Kể từ tháng 8/2022, một hình thức nghỉ việc mới mang tên “Quiet Quitting” đã âm thầm xâm lấn thị trường lao động, tác động xấu tới cả doanh nghiệp lẫn nhân sự. Hãy cùng HappyTime tìm hiểu “Quiet Quitting là gì?”, tác động của nó và cách để các nhà quản lý nhận biết, ngăn chặn và xử lý hiện tượng này.

Quiet Quitting là gì?

“Quiet Quitting” ám chỉ hiện tượng nhân viên chỉ thực hiện đúng yêu cầu công việc tối thiểu của mình, không chủ động sáng tạo, đóng góp ý kiến, từ chối làm thêm giờ, đi muộn về sớm, và tất nhiên, cũng không tình nguyện thực hiện các dự án, trách nhiệm ngoài JD (luồng công việc chính).

Thuật ngữ này nổi lên vào năm 2022, đặc biệt phổ biến trên TikTok và phần nào được truyền cảm hứng bởi hashtag Trung Quốc #TangPing (dịch sang tiếng Việt là “nằm phẳng”) – ám chỉ sự phản đối lại văn hóa làm việc quá mức và từ chối cống hiến cho doanh nghiệp.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù thuật ngữ “Quiet Quitting” mới trở nên phổ biến gần đây, song thực chất hiện tượng này vẫn luôn tồn tại trong môi trường làm việc.

Một nhân tố tác động mạnh vào xu hướng này là đại dịch Covid-19. Dưới áp lực và thách thức của đại dịch, nhiều người đã tái đánh giá vai trò của công việc trong cuộc sống của họ, cũng như mức độ cam kết mà họ sẵn lòng dành cho công việc.

Về lâu dài, điều này có thể làm tan rã mối quan hệ giữa quản lý – nhân viên, tạo sự bất mãn, xung đột không đáng có trong đội nhóm, và môi trường làm việc độc hại cho những nhân viên vẫn đang cố gắng cống hiến hết mình.

Nếu một doanh nghiệp nhận thấy nhiều nhân viên có dấu hiệu “quiet quitting”, tức có thể, đang có điều gì đó ngầm diễn ra dưới “tảng băng” tưởng chừng như ổn định, khiến nhân viên mất đi sự gắn kết và động lực làm việc. Lúc này, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này – và thực hiện các giải pháp xóa sổ nó – nên là ưu tiên hàng đầu.

Quiet Quitting là sự nghỉ việc trong im lặng
Quiet Quitting là sự nghỉ việc trong im lặng

Hậu quả của Quiet Quitting

Mặc dù Quiet Quitting mang lại cho nhân viên cơ hội tự bảo vệ mình khỏi áp lực và stress trong công việc, nhưng hậu quả nó mang lại là vô cùng lớn; không chỉ ảnh hưởng đến chính nhân viên “Quiet Quitting” mà còn lan rộng ra cả tổ chức nơi họ đang làm việc. Cụ thể như sau:

Với doanh nghiệp

  • Hiệu quả công việc giảm sút: Quite Quitting khiến nhân viên chỉ làm đủ những gì được yêu cầu, không cố gắng phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung, dẫn đến giảm năng suất và hiệu quả công việc toàn công ty.
  • Tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp: Hiện tượng “Quiet Quitting” có thể ngấm ngầm lan truyền giữa các nhân viên và tạo ra một văn hóa làm việc tiêu cực, nơi mọi người không còn hứng thú với việc cống hiến cho công ty hoặc hỗ trợ đồng nghiệp.
  • Đánh mất nhân tài: “Quite Quitting” chỉ là bước đầu trước khi nhân viên quyết định “Quitting”. Ngay khi họ tìm được cơ hội việc làm tốt hơn,  doanh nghiệp sẽ lập tức mất đi nguồn nhân lực chất lượng.
  • Giảm khả năng cạnh tranh: Công ty có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoặc mở rộng năng lực cạnh tranh với đối thủ – nếu năng suất lao động giảm và các nhân viên giỏi đang dần rời bỏ doanh nghiệp.

Với nhân viên

  • Sức khỏe tinh thần giảm sút: Quiet Quitting thường xuất phát từ cảm giác bị quá tải, stress, hoặc cảm thấy không được tôn trọng, công nhận. Nếu nhân viên không nhanh chóng tìm cách thoát ra khỏi tình trạng này, thì lâu dài nó sẽ gây ra phản ứng ngược. Thay vì “thoát khỏi áp lực công việc”, giờ đây họ bị đè nặng bởi những mệt mỏi mỗi ngày khi tới nơi làm việc, và lâu ngày có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
  • Giảm khả năng phát triển: Nhân viên rơi vào tình trạng “Quiet Quitting” có thể giảm cơ hội phát triển cá nhân, bởi giờ họ chỉ muốn tập trung hoàn thành lượng công việc tối thiểu, không nỗ lực tìm kiếm cơ hội học hỏi và thăng tiến.
  • Đánh mất cơ hội xây dựng “networking” chất lượng: Nhân viên “Quiet Quitting” thường tránh tham gia các hoạt động xã giao ngoài công việc, dẫn đến việc mất đi cơ hội tạo dựng quan hệ với những đồng nghiệp, quản lý, đối tác tiềm năng.

Nguyên nhân dẫn đến Quiet Quitting

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng “nghỉ việc trong im lặng”. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính mà nhà lãnh đạo cần chú ý, bao gồm:

Môi trường làm việc tiêu cực

Một môi trường làm việc không thoải mái, đầy áp lực, thiếu tương trợ, hoặc quá nhiều tranh cãi sẽ khiến nhân viên dần cảm thấy mệt mỏi và rơi vào tình trạng “Quiet Quitting”.

Lúc này họ hoàn toàn đánh mất động lực làm việc, chỉ tới công ty đối phó qua ngày nhằm nhận lương. Và ngay khi tìm được một cơ hội công việc mới, họ sẽ lập tức rời bỏ doanh nghiệp.

Công việc bị quá tải

Quá tải công việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng Quiet Quitting. Một phàn nàn thường thấy của những người nghỉ việc trong thầm lặng là họ luôn phải làm cùng lúc công việc của 2-3 nhân viên.

Họ có thể từng là những nhân viên rất nhiệt huyết, nhưng giờ đây, họ bị quá tải và phải làm việc tới kiệt sức. Và để tự bảo vệ bản thân mình, những người này sẽ chủ động lựa chọn Quiet Quitting.

Quá tải công việc lâu dài có thể dẫn tới Quiet Quitting
Quá tải công việc lâu dài có thể dẫn tới Quiet Quitting

Lương thưởng thấp

Lý do tiếp theo nằm trong danh sách nguyên nhân dẫn tới Quiet Quitting là chế độ lương thưởng không xứng đáng với nỗ lực đã bỏ ra. Khi đó, họ sẽ không còn muốn nỗ lực nữa mà chỉ làm hời hợt các công việc được cấp trên yêu cầu.

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát của Bankrate cho thấy có tới 41% nhân viên phải dựa vào công việc làm thêm để hỗ trợ chi trả cho các chi phí trong cuộc sống. Trong trường hợp này, lý do nhân viên rơi vào tình trạng Quiet Quitting là vì họ đã quá mệt mỏi khi phải làm cùng lúc nhiều công việc khác nhau.

Mất cân bằng cuộc sống

Nhắc tới nguyên nhân Quiet Quitting là gì, nhiều người cũng cho rằng đó là do sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Quiet Quitting là kết quả của việc thường xuyên phải tăng ca mà không có một chính sách, cơ chế rõ ràng.

Lúc này, nhân viên cảm thấy người lãnh đạo không tôn trọng thời gian cá nhân của họ. Vì vậy, họ quyết định tự mình thực thi những ranh giới đó một cách tuyệt đối, hiệu quả hơn.

Quiet Quitting diễn ra khi người lao động mất cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Quiet Quitting diễn ra khi người lao động mất cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân

>>Xem thêm: Quy Định Về Thời Gian Làm Việc Của Người Lao Động – Cập Nhật Mới Nhất

Không được đánh giá hoặc ghi nhận xứng đáng

Nhân viên muốn công sức của họ được công nhận. Nếu công ty không có chế độ đánh giá hiệu suất công việc rõ ràng, hoặc công sức của nhân viên không được ghi nhận xứng đáng, họ có thể rơi vào tình trạng “Quiet Quitting”.

Ngoài ra, khi nhân viên không nhận được sự công bằng trong quá trình đánh giá và thăng tiến, họ sẽ cảm thấy hụt hẫng, phẫn nộ và khó lòng cống hiến hết mình cho công ty.

Không có cơ hội phát triển cá nhân

“Quiet Quitting” thường xuất phát từ sự thất vọng và bế tắc của nhân viên, trong đó một nguyên nhân quan trọng là họ không nhìn thấy cơ hội phát triển bản thân.

Khi lãnh đạo và người quản lý trực tiếp không tạo ra một văn hoá “học hỏi và phát triển không ngừng” trong doanh nghiệp, nhân viên sẽ cảm thấy không có cơ hội để phát triển kỹ năng, mở rộng kiến thức, hoặc thăng tiến trong sự nghiệp, từ đấy mất đi hứng thú và động lực làm việc.

Thiếu sự hỗ trợ của người quản lý

Quản lý phải là người hỗ trợ về mặt công việc, phát triển sự nghiệp, hoặc công nhận đúng lúc và đánh giá công bằng. Nếu người quản lý không thể đáp ứng những điều này, các dấu hiệu của Quiet Quitting có thể xuất hiện.

Lúc này, nhân viên sẽ tỏ ra chống đối bằng cách chỉ tập trung hoàn thành công việc cần thiết, không còn nỗ lực đóng góp cho mục tiêu chung hay phấn đấu thăng tiến trong sự nghiệp.

Dấu hiệu nhận biết Quiet Quitting

Việc nhận biết nhanh những dấu hiệu của Quiet Quitting sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. Cụ thể, một số yếu tố giúp xác định một nhân viên đang trong tình trạng Quiet Quitting là: 

  • Giảm năng suất làm việc: Nhân viên chỉ làm công việc cho có, không đáp ứng được KPI đề ra, ngừng đưa ra ý kiến trong cuộc họp,…
  • Sự thay đổi trong thái độ: Nếu một nhân viên tích cực đột ngột im lặng, không đưa ra ý kiến gì, có biểu hiện chống đối khi được giao thêm việc, thì đó có thể là báo hiệu của Quiet Quitting.
  • Ngừng tình nguyện, chủ động giải quyết công việc: Đó là khi nhân viên chỉ làm theo hướng dẫn và không còn đưa ra những giải pháp, ý kiến cải tiến hay đóng góp trong công việc.
  • Né tránh, giữ khoảng cách: Dấu hiệu Quiet Quitting tiếp theo dễ nhận biết, đó là nhân viên né tránh và giữ khoảng cách với người quản lý. Lúc này, họ có thể liên tục biến mất, bận rộn hoặc không có mặt vào những khoảng thời gian quan trọng của công ty.
  • Thiếu tinh thần đồng đội: Họ sẽ không tham gia vào các hoạt động đội nhóm trong công ty cũng như không giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn.
Một dấu hiệu phổ biến của Quiet Quitting là từ chối nhận thêm việc
Một dấu hiệu phổ biến của Quiet Quitting là từ chối nhận thêm việc

Chiến thuật ngăn ngừa Quiet Quitting là gì?

Các hoạt động gắn kết, tương tác với nhân viên sẽ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý giao tiếp, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với họ.

Nếu chưa biết các hoạt động giúp hạn chế hiện tượng Quiet Quitting lan tràn, cũng như tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, bạn có thể tham khảo 7 chiến thuật hiệu quả sau:

Gặp gỡ trực tiếp

Quá trình tương tác, gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp người quản lý nhanh chóng nhận biết dấu hiệu của người đang trong tình trạng Quiet Quitting.

Nhà lãnh đạo nên coi những cuộc gặp gỡ này như là một thời điểm để “trao quyền trực tiếp”. Và nhân viên có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và lời khuyên từ nhà quản lý để vượt qua khó khăn trong công việc.

Việc gặp gỡ trực tiếp giúp nhà lãnh đạo nắm bắt dấu hiệu nhỏ nhất có thể gây Quiet Quitting cho nhân viên
Việc gặp gỡ trực tiếp giúp nhà lãnh đạo nắm bắt dấu hiệu nhỏ nhất có thể gây Quiet Quitting cho nhân viên

Một lưu ý rằng cuộc trò chuyện 2 chiều mới là chìa khóa của sự thành công. Nhà lãnh đạo không nên chỉ tập trung vào những thất bại hay thiếu sót của nhân viên. Thay vào đó hãy chia sẻ tới họ những lời khen ngợi, động viên tích cực và khuyến khích họ tham gia đóng góp vào những cuộc thảo luận, các kế hoạch trong tương lai. 

Đặt mục tiêu hữu hình

KPI là OKR là những mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp đặt ra nhưng lại không gắn liền với công việc và thành tích của nhân viên. Điều này khiến nhân viên cảm thấy không có sự đóng góp, gắn kết với bức tranh tổng thể của tổ chức, gây ảnh hưởng tới tinh thần của họ và có thể dẫn tới Quiet Quitting.

Vậy biện pháp hạn chế Quiet Quitting là gì trong trường hợp này? Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng mọi nhân viên nắm rõ vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của họ tới mục tiêu của doanh nghiệp.

Nhà quản lý có thể chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn hay cột mốc nhỏ, rõ ràng để các bộ phận có thể thiết lập kế hoạch sát thực tế nhất. Đồng thời hãy cho thấy tác động của họ tới việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Phản hồi và khen ngợi

Rất nhiều nhà quản lý không hề đưa ra bất cứ phản hồi hay sự khen ngợi nào dành cho nhân viên cho tới dịp đánh giá định kỳ hằng năm. Điều này không bắt buộc, nhưng nếu muốn ngăn chặn tình trạng Quiet Quitting thì đây là việc mà bất cứ nhà quản lý nào cũng cần thực hiện.

Việc đưa ra phản hồi liên tục sẽ giúp nhân viên xác định hướng đi đúng đắn trong công việc cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Còn những lời khen ngợi, tôn vinh những cố gắng, nỗ lực của nhân viên sẽ giúp nâng cao giá trị, tạo sự kết nối với họ.

Đưa ra lời khen giúp tạo động lực cho nhân viên
Đưa ra lời khen giúp tạo động lực cho nhân viên

Xem thêm: Top 10 Cách Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Nhà Quản Lý Cần Biết

Đưa lộ trình phát triển rõ ràng

Khảo sát của Deloitte Global 2022 về thế hệ Gen Z và Millennial cho thấy, có tới 29% số người được hỏi lựa chọn “cơ hội học tập và phát triển” khi lựa chọn làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp. Do đó một biện pháp nhằm hạn chế Quiet Quitting trong trường hợp này là thúc đẩy các kế hoạch phát triển bản thân. 

Khi đó, nhân viên có thể tự định hướng sự phát triển nghề nghiệp cho chính họ. Sau đó, họ sẽ mang năng lượng, cảm xúc tích cực để hoàn thành công việc trong tương lai. 

Khảo sát định kỳ

Thực hiện khảo sát “Đo lường mức độ gắn kết của nhân viên” (eNPS – employee Net Promoter score) là công cụ hữu ích giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra tình trạng Quiet Quitting của nhân viên, từ đó đưa ra hành động cụ thể trước khi vấn đề tồi tệ hơn.

eNPS được tính dựa trên câu hỏi đơn giản: “Trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẽ giới thiệu công ty của mình cho người khác để làm việc ở mức độ nào?” 

  • Từ 0 đến 6: Những người phản đối (Detractors)
  • Từ 7 đến 8: Những người trung lập (Passives)
  • Từ 9 đến 10: Những người thúc đẩy (Promoters)

eNPS có thể giúp phát hiện tình trạng Quiet Quitting qua việc giám sát và phân tích sự thay đổi trong điểm số eNPS qua thời gian, đặc biệt là khi:

  • Điểm eNPS giảm
  • Tỷ lệ Detractors và Passives tăng

Lưu ý rằng eNPS chỉ là một công cụ và không thể phát hiện mọi tình huống Quite Quitting. Một số nhân viên có thể không hài lòng nhưng vẫn chọn đánh giá cao công ty vì sợ bị phản ứng tiêu cực.

Do đó, việc sử dụng eNPS nên đi kèm với các cách tiếp cận khác như: Theo dõi hiệu suất làm việc, Đánh giá tinh thần làm việc, Tìm hiểu về mong đợi và mục tiêu cá nhân của nhân viên, Phân tích dữ liệu về nghỉ phép và sự vắng mặt, Kiểm tra thái độ và sự tham gia của nhân viên trong các sự kiện công ty, Theo dõi sự thay đổi trong chất lượng công việc.

Khảo sát định kỳ giúp phát hiện nhanh tình trạng thiếu gắn kết
Khảo sát định kỳ giúp phát hiện nhanh tình trạng thiếu gắn kết

Xem thêm: Top 10 Cách Tăng Trải Nghiệm Nhân Viên Mà Nhà Quản Lý Cần Biết

Trả lương đúng năng lực

Theo khảo sát của Bankrate năm 2020, có khoảng 40% nhân viên thế hệ Z và Millennial chia sẻ thông tin lương của họ với đồng nghiệp, bạn bè, người thân. Trong khi con số này với thế hệ X là 31% và chỉ 19% với thế hệ Baby Boomers.

Điều này cho thấy rằng nhân viên đang có xu hướng so sánh tiền lương của họ với những nhân viên khác và người lãnh đạo cần chú ý tới điều này. 

Sử dụng phần mềm gia tăng trải nghiệm nhân viên

Dù nguyên nhân gây Quiet Quitting là gì thì nhìn chung, tình trạng này xảy ra khi văn hóa doanh nghiệp không đáp ứng trải nghiệm của nhân viên và khiến họ cảm thấy bất lực, buông xuôi. Chính vì vậy, việc sử dụng những phần mềm giúp gia tăng trải nghiệm nhân sự là ưu tiên hàng đầu của nhiều tổ chức.

Tuy nhiên sẽ có rất nhiều hoạt động mà tổ chức có thể thực hiện để cải thiện yếu tố này. Một trong số đó là sử dụng nền tảng HappyTime để tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên trong công ty. 

Phần mềm HappyTime giúp tối ưu trải nghiệm của nhân viên, góp phần hạn chế Quiet Quitting
Phần mềm HappyTime giúp tối ưu trải nghiệm của nhân viên, góp phần hạn chế Quiet Quitting

Để giúp cải thiện tình trạng này, tổ chức có thể sử dụng phần mềm chấm công trực tuyến Happy Time với tính năng gamification, bao gồm HappyGame và HappyHealth. Trong đó:

  • HappyGame: Giúp game hóa các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp thành trò chơi như Chấm công đúng giờ, Vòng quay may mắn, v.vv.. Cơ chế điểm thưởng cũng giúp nhân viên dễ dàng quy đổi điểm trò chơi thành vật phẩm hoặc voucher có giá trị,  tạo sự hứng thú và tăng tính gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.
  • HappyHealth: Tự động nhắn nhủ, quan tâm tình hình sức khỏe của nhân viên nội bộ. Bên cạnh đó tính năng này cũng thông báo các thông số riêng biệt theo thể trạng của từng nhân viên và nhắc nhở họ rèn luyện tinh thần, sức khỏe mỗi ngày. 

Hai tính năng này sẽ giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên và giúp họ cảm thấy gắn kết hơn với tổ chức, doanh nghiệp và hạn chế tình trạng Quiet Quitting diễn ra.

Trên đây là những thông tin tổng quan về Quiet Quitting là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết Quiet Quitting và chiến lược hạn chế hiệu quả cho nhà lãnh đạo. Mong rằng qua đó bạn có thể lựa chọn giải pháp đúng đắn và phù hợp với tổ chức của mình. 

Thực tế, quá trình ngăn chặn Quiet Quitting sẽ kéo dài và song hành với hoạt động của doanh nghiệp. Đừng quên sử dụng công cụ HappyTime nếu bạn muốn gia tăng trải nghiệm nhân viên và đề phòng tình trạng Quiet Quitting diễn ra trong tổ chức của mình. 


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime