Khi mục tiêu tổ chức khớp với mục tiêu cá nhân của nhân viên, tổ chức sẽ nhận được nhiều lợi ích và tăng trưởng bền vững hơn. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu cách sử dụng Gamification để lồng ghép mục tiêu tổ chức vào mục tiêu cá nhân của nhân viên như thế nào nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về Gamification là gì?
Gamification là một phương pháp được sử dụng để giúp nhân viên gắn bó với vai trò của họ thông qua việc tạo ra các trò chơi, cuộc thi, v.vv… Các cuộc thi này giúp biến các khía cạnh công việc của nhân viên trở nên giống như một trò chơi thú vị và hấp dẫn với nhân viên. Các công ty ngày nay thường sử dụng phương pháp này để khuyến khích nhân viên tích cực hơn trong đạt được các mục tiêu của cá nhân và doanh nghiệp.
Một ví dụ minh họa về việc sử dụng Gamification trong công ty có thể là việc tạo ra một bảng xếp hạng cho các thành viên trong nhóm dự án. Bảng xếp hạng này có thể được cập nhật hàng tuần và dựa trên việc đánh giá các thành viên dựa trên các tiêu chí như tinh thần đồng đội, sáng tạo và đóng góp cho dự án. Điều này sẽ giúp tạo ra một tinh thần cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên, khuyến khích họ cố gắng hết sức mình để đạt được vị trí cao trên bảng xếp hạng.
Các lợi ích của Gamification với sự phát triển của tổ chức
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi TalentLMS về việc sử dụng Gamification tại nơi làm việc đã cho thấy những lợi ích của hoạt động này như sau:
- Các nhân viên được khảo sát cho biết khi doanh nghiệp áp dụng Gamification giúp họ làm việc hiệu quả hơn (89%), họ có trải nghiệm nhân viên hạnh phúc hơn tại tổ chức (88%).
- 83% những người được đào tạo qua Gamification cảm thấy có động lực làm việc hơn, trong khi 61% những người được đào tạo không qua Gamification cảm thấy công việc của họ rất buồn chán và không hiệu quả.
- Gamification có tác động tích cực đến sự gắn kết, động lực và tâm lý làm việc của nhân viên.
- 78% số người được hỏi cho biết, áp dụng Gamification trong quá trình tuyển dụng sẽ giúp công ty hấp dẫn và thu hút ứng viên hơn.
Sử dụng Gamification để khớp mục tiêu của tổ chức với nhân viên
Để sử dụng Gamification khớp mục tiêu của tổ chức và nhân viên, bạn cần hiểu về lý thuyết căn cứ của hoạt động này và cách thực hiện như thế nào. Cụ thể như sau:
Lý thuyết sử dụng Gamification trong gắn mục tiêu
Việc áp dụng Gamification vào gắn mục tiêu được định hướng theo các cột mốc hoặc mức độ thành tích, là kết quả của việc chia nhỏ các mục tiêu chính thành các kết quả nhỏ hơn có thể đạt được. Điều này giúp nhân viên có thể nhìn thấy được sự tiến bộ của mình một cách rõ ràng hơn, cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ.
Việc sử dụng Gamification vào gắn mục tiêu dựa trên hai lý thuyết trong kinh tế học hành vi là lý thuyết thiết lập mục tiêu và lý thuyết Gradient mục tiêu. Trong đó:
Lý thuyết thiết lập mục tiêu
Lý thuyết này cho rằng để cải thiện hiệu suất, bạn cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng, thách thức và có thể đạt được. Những đặc tính này cũng rất quan trọng trong việc thiết kế một nền tảng khuyến khích thành công cho nhân viên trong công ty. Điều này bao gồm việc xác định rõ ràng các công nhận và mục tiêu cho các nhóm bán hàng, đồng thời cho phép nhân viên lựa chọn phương án đổi thưởng phù hợp nhất với mình.
Lý thuyết Gradient mục tiêu
Lý thuyết ĐộLý thuyết Độ dốc mục tiêu nói rằng khi đang gần đến mục tiêu, nhân viên sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn để đạt được mục tiêu đó. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong các chương trình R&R (Recognition & Reward – nhân viên sẽ được khen thưởng nếu họ đạt được mục tiêu sớm và thường xuyên).
Cách gắn Gamification để khớp mục tiêu tổ chức và nhân viên
Có rất nhiều cách để các tổ chức triển khai các kỹ thuật Gamification này gắn mục tiêu của tổ chức với nhân viên. Từ đó giúp nhân viên gắn kết hơn với công việc, làm việc hiệu quả hơn và giúp đặt mục tiêu cá nhân của họ.
Khi nhân viên đạt mục tiêu cá nhân, tổ chức sẽ đạt được mục tiêu chung. Ví dụ như hệ thống phần thưởng dựa trên điểm, ví dụ như Gamification, có thể dựa trên các giá trị cốt lõi của tổ chức và số liệu hiệu suất. Hoặc tổ chức có thể tăng cường sự tham gia của nhân viên bằng cách tổ chức các hoạt động gắn kết như thực đơn ăn uống, chương trình tập thể dục, hoặc các hoạt động giải trí khác.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Gamification trong gắn mục tiêu:
- Phần thưởng của Gamification không nhất thiết phải bằng tiền hoặc liên quan đến một khoản tiền lớn.
- Điều quan trọng là thường xuyên thúc đẩy tâm lý tích cực của nhân viên bằng cách sử dụng huy hiệu, cấp độ hoặc danh hiệu để ghi nhận công việc, nỗ lực của họ.
- Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thoải mái và đầy đủ năng lượng, kích thích nhân viên phát triển và cải thiện hiệu suất làm việc của họ.
Các hình thức Gamification gắn mục tiêu phổ biến
Để sử dụng Gamification vào quá trình khớp mục tiêu giữa tổ chức và mục tiêu cá nhân của nhân viên, bạn cần lựa chọn hình thức Gamification phù hợp. Hiện tại, Gamification sẽ có 3 hình thức chính như sau:
- Kỹ thuật số: Sử dụng ứng dụng và các nền tảng trực tuyến để theo dõi và đánh giá hiệu quả của nhân viên.
- Vật lý: Sử dụng các trò chơi vật lý để giúp nhân viên tăng sự tương tác với nhau và giải tỏa stress.
- Truyền thông: Sử dụng các cuộc thi và sự kiện trong công ty để tạo ra sự cạnh tranh và tạo động lực cho nhân viên.
Cũng theo nghiên cứu trên của TalentLMS, những hình thức Gamification dưới đây đang được sử dụng phổ biến với nhiều nhân viên, bao gồm:
- 71% nhân viên được tham gia vào việc sử dụng việc cung cấp huy hiệu cho việc biến các hoạt động thành trò chơi.
- 59% nhân viên nói rằng họ được trải nghiệm Gamification thông qua các ứng dụng, phần mềm tại nơi làm việc.
- 56% nhân viên được tham gia vào Gamification với hình thức trao phần thưởng ảo hoặc phần thưởng tài chính thực tế cho thành tích mà họ đạt được.
- 41% nhân viên tham gia vào Gamification với hình thức phân chia theo từng cấp độ khác nhau.
Những con số này cho thấy rằng, việc áp dụng Gamification trong các doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến và phức tạp hơn.
5 bí quyết để sử dụng Gamification thành công
Để sử dụng Gamification thành công, bạn có thể áp dụng 5 bí quyết sau đây:
Chiến lược Gamification phù hợp với mục tiêu đo lường được
Cơ chế Gamification không chỉ đơn thuần mang lại động lực cho nhân viên mà còn giúp họ hiểu rõ mục đích của công việc. Để thực hiện chiến lược Gamification hiệu quả, bạn cần hỗ trợ nhân viên bằng các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được. Hãy xác định những gì mà nhân viên của bạn cần đạt được, những lỗ hổng hiệu suất hay kỹ năng cần phải được lấp đầy.
Ngoài việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, Gamification cần củng cố các hành vi có lợi và hướng dẫn nhân viên đi đúng hướng. Ví dụ, bạn có thể thưởng cho nhân viên khi họ xây dựng các kỹ năng cần thiết và cải thiện mức độ thành thạo trong công việc.
Xác định giá trị thành tích của nhân viên
Phần thưởng của Gamification nên phù hợp với nỗ lực của nhân viên. Điều này sẽ đòi hỏi bạn cần thực hiện xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá thành tích của nhân viên khi sử dụng Gamification. Hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Những hoạt động hoặc hành vi nào bạn sẽ khen thưởng cho nhân viên?
- Làm thế nào để khen thưởng cho họ?
- Hướng dẫn cho họ như thế nào trong quá trình thực hiện Gamification?
Ưu tiên thiết kế các phần thưởng hấp dẫn
Nên ưu tiên thiết kế các gói phần thưởng cho mục tiêu trong Gamification hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Ví dụ như các huy hiệu nhiều màu sắc, hệ thống các bảng điểm được thiết kế đồ họa hấp dẫn. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy nhân viên có động lực tham gia vào hoạt động Gamification tích cực hơn.
Nên thiết kế Gamification dựa vào động lực nội tại
Bạn cần kết hợp Gamification phù hợp với mục tiêu nội tại của nhân viên. Vậy, làm thế nào để bạn có thể tạo ra một chương trình Gamification hiệu quả và đáp ứng nhu cầu nội tại của nhân viên?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nhu cầu tâm lý của nhân viên khi làm việc. Nếu họ cảm thấy bị áp lực và không thấy được giá trị của công việc của mình, họ sẽ không thể tham gia vào chương trình Gamification của bạn.
Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng chương trình của bạn làm cho nhân viên cảm thấy rằng công việc của họ đóng góp cho mục tiêu tổng thể của tổ chức và được đánh giá cao.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng chương trình của bạn phù hợp với sở thích và kỹ năng của nhân viên.
Cuối cùng, hãy tạo ra một hệ thống phần thưởng hấp dẫn để khuyến khích nhân viên tham gia vào chương trình của bạn. Với các bước này, bạn có thể tạo ra một chương trình Gamification tuyệt vời và giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên bằng động lực nội tại của họ.
Đừng phức tạp hóa Gamification của bạn
Gamification là một phương pháp được sử dụng để thúc đẩy và khuyến khích người dùng tham gia vào một hoạt động cụ thể. Để đạt được mục tiêu này, thiết kế gamification cần được đơn giản hóa về cách thức và các tiêu chí khen thưởng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc thiết kế Gamification sẽ bị giới hạn bởi sự đơn giản. Thực tế, việc thêm nhiều yếu tố, chẳng hạn như cấp độ, bảng xếp hạng, bản đồ tiến trình và các giải thưởng hấp dẫn khác có thể tạo ra trải nghiệm Gamification tốt hơn, thu hút được nhiều nhân viên tham gia hơn.
Bạn có thể truy cập ngay vào HappyTime để trải nghiệm các tính năng Gamification được chuẩn hóa trên ứng dụng này như:
- HappyGame: Giúp các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp được game hóa, tạo động lực và hứng thú cho nhân viên trong quá trình công tác. Doanh nghiệp có thể chủ động thiết lập các thông số của từng game để phù hợp với văn hóa và mục tiêu doanh nghiệp.
- HappyHealth: Doanh nghiệp thông qua game để nhắn nhủ, quan tâm tới tình hình sức khỏe của nhân viên.
Hi vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn nắm bắt được cách áp dụng Gamification để khai thác sức mạnh của “game hoá hoạt động doanh nghiệp” nhằm gia tăng trải nghiệm và thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên, từ đó nâng cao năng suất cũng như hiệu quả công việc trong toàn bộ doanh nghiệp.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |