi hội thảo này, đại diện Vietnam Airlines đã trình bày cuốn sổ tay văn hóa doanh nghiệp VNA, trong đó đề cập đến mô hình văn hóa 1-5-5, bao gồm 1 trung tâm – 5 trụ cột – 5 nội dung cốt lõi ở mỗi trụ cột. 

Trong đó, trung tâm mà VNA hướng đến chính là khách hàng, còn 5 trụ cột văn hóa bao gồm:

Văn hóa an toàn là số 1

Vietnam Airlines luôn coi an toàn là yếu tố trọng yếu, là một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ nhiệm vụ hỗ trợ, hậu cần đến giám sát, tổ bay đều có cam kết cung cấp dịch vụ an toàn thông qua các hoạt động:

  • Phòng ngừa rủi ro và khắc phục hậu quả một cách an toàn.
  • Thuê chuyên gia quốc tế đánh giá mức độ an toàn cho từng chặng bay.
  • Điều tra, xử lý thông tin và báo cáo an toàn.

Đặc biệt, doanh nghiệp cũng chia sẻ tri thức nội bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo các phương châm về sự an toàn được thấm nhuần và thực thi như một thói quen. Ở đó, mọi thành viên của Vietnam Airlines đều ý thức được nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc bảo vệ sự an toàn cho khách hàng, hệ thống vận hành, hệ thống quản trị và mọi khía cạnh khác của doanh nghiệp.

Văn hóa an toàn của Vietnam Airlines
Dịch vụ an toàn luôn được hãng ưu tiên hàng đầu tại Vietnam Airlines

Văn hóa chính trực  

Ở Vietnam Airlines, tất cả mọi người đều phải có tiếng nói. Không ai được phép ngần ngại chỉ ra sai sót của đối phương mà phải đưa ra những góp ý mang tính xây dựng với tất cả sự chân thành, trung thực và minh bạch. Việc phê bình sai sót của nhau không phải vì mục đích kỷ luật mà là để nhìn nhận lại hành vi của mình để biết tránh phạm phải sai lầm. Từ đó, mọi người có thể hạn chế tối đa các sự cố ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn vận hành và an toàn quản trị.

Văn hóa nâng tầm dịch vụ  

Với trọng tâm duy nhất là khách hàng, Vietnam Airlines cực kỳ chú trọng vào chất lượng dịch vụ của mình. Doanh nghiệp đã triển khai phương châm “4 Xin – 4 Luôn” trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó:

  • “4 Xin” có nghĩa: Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin lỗi.
  • “4 Luôn” có nghĩa: Luôn tươi cười, luôn giúp đỡ, luôn thấu hiểu và luôn tử tế. 

Thực hiện các nguyên tắc này, nhân sự của hãng có thể trau dồi, nâng cao tinh thần trách nhiệm và phong cách ứng xử chuyên nghiệp đối với khách hàng, mở rộng ra là cả đồng nghiệp và cộng đồng. Điều này góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh và vững mạnh của Vietnam Airlines.

Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp của Vietnam Airlines
Nhân viên Vietnam Airlines cần thể hiện phong cách chuyên nghiệp trong mọi hành vi

Văn hóa số

Công cuộc chuyển đổi số toàn diện của Vietnam Airlines được áp dụng trong mọi quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động. Văn hóa số của Vietnam Airlines được định hình chính thức qua tuyên bố và biểu tượng “Bông sen số” với 7 yếu tố:

  • An toàn là số 1: Chuyển đổi số để hướng tới sự an toàn cho khách hàng, cộng đồng và doanh nghiệp.
  • Quyết định dựa trên các dữ liệu: Luôn dùng con số để phân tích và đánh giá vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định mang tính khách quan, lý trí.
  • Lấy khách hàng làm trung tâm: Chuyển đổi số trong quản lý và vận hành để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Linh hoạt thích ứng: Tận dụng công nghệ số để đổi mới tư duy, gia tăng sự linh hoạt trong phản ứng, dễ dàng thích ứng với thị trường đang không ngừng xoay chuyển.
  • Đổi mới sáng tạo không ngừng: Sử dụng công cụ và công nghệ số để thúc đẩy tư duy sáng tạo, đổi mới của nhân viên, từ đó tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn.
  • Tư duy số: Truyền đạt tư duy số trong cách xử lý vấn đề để đạt được hiệu quả dễ đo lường.
  • Mở rộng hợp tác: Mở rộng quan hệ với các đối tác để cùng nhau tạo thành “quần thể số” phát triển không ngừng.

Thông qua lộ trình chuyển đổi số, Vietnam Airlines mong muốn tạo nên đội ngũ nhân lực chất lượng cao, linh hoạt, có tư duy sáng tạo bùng nổ để đem lại giá trị ấn tượng đối với doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng. Đồng thời, Vietnam Airlines đang tạo ra “bầu khí quyển số” trong thương hiệu để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trước rất nhiều đối thủ nặng ký khác.

Đến nay, sau hơn 1 năm thực thi trụ cột văn hóa số, nền văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines đã được định hình và lan tỏa bởi mỗi nhân sự trong cung cách làm việc, giao tiếp, lối tư duy và ứng xử. Như vậy chuyển đổi số tại Vietnam Airlines không những là chuyển đổi về công nghệ mà còn bao gồm cả sự thay đổi về con người, tư duy. Hành trình dài này cần có sự bền bỉ, kiên trì và cam kết cố gắng của tất cả nguồn nhân lực, từ đội ngũ lãnh đạo cho đến các cán bộ nhân viên.

Vietnam Airlines thúc đẩy hành trình chuyển đổi số
Công cuộc chuyển đổi số làm nên văn hóa doanh nghiệp Vietnam Airlines

Văn hóa học tập

Văn hóa học tập tại Vietnam Airlines được ban lãnh đạo và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm và thúc đẩy mỗi nhân sự thực hiện. Điều này được thể hiện qua một số hoạt động cụ thể như:

  • Khuyến khích những ý tưởng mới: Ban lãnh đạo đặc biệt khuyến khích nhân viên đưa ra những sáng kiến mới trong công việc để đạt được hiệu suất cao hơn và tạo ra những giá trị độc đáo hơn.
  • Tiếp nhận sự thay đổi: Toàn bộ cán bộ nhân viên của Vietnam Airlines không chùn bước trước sự thay đổi của thời cuộc mà phải sẵn sàng đón nhận thử thách, tìm ra cơ hội để thích ứng và phát triển.
  • Học tập thường xuyên: Để đáp ứng những thay đổi của kỷ nguyên kỹ thuật số, tất cả mọi cán bộ của Vietnam Airlines phải học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng liên tục thông qua các chương trình đào tạo nội bộ của hãng và cả tự học.
  • Thích ứng nhanh chóng với thị trường: Trước những thay đổi không ngừng của thị trường và công nghệ, Vietnam Airlines cần học cách thích ứng nhanh để duy trì vị thế cạnh tranh. 

Ngoài ra, hãng cũng đặc biệt chú trọng đến mô hình làm việc, tạo dựng nên một tổ chức linh hoạt, kịp thời đáp ứng các điều kiện phát triển của thế giới. Các mô hình làm việc mới như Quick win và Agile đã được Vietnam Airlines áp dụng để sẵn sàng đón nhận mọi biến động.

>>> Xem thêm: 5 dạng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng nhà quản lý cần biết

Văn hóa học tập của Vietnam Airlines
Với Vietnam Airlines, học tập là giải pháp duy nhất để tồn tại và phát triển

Công cuộc chuyển đổi số – Điều làm nên thành công cho văn hóa doanh nghiệp Vietnam Airlines

Các đặc điểm trong nền văn hóa tổ chức của Vietnam Airlines ngày càng trở nên rõ nét hơn nhờ có công cuộc chuyển đổi số bài bản. Hãng bay đã áp dụng số hóa vào mọi mặt của doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Quản trị vận hành
  • Quản lý dữ liệu
  • Xây dựng chiến lược
  • Quản trị khách hàng
  • Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin

Nhờ đó, hãng bay đang dần đạt được 3 mục tiêu lớn:

  • Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và người lao động, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, qua đó gia tăng doanh thu.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí vận hành.
  • Giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời.
Chuyển đổi số làm nên thành công cho văn hóa Vietnam Airlines
Số hóa tại Vietnam Airlines nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, nhân viên và cả ban lãnh đạo của doanh nghiệp

Chuyển đổi số đã hỗ trợ Vietnam Airlines xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công thông qua các chiến lược như sau:

Đối với trải nghiệm của khách hàng

Vietnam Airlines đang hướng đến mục tiêu trở thành hãng hàng không số gia tăng được trải nghiệm của khách hàng thông qua các giải pháp:

  • Làm hài lòng khách hàng trên tất cả các kênh và điểm chạm.
  • Giúp khách hàng tương tác, sử dụng dễ dàng các kênh truyền thông số của hãng.
  • Thu thập, phân tích và quản trị thông tin khách hàng dễ dàng hơn.
  • Tương tác, trả lời, tư vấn khách hàng một cách tự động hóa.
  • Tự động hóa thu thập, phản hồi thông tin từ khách hàng.

Hướng tiếp cận của Vietnam Airlines là từ ngoài vào trong, căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để có sự điều chỉnh bên trong. Kết quả là sau hơn 1 năm triển khai công cuộc chuyển đổi số, Vietnam Airlines đã khảo sát được mức độ nhận biết và niềm tin của khách hàng dành cho hãng bay đang đạt mức cao. Điều này giúp hãng khẳng định được vị thế trong ngành hàng không quốc gia.

Đối với trải nghiệm của nhân viên

Vietnam Airlines đã xây dựng văn hóa số nhằm phát triển nguồn nhân lực vững mạnh cho chuyển đổi số với các chiến lược:

  • Xây dựng văn hóa đồng bộ từ chính sách đến môi trường làm việc, tạo điều kiện cho nhân viên được sáng tạo, đổi mới và tự do thử nghiệm các ý tưởng mới.
  • 100% nhân sự đang làm việc tại hãng được đào tạo, trang bị các kỹ năng số để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
  • Sử dụng công nghệ số để thay đổi cách thức liên kết, tương tác trong và giữa các bộ phận để nhân viên được gắn kết với nhau hơn, trao đổi và làm việc với nhau hiệu quả hơn.

Đặc biệt, Vietnam Airlines đang xây dựng chương trình tuyển dụng và đào tạo nhằm gia tăng tỷ lệ nhân sự là chuyên gia công nghệ 4.0 chiếm 1.5-3%. Đây là một chiến lược khôn ngoan để đội ngũ nhân sự của hãng ngày càng tự tin hơn vào nền văn hóa số nói riêng và văn hóa tổ chức nói chung. Chính họ sẽ là người viết nên câu chuyện chuyển đổi số đầy cảm hứng cho doanh nghiệp của mình.

Đối với trải nghiệm của ban lãnh đạo

Chiến lược chuyển đổi số tại Vietnam Airlines giống như một làn gió mới với ban lãnh đạo của hãng, mang đến những thay đổi và hiệu quả tích cực:

  • 100% công nghệ được tích hợp vào hệ thống vận hành và quản lý của tổ chức.
  • Dữ liệu được quản trị và khai thác tập trung.
  • Tự động hóa trên 80% quy trình.
  • Gia tăng lượng ứng dụng chuyển đổi lên Cloud đến 80%.
  • Năng suất lao động tăng 7%/năm.
  • Tối ưu 3-5% chi phí vận hành/năm.

Như vậy, chiến lược chuyển đổi số của Vietnam Airlines đã giúp nâng cao hiệu quả vận hành và giảm thiểu chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, tinh giản quy trình làm việc, tối ưu nhiều mặt hạn chế tồn đọng trước đây. 

Chiến lược số hóa của Vietnam Airlines
Chiến lược số hóa là tiền đề để Vietnam Airlines phát triển văn hóa doanh nghiệp

Tất cả những lợi ích có được từ công cuộc chuyển đổi số tại Vietnam Airlines đã trở thành tiền đề để định hướng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hãng bay đã tạo ra được một môi trường làm việc văn minh, bền vững, gắn kết và hiệu quả, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng và cộng đồng. 

Bài học rút ra từ văn hóa doanh nghiệp Vietnam Airlines

Từ văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines, các doanh nghiệp có thể rút ra bài học hữu ích trong việc xây dựng, duy trì môi trường làm việc tích cực, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh:

  • Đầu tư cho sự phát triển của nhân viên: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng cho nhân viên; triển khai các chương trình đào tạo gia tăng kiến thức và nghiệp vụ; tạo môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác để thúc đẩy động lực và sự gắn bó lâu dài.
  • Linh hoạt và sáng tạo: Đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh có những sự thay đổi lớn, khả năng linh hoạt và sáng tạo là yếu tố rất quan trọng để duy trì cũng như cải thiện vị thế cạnh tranh. 
  • Ứng dụng thành công chuyển đổi số: Điều này mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội mới, sẵn sàng thích nghi với những xu hướng, nhu cầu và thách thức mới, chủ động ứng phó để thành công và có tiềm lực cạnh tranh với các đơn vị khác.

>>> Xem thêm: 4 bước tạo kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bài học văn hóa Vietnam Airlines
Kết hợp chuyển đổi số và chiến lược nhân sự để tạo nên thành công cho nền văn hóa tổ chức

HappyTime – Công cụ hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Để phát triển văn hóa tổ chức một cách dễ dàng và bền vững, các nhà quản trị nên ứng dụng công nghệ số vào quy trình quản trị doanh nghiệp và chiến lược nhân sự. Qua đó, doanh nghiệp có thể giảm tải các thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực để tập trung vào chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức.

HappyTime là nền tảng công nghệ quản trị và gia tăng trải nghiệm cho nhân viên, cung cấp các tính năng tự động quản lý nhân sự thông minh như:

  • Quản lý thông tin nhân sự
  • Quản lý lịch làm việc và chấm công
  • Quản lý đơn từ trực tuyến
  • Quản lý bảng công, tính lương tự động
  • Vận hành hoạt động nội bộ
Phần mềm quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime
HappyTime góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp

Trong đó, tính năng vận hành hoạt động nội bộ của HappyTime sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông văn hóa doanh nghiệp, thông qua những tiện ích độc đáo như:

  • Bảng tin nội bộ cho phép nhà quản lý và nhân viên tương tác với nhau dễ dàng trên các bài đăng, tin tức, sự kiện.
  • Cửa sổ tin nhắn trên trang cá nhân của từng nhân viên có thể gửi được lời chúc, lời chào, tạo ra sự gắn kết trong doanh nghiệp.
  • Khen thưởng nhân viên qua hệ thống điểm HappyStar, cho phép nhân viên đổi điểm thành quà tặng hấp dẫn, từ đó thúc đẩy động lực cho nhân viên tại nơi làm việc.
  • Hệ thống gamification với những trò chơi hấp dẫn, game hóa các hoạt động thường ngày mang tới cho nhân viên cảm giác thoải mái, phấn khởi mỗi khi đi làm.
  • Xếp hạng, vinh danh nhân viên đi làm sớm để khuyến khích tinh thần kỷ luật trong tập thể.

Để trực tiếp trải nghiệm những tính năng hấp dẫn này và kiểm chứng hiệu quả truyền thông văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm HappyTime trên website hoặc gọi điện đến số hotline 0967-778-018 để được tư vấn.

Mong rằng với những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines được chia sẻ trên đây, các nhà quản trị sẽ có thêm ý tưởng trong quá trình xây dựng nền văn hóa tổ chức, giữ chân nhân tài, tăng sự gắn kết, đồng thời tạo đà để doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn đừng quên tận dụng phần mềm HappyTime để quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp diễn ra một cách bài bản và hiệu quả hơn.