Staff Turnover là chỉ số phản ánh môi trường, đãi ngộ và văn hóa công ty. Vậy Staff Turnover là gì, mang ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp, giúp ích gì cho việc quản trị doanh nghiệp? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

Staff Turnover là gì?

staff-turnover-la-gi-happtime
Khái niệm Staff Turnover

Staff Turnover còn gọi là Employee Turnover, là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ số lượng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Những người này cần được thay thế bởi người nhân sự mới trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, chỉ số này mang nhiều ý nghĩa đối với nhà quản trị.

Sự xáo trộn nhân sự ở bất cứ thời điểm nào đều có thể gây ra những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp. Không chỉ là yếu tố tác động đến tâm lý của những nhân sự khác. Công ty có người nghỉ việc còn ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Nhất là khi những nhân sự thôi việc là những người chủ chốt, có tài năng, đảm nhận các vị trí quan trọng. Thì hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh chịu càng nặng nề hơn. Vì thế, không có doanh nghiệp nào mong muốn chỉ số Staff Turnover tăng cao cả.

Turnover Rate là gì?

Một khái niệm nữa luôn đi kèm với Staff Turnover chính là Turnover Rate. Đây là tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trên tổng số nhân viên của doanh nghiệp tính trong một khoảng thời gian. Hai chỉ số này giúp các doanh nghiệp đo lường được sức hấp dẫn của môi trường làm việc.

Từ đó có được chính sách phù hợp để giữ chân nhân tài, giảm thiểu tình trạng xáo trộn nhân sự. Và trên hết là duy trì được bộ máy hoạt động ổn định, tăng trưởng doanh thu đều. Đồng thời, doanh nghiệp không phải tiêu tốn nhiều chi phí vào tuyển dụng và quản trị nhân lực.

Vai trò của Staff Turnover trong doanh nghiệp

staff-turnover-la-gi-happtime
Staff Turnover phản ánh tình trạng nhân lực của doanh nghiệp

Với những người làm trong lĩnh vực nhân sự, hay là nhà quản trị trong doanh nghiệp, chắc hẳn sẽ hiểu rất rõ về vai trò của Staff Turnover là gì. Có 3 yếu tố có thể được phản ánh thông qua chỉ số Staff Turnover này:

  • Môi trường làm việc: Chỉ số Staff Turnover phản ánh môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ và văn hóa công ty. Nếu những tiêu chí này không đủ hấp dẫn, nhân viên sẽ rời bỏ công ty.
  • Năng lực của bộ phận tuyển dụng: Nếu bộ phận này không đánh giá đúng về năng lực ứng viên, chọn lựa những nhân sự thiếu phù hợp với công ty thì họ cũng sẽ không thể gắn bó lâu dài được với doanh nghiệp.
  • Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp: Nhân viên cũng có thể đánh giá được tầm nhìn, định hướng của lãnh đạo và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nếu họ cảm thấy doanh nghiệp hoạt động không ổn định, khó đạt được hiệu quả thì cũng sẽ rời đi.
staff-turnover-la-gi-happtime
Giảm staff turnover nhằm ngăn chặn sụt giảm doanh thu

Như vậy, dù nhân sự thôi việc là tự nguyện hay bị sa thải, thì công ty đều phải tốn thêm chi phí để tuyển người mới. Tuyển được người rồi cũng tốn chi phí và thời gian để đào tạo. Trong thời gian đó, rõ ràng hiệu suất công việc và doanh thu của công ty sẽ bị sụt giảm.

Hiểu được vai trò của Staff Turnover là gì, nhà quản trị có thể điều chỉnh lại các mô hình quản lý nhân sự. Từ đó tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để giữ chân nhân tài, đưa sự nghiệp kinh doanh lên những tầm cao.

Nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover

Chi phí mỗi doanh nghiệp bỏ ra để giữ nhân tài và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả luôn tiết kiệm hơn so với việc liên tục thay đổi nhân sự. Vì thế, thấu hiểu nguyên nhân dẫn đến chỉ số Staff Turnover tăng cao là một điều vô cùng quan trọng với các nhà quản trị.

Có 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng Turnover Rate là:

Nhân viên tuyển dụng đánh giá sai ứng viên

staff-turnover-la-gi-happtime
Lý do dẫn đến Staff Turnover là gì?

Đôi khi người tài giỏi nhất chưa phải người phù hợp nhất. Một bộ phận tuyển dụng chuyên nghiệp là phải biết chọn lọc nhân sự phù hợp với công ty. Miễn sao người đó đáp ứng được yêu cầu công việc và hòa hợp được với môi trường doanh nghiệp.

Môi trường làm việc thiếu gắn kết

Employee Engagement là một vấn đề rất quan trọng, chỉ mức độ gắn kết của nhân viên trong một doanh nghiệp. Một công ty với văn hóa toxic, có nhiều hành vi thô lỗ, bè phái, chèn ép, thiếu công bằng,… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến Staff Turnover tăng cao.

Nhân sự không cảm thấy gắn kết với đồng nghiệp, với sếp. Họ cảm thấy áp lực và chán ghét môi trường làm việc. Dần dần họ cảm thấy cô độc, đơn lẻ và thiếu nhiệt huyết với công việc. Cuối cùng, họ chọn rời đi để chấm dứt tất cả.

Tìm hiểu thêm: Employee Engagement Là Gì? 5 Bước Gỡ Rối Vấn Đề Gắn Kết Nhân Sự

Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng

staff-turnover-la-gi-happtime
Chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu

Nhân sự nào mà chẳng muốn nhận được mức lương xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra. Nếu doanh nghiệp không trả được mức lương như nhân sự mong muốn, lại không có các chế độ đãi ngộ tốt thì sớm muộn nhân sự cũng nhảy việc thôi.

Không có lộ trình phát triển rõ ràng

Người lao động sợ nhất là doanh nghiệp “không có tương lai”. Họ đánh giá uy tín, tố chất và tầm nhìn của người lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo không hoạch định được lộ trình phát triển rõ ràng, thì nhân sự cũng không nhìn ra được giá trị của mình tại doanh nghiệp nữa.

Tìm hiểu thêm: 6 Ý Tưởng Để Nhân Viên Cảm Thấy Sự Công Nhận Trong Công Việc

Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có nhiều lý do khác khiến cho nhân viên từ bỏ doanh nghiệp, đi tìm “bến đỗ” mới. Đó có thể là sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ không nhận thấy doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của họ. Hoặc họ có lý do cá nhân.

Cách giảm Turnover Rate cho doanh nghiệp

Dù vì là lý do gì, Turnover Rate tăng, Staff Turnover tăng đều không phải là dấu hiệu tốt. Để tạo ra được một đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả, gắn bó lâu dài với công ty thì nhà quản trị doanh nghiệp cần chú trọng các yếu tố sau:

Chọn lựa đúng người ngay từ khâu tuyển dụng

staff-turnover-la-gi-happtime
Cần xây dựng chiến lược tuyển dụng thông minh

Muốn nhân viên ở lại cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp, việc đầu tiên cần làm là chọn đúng người. Tuyển dụng được người giỏi nhưng không phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng rời đi thôi.

Để tuyển chọn được nhân sự phù hợp, bạn nên hỏi những câu hỏi về hành vi để xem họ ứng xử như thế nào trong những trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, nên cho ứng viên xem một số thông tin về công ty, trao đổi với họ về văn hóa làm việc để xem phản ứng của họ thế nào.

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp và trải nghiệm nhân viên

Điều thứ hai, quan trọng hơn cả chính là cải thiện văn hóa doanh nghiệp và tăng trải nghiệm cho nhân viên. Có thể nói, trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đi hay ở.

Cần phải biến doanh nghiệp thành “ngôi nhà thứ hai” của nhân sự. Nơi có đoàn kết, có gắn bó, có sẻ chia giữa các đồng nghiệp với nhau và giữa lãnh đạo với nhân sự. Từ đó, nhân sự mới có tinh thần để phát huy hết những năng lực của bản thân, cống hiến cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Top 10 Cách Tăng Trải Nghiệm Nhân Viên Mà Nhà Quản Lý Cần Biết

Điều chỉnh chế độ phúc lợi cho hấp dẫn

Các doanh nghiệp cần điều chỉnh mức lương sao cho phù hợp với công sức mà nhân sự đã bỏ ra. Kèm theo đó là những chính sách thưởng và chế độ phúc lợi khác. Nhằm khích lệ tinh thần, gia tăng sự gắn bó của nhân sự với doanh nghiệp.

Xây dựng lộ trình phát triển bài bản

staff-turnover-la-gi-happtime
Để cho nhân sự thấy được lộ trình phát triển của bản thân

Cần cho nhân sự thấy được đường hướng mà họ đang đi. Những công việc mà họ đang làm là phục vụ một mục đích chung thống nhất và rõ ràng. Lộ trình phát triển ấy sẽ giúp nhân sự nhận ra giá trị của mình trong doanh nghiệp, là một mắt xích quan trọng của doanh nghiệp.

Phỏng vấn nghỉ việc để biết nguyên nhân Staff Turnover là gì

Cần tìm hiểu rõ lý do khiến cho nhân sự rời bỏ doanh nghiệp. Để từ đó, nhà quản trị có được phương hướng xây dựng doanh nghiệp phù hợp hơn, bài bản hơn để giữ chân nhân viên. Nếu có nhân sự xin thôi việc, bộ phận nhân sự nên có một cuộc phỏng vấn ngắn.

Ví dụ một số câu hỏi phỏng vấn khi nhân viên nghỉ việc để biết Staff Turnover là gì:

  • Cảm nghĩ của bạn sau thời gian làm việc tại công ty là gì?
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do tại sao bạn nghỉ việc?
  • Bạn cảm thấy hài lòng nhất điều gì khi làm việc ở đây?
  • Nếu bạn muốn thay đổi 3 điều ở doanh nghiệp, bạn sẽ thay đổi điều gì?
  • Bạn cảm thấy cách đối xử của quản lý và đồng nghiệp đối với mình như thế nào?
  • Bạn cảm thấy thành quả lao động của mình được công nhận và trân trọng ở mức nào?
  • Bạn cảm thấy mình đã được đào tạo và hỗ trợ như mong muốn chưa?
  • Liệu bạn có thể giới thiệu công ty mình với bạn bè của bạn, những người cũng đang tìm việc hay không? Tại sao có/Tại sao không?

Ứng dụng HappyTime nhằm giảm thiểu Turnover Rate

staff-turnover-la-gi-happtime
Ứng dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp giúp nhân viên tăng trải nghiệm tích cực

Để thúc đẩy tinh thần cho các nhân sự, giảm thiểu con số Staff Turnover, doanh nghiệp có thể đầu tư một phần vào hoạt động chấm công, truyền thông nội bộ, các hoạt động giao lưu trực tuyến và các thủ tục hành chính như tạo và duyệt đơn xin nghỉ phép thông qua ứng dụng HappyTime.

Việc chấm công dễ dàng, không vội vàng gấp gáp sẽ giúp nhân viên tiết kiệm được thời gian. Họ có thể chủ động theo dõi thông tin ngày công để biết được thu nhập và quyền lợi của bản thân. Về phía người quản lý, HappyTime giúp quy trình theo dõi và quản lý nhân sự trở nên bao quát, thuận lợi và chính xác hơn. Tổng quan, ứng dụng này giúp tăng tương tác nội bộ, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, mang đến trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc hơn cho nhân viên. Từ đó thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả làm việc và giảm thiểu Turnover Rate.

Tìm hiểu thêm: Top 5 Lý Do Nên Sử Dụng Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự HappyTime

Để tránh những rủi ro trong quản trị nhân lực, doanh nghiệp cần hiểu rõ về Staff Turnover là gì, những nguyên nhân khiến cho nhân sự nghỉ việc và cách hạn chế tình trạng nhảy việc của nhân sự. Trong đó, có thể thấy, việc điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp và gia tăng trải nghiệm của nhân viên là một quyết định sáng suốt. Để nâng cao tinh thần làm việc và trải nghiệm tích cực của nhân viên, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ. Sử dụng ứng dụng chấm công trực tuyến HappyTime để quản lý nhân sự online, gia tăng trải nghiệm, thúc đẩy tinh thần cho nguồn nhân lực của công ty! 


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime