Mức độ gắn kết của nhân viên có thể làm năng suất lao động của họ tăng cao hơn 17% (Gallup). Vậy, nên lưu ý những nguyên tắc nào khi áp dụng các chiến lược thúc đẩy độ gắn kết của nhân viên. Cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
- 1 Cơ sở áp dụng các nguyên tắc trong gắn kết nhân viên
- 2 10 nguyên tắc thúc đẩy mức độ gắn kết của nhân viên
- 2.1 Phản hồi để tăng độ gắn kết của nhân viên
- 2.2 Công nhận – sức mạnh thúc đẩy gắn kết
- 2.3 Xây dựng lòng tin giữa quản lý và nhân viên
- 2.4 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp bền vững
- 2.5 Tạo ra trải nghiệm hạnh phúc cho nhân viên
- 2.6 Giúp nhân viên của bạn khỏe mạnh hơn
- 2.7 Để mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu
- 2.8 Kết nối giá trị cá nhân và giá trị tổ chức
- 2.9 Ưu tiên mức độ hài lòng của nhân viên
- 2.10 Đo lường và cải thiện mức độ tương tác thường xuyên
Cơ sở áp dụng các nguyên tắc trong gắn kết nhân viên
Sự gắn kết nhân viên hiện nay mang đến nhiều lợi ích quan trọng như giúp giảm căng thẳng cho nhân viên, tăng năng suất làm việc của họ, giảm tình trạng kiệt sức, tăng khả năng giữ chân,… Đặc biệt, khi doanh nghiệp có các nhân viên gắn kết với công việc, họ sẽ giúp tăng doanh số bán hàng cao hơn lên đến 20% (Gallup).
Tuy vậy, việc áp dụng các chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên không nên thực hiện một cách tùy tiện. Bởi nó có thể đem đến tác dụng ngược lại với những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, những nguyên tắc liên quan đến vấn đề này đã được đưa ra bởi Officevibe và dựa vào những cơ sở nền tảng liên quan đến sự tăng trưởng cá nhân của nhân viên.
Theo đó, sự tăng trưởng cá nhân sẽ bao gồm 3 yếu tố:
- Quyền tự trị: Là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực bên trong của nhân viên. Nó sẽ tác động đến sự nỗ lực của nhân viên với công việc mà họ đang thực hiện.
- Quyền làm chủ: Cho nhân viên của bạn tự chủ trong công việc của họ về cách làm, các công cụ của họ muốn,… trong khuôn khổ cho phép. Bên cạnh đó đừng quên tạo ra sự thách thức trong công việc của họ.
- Mục đích: Cần biết cách gắn kết mục đích của cá nhân người lao động với mục đích chung của doanh nghiệp.
10 nguyên tắc thúc đẩy mức độ gắn kết của nhân viên
Những nguyên tắc này được Officevibe đưa ra dựa vào những đo lường liên quan đến mức độ gắn kết của nhân viên mà họ đã thực hiện khảo sát và thống kê từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Theo đó bao gồm những yếu tố nguyên tắc như sau:
Phản hồi để tăng độ gắn kết của nhân viên
Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần biết khi áp dụng các chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên là cần phản hồi và giao tiếp liên tục. Sự phản hồi và giao tiếp liên tục này sẽ bao gồm tất cả những sự tương tác mà nhân viên cần phải thực hiện trong môi trường làm việc của họ. Nhân viên sẽ có động lực hoàn thành công việc tăng hơn 3.6 lần nếu người quản lý đưa ra phản hồi cho họ hàng ngày (Gallup).
Nhân viên luôn cần được hiểu rõ về hiệu suất làm việc của họ đã đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp chưa. Bởi, bất kỳ sự phản hồi mơ hồ nào cũng có thể làm nhân viên hiểu sai và nhầm lẫn về công việc của họ. Dữ liệu khảo sát của Officevibe cho thấy, có đến 26% số người được hỏi cho biết họ không cảm thấy phản hồi mà họ nhận được là thường xuyên để giúp họ cải thiện tốt hơn.
Một nghiên cứu khác của của Zenger/Folkman về phản hồi cho thấy rằng, 94% người nhận phản hồi đều nói rằng phản hồi điều chỉnh sẽ cải thiện hiệu suất của họ khi nó được trình bày tốt. Do đó, doanh nghiệp nên đảm bảo nguyên tắc này được áp dụng với bất kỳ chiến lược nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Công nhận – sức mạnh thúc đẩy gắn kết
Sự công nhận trong công việc là cách mà tổ chức thể hiện, thừa nhận sự cố gắng của nhân viên khi họ thực hiện tốt một nhiệm vụ nào đó. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng các chiến lược ghi nhận nhân viên hiệu quả, mức độ gắn kết của họ có thể tăng gấp 2.7 lần thông thường (Quantum Workplace). Trong quá trình áp dụng chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên, bạn cần lưu ý đến nguyên tắc này.
Chương trình công nhận phù hợp có thể tác động đến kết quả kinh doanh. Một khảo sát khác của Deloitte cho biết, so với những tổ chức không có chương trình ghi nhận nhân viên, những tổ chức có cao hơn 14% về mức độ tham gia, năng suất, hiệu suất của nhân viên. Khi nhân viên nhận được sự công nhận, họ cảm thấy tự hào hơn và nhu cầu cơ bản của con người (nhu cầu được chứng tỏ bản thân) được thực hiện. Từ đó tạo ra nhiều động lực làm việc hơn cho họ.
Xây dựng lòng tin giữa quản lý và nhân viên
Nguyên tắc tiếp theo khi áp dụng các chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên chính là xây dựng lòng tin giữa quản lý – nhân viên. Mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý là rất quan trọng khi bạn nghĩ về mức độ ảnh hưởng của người quản lý đối với cuộc sống của nhân viên. Trong môi trường làm việc, mọi quyết định, hành động của người quản lý gần như ảnh hưởng đến tất cả những gì mà nhân viên sẽ làm.
Khi xét về độ gắn kết của nhân viên, các nhà quản lý chiếm đến 70% điểm khác biệt tạo ra sự hài lòng của nhân viên. Khi sự hài lòng giảm xuống, sự gắn kết sẽ giảm xong. Bên cạnh đó, thật không may khi có đến 26% nhân viên có ý định nghỉ việc với nguyên nhân chính đến từ lòng tin của họ với lãnh đạo (Deloitte).
Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp bền vững
Có đến 70% nhân viên nói rằng có bạn bè, đồng nghiệp tại nơi làm việc là yếu tố quan trọng nhất để có một môi trường làm việc hạnh phúc (Huffpost). Trong khi đó, nghiên cứu của Gallup cho thấy 30% nhân viên nói rằng họ có một người bạn thân nhất tại nơi làm việc. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm nhân viên đó được báo cáo là có khả năng gắn bó với công việc của họ cao gấp 7 lần và tạo ra công việc có chất lượng cao hơn (Wrike).
Những số liệu này đã phần nào minh chứng rằng, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp bền vững tại nơi làm việc là một nguyên tắc cần lưu ý khi muốn tăng độ gắn kết của nhân viên. Một nghiên cứu do Workforce thực hiện cho thấy 62% nhân viên có từ 1 đến 5 người bạn thân tại nơi làm việc cho biết họ sẽ từ chối lời mời làm việc khác. Con số đó tăng lên 70% đối với những nhân viên có từ 6 đến 25 người bạn thân.
Tạo ra trải nghiệm hạnh phúc cho nhân viên
Một nghiên cứu của SMF chỉ ra rằng những nhân viên hạnh phúc có năng suất cao hơn 20% so với những đồng nghiệp “không hạnh phúc”. Do đó, để tăng mức độ gắn kết của nhân viên cao hơn, hãy giúp họ hạnh phúc hơn tại nơi làm việc của mình. Bạn có thể tham khảo rõ hơn về nội dung này tại bài viết “Làm Thế Nào Để Nhân Viên Hạnh Phúc – Doanh Nghiệp “Bứt Tốc””.
Giúp nhân viên của bạn khỏe mạnh hơn
Sự kiệt sức của nhân viên là một loại căng thẳng cụ thể tại nơi làm việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận, khi người lao động cảm thấy không hài lòng chung với công việc của họ và kiệt sức ở nhiều mức độ như kiệt quệ tinh thần, thể chất và cảm thấy kiệt sức. Kết quả cuối cùng là họ không còn cảm thấy hứng thú, có động lực để thực hiện công việc hàng ngày của họ.
Sự kiệt sức của nhân viên đang ngày càng nhiều hơn. Theo ước tính từ Gallup, trung bình, doanh nghiệp sẽ bị tổn thất từ 15 – 20% số tiền lương trong chi phí doanh thu tự nguyện vì nhân viên bị kiệt sức. Do đó, để tăng mức độ gắn kết của nhân viên cao hơn, bạn nên lưu ý những yếu tố liên quan đến sức khỏe, các chiến lược giảm kiệt sức cho nhân viên của bạn.
Để mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu
Mức độ gắn kết của nhân viên cũng thể hiện ở việc nhân viên có phải là “đại sứ quảng bá” cho thương hiệu của doanh nghiệp không. Đây là khái niệm để xác chỉ hành vi nhân viên sẽ quảng bá, chia sẻ thông tin về thương hiệu đến mạng lưới network của họ. Vì vậy, hãy lưu ý đến nguyên tắc này khi bạn muốn áp dụng các chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên thành công.
Kết nối giá trị cá nhân và giá trị tổ chức
Khi nhân viên có thể kết nối giá trị, mục đích của cá nhân với giá trị, mục đích chung của tổ chức, họ sẽ cảm thấy gắn kết với công việc hơn. Vậy, nguyên tắc tiếp theo trong quá trình thực hiện các chiến lược tăng mức độ gắn kết nhân viên mà bạn cần biết chính là yếu tố kết nối giá trị này.
Kết nối giá trị thường liên quan đến giá trị cốt lõi, văn hóa tổ chức. Hãy cố gắng kết hợp, giúp nhân viên của bạn hiểu hơn về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, đồng nghĩa bạn nên có những chương trình, công cụ truyền thông nội bộ hiệu quả.
Ưu tiên mức độ hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng là điều kiện tiên quyết để tăng mức độ gắn kết của nhân viên. Những nhân viên không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản không thể là nhân viên gắn kết cho đến khi các nguyên tắc cơ bản này được giải quyết. Tuy vậy, bạn cũng cần hiểu rằng, sự hài lòng không phải là hiệu suất cao/mức độ tương tác cao.
Sự hài lòng của nhân viên là một thuật ngữ rộng được ngành nhân sự sử dụng để mô tả mức độ hài lòng của họ với các yếu tố như công việc, trải nghiệm nhân viên và tổ chức mà họ làm việc. Sự hài lòng thường có các yếu tố chính ảnh hưởng là Total Reward – tổng đãi ngộ, không gian làm việc, thăng tiến sự nghiệp,…
Đo lường và cải thiện mức độ tương tác thường xuyên
Nguyên tắc cuối cùng để tăng mức độ gắn kết của nhân viên được hiệu quả hơn chính là cần thường xuyên đo lường. Bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường (Peter Drucker). Bạn có thể sử dụng các phương pháp khảo sát hoặc tham khảo các biện pháp đo lường tại bài viết “10 chỉ số KPIs quan trọng để đo lường mức độ gắn kết nhân viên” để hiểu hơn về vấn đề này.
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về những nguyên tắc cần lưu ý khi áp dụng các chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime.vn và trải nghiệm nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hữu ích này ngay hôm nay. HappyTime đang cung cấp nhiều tính năng như quản lý đãi ngộ, phúc lợi (chấm công, tính lương), hệ thống bảng tin doanh nghiệp, Gamification,,… Từ đó giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng các chiến lược cải thiện mức độ gắn kết nhân viên hiệu quả hơn.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |