Giống như virus lây nhiễm khắp ngóc ngách của doanh nghiệp, thái độ tiêu cực của nhân viên cũng có sức tàn phá khổng lồ. Vậy, làm sao để xử lý nhân viên có thái độ không tốt một cách khéo léo mà không ảnh hưởng đến tinh thần chung của tập thể? HappyTime xin gửi đến nhà quản trị 5 chiến lược xử lý nhân viên chống đối hiệu quả nhất!

Cách nhận biết nhân viên có thái độ không tốt

Bạn nghĩ rằng những nhân viên tiêu cực rất dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, họ có thể ẩn mình dưới tư cách là nhà quản lý, trưởng bộ phận, v.vv.. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhân sự có thái độ tiêu cực, chống đối:

  • Thường xuyên phàn nàn về công ty, quản lý và công việc.
  • Nói xấu sau lưng.
  • Lan truyền tin đồn vô căn cứ về công ty, quản lý, đồng nghiệp.
  • Phóng đại vấn đề và làm giảm quyền lực của nhà quản lý bằng việc chỉ trích dai dẳng.
  • Nói thẳng và nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của đồng nghiệp trước mặt mọi người.
  • Gây ra xung đột giữa những đồng nghiệp khác.
  • Không hợp tác với người khác trong mọi việc.
  • Không thích làm việc nhóm, ích kỷ khi làm việc.
  • Tỏ ra kiêu ngạo về hiệu suất cá nhân.
  • Bảo thủ, không chịu nghe ý kiến hay lời khuyên của ai.
  • Lười biếng, làm việc đối phó.
  • Không bao giờ đi làm đúng giờ.
  • Hay nói chuyện và làm việc riêng trong giờ.
  • Thường xuyên sử dụng tài sản của công ty để phục vụ mục đích cá nhân.
  • Đánh cắp công sức của đồng nghiệp.
  • Lạm dụng đặc quyền.

Điều quan trọng cần nhớ là đôi khi nhân viên gặp phải những chuyện tồi tệ và bị ảnh hưởng đến tinh thần trong ngắn hạn – đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, những nhân viên thường xuyên bộc lộ những dấu hiệu trên, có hành vi không đúng mực mỗi ngày chính là nhân viên có thái độ không tốt và cần phải xử lý sớm.

Cần có cách xử lý nhân viên chống đối, tiêu cực kéo dài
Cần có cách xử lý nhân viên chống đối, tiêu cực kéo dài

5 cách xử lý nhân viên có thái độ không tốt

Nếu không được kiểm soát, thái độ tiêu cực của một nhân viên sẽ nhanh chóng lan ra cả công ty. Những tính cách độc hại này ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc của những người xung quanh. Chúng thậm chí ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, chủ động và dứt khoát xử lý những nhân viên có thái độ chống đối là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số chiến lược thiết thực giúp bạn xử lý nhân viên có thái độ không tốt:

Thảo luận riêng với nhân viên

Không có nhân viên nào muốn bị góp ý hoặc khiển trách trước mặt đồng nghiệp hay ở nơi đông người. Điều đó chỉ khiến họ cảm thấy bị đả kích và càng thêm chống đối. Một cuộc hẹn riêng là cơ hội để nhân viên lắng nghe chính xác mối bận tâm của bạn và giải thích các vấn đề của họ. Hãy hẹn gặp riêng nhân viên để thảo luận về thái độ của họ với những bằng chứng cụ thể để họ không thể né tránh.

Trò chuyện riêng tư khi nhân viên chống đối
Làm gì khi nhân viên chống đối? Cuộc trò chuyện riêng tư có thể giải quyết tất cả

Khai thác nguyên nhân gốc rễ khiến nhân viên có thái độ không tốt

Cách giải quyết khi nhân viên chống đối chỉ hiệu quả khi bạn xử lý đúng gốc rễ vấn đề. Sau đây là những tác nhân phổ biến khiến nhân viên trở nên tiêu cực và ứng xử thiếu chừng mực:

  • Nhân viên mất đi sự gắn kết với công ty: Chán nản với quy trình làm việc, mệt mỏi vì khối lượng công việc, không tìm được tiếng nói chung với cấp trên, không có cơ hội thể hiện năng lực, v.vv.. Những vấn đề này sẽ làm họ mất đi động lực, không còn gắn kết với công ty và tỏ ra thờ ơ với mọi việc.
  • Không hài lòng với chế độ đãi ngộ: Chế độ lương thưởng không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hay không được như kỳ vọng cũng khiến nhân viên trở nên chán nản.
  • Xung đột với các thành viên trong công ty: Không hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thái độ tiêu cực ở những nhân viên có cá tính chống đối. Bạn cần giữ thái độ trung lập và vượt lên trên “cuộc chiến” công sở để khắc phục những xung đột đó.
  • Thiếu sự công nhận: Nhân viên bị đánh giá thấp dù đã nỗ lực hết mình, thành quả lao động không được công nhận, không được khen thưởng dù đã vượt chỉ tiêu công việc, v.vv.. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhân viên tỏ thái độ chống đối tại nơi làm việc.
  • Sức khỏe tinh thần suy giảm: Công việc căng thẳng trong thời gian dài, môi trường làm việc thiếu sự gắn kết, công sở độc hại, v.vv.. khiến tinh thần của nhân viên trở nên tồi tệ và có phản ứng tiêu cực.

Từ những nguyên nhân xác định được, bạn cần thảo luận cùng nhân viên xem giải pháp phù hợp nhất là gì, đồng thời tìm ra cách lên dây cót tinh thần cho nhân viên. Doanh nghiệp thường ít khi thực hiện hết mọi yêu cầu từ những nhân viên chống đối, vì đó có thể là tiền đề để họ tiếp tục chống đối mỗi khi muốn đòi hỏi. Nên giữ vững mối quan hệ win-win với nhân viên để cân bằng quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên.

Nên giữ vững mối quan hệ win-win với những nhân viên có thái độ chống đối
Nên giữ vững mối quan hệ win-win với những nhân viên có thái độ chống đối

Nhìn chung phần lớn nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực của nhân viên là trải nghiệm không hài lòng ở nơi làm việc. Để gia tăng trải nghiệm “happy” cho nhân viên mỗi khi đi làm, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản trị nhân sự HappyTime.

Khi sử dụng HappyTime, doanh nghiệp có thể cải thiện động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên thông qua hệ thống Gamification:

  • Truyền thông nội bộ, khích lệ nhân viên kết nối, giao lưu trên app HappyTime.
  • Tặng điểm HappyStar, cho phép nhân viên đổi điểm để nhận quà giá trị.
  • Nhắc lịch uống nước Watee, cải thiện sức khỏe cho nhân viên.
  • Game “Người ấy là ai” tạo cơ hội cho nhân viên trong công ty tương tác với nhau.
  • Game “Vòng quay may mắn” mang đến những phần quà hấp dẫn cho nhân viên.

Với những tiện ích này, HappyTime tạo cơ hội cho nhân viên và nhà quản trị gắn kết hơn với nhau. Từ đó, một văn hóa doanh nghiệp cởi mở, gần gũi được thiết lập và nhân viên sẽ luôn có được trải nghiệm hài lòng, dễ chịu mỗi khi đến công ty.

Đồng thời, HappyTime cũng cung cấp đầy đủ các tính năng của nền tảng quản lý nhân sự như: Quản lý công – lương, sắp xếp lịch làm việc – chấm công, quản lý đơn từ trực tuyếnsố hóa hồ sơ nhân sự.

Phần mềm HappyTime gia tăng trải nghiệm cho nhân viên
Phần mềm HappyTime gia tăng trải nghiệm cho nhân viên

Sử dụng kỹ thuật giao tiếp khéo léo

Cách mà bạn truyền đạt sẽ là giải pháp cho mọi chuyện, nhưng cũng có thể khiến tình trạng căng thẳng leo thang. Vì thế, xử lý nhân viên có thái độ không tốt đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự nhạy cảm, quyết đoán và giao tiếp hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ thuật giao tiếp khéo léo để bạn đối phó với những nhân viên chống đối:

  • Tích cực lắng nghe: Trước khi phản hồi về thái độ của nhân viên, bạn cần thực sự lắng nghe quan điểm của nhân viên. Không chỉ lắng nghe lời nói mà bạn còn cần chú ý đến các ngôn ngữ cơ thể và tín hiệu cảm xúc phi ngôn ngữ.
  • Dùng “Tôi” thay vì “Bạn”: Thay vì đưa ra những lời nhận định rằng “Bạn không bao giờ…” hoặc “Bạn luôn luôn…”, hãy điều chỉnh lại cách sử dụng câu nói “Tôi thấy…” để giảm bớt tính đối đầu trong đối thoại. Ví dụ: “Tôi thấy những cuộc họp thường có sự gián đoạn” nghe sẽ mềm mỏng hơn là “Bạn lúc nào cũng làm gián đoạn cuộc họp”.
  • Thật cụ thể: Hãy luôn lấy các ví dụ cụ thể về hành vi chống đối của nhân viên để loại bỏ sự mơ hồ và thẳng thắn nói về những điều cần thay đổi. Ví dụ: “Tôi thấy bạn đang gặp khó khăn trong công việc, cho tôi biết điều gì đang cản trở bạn được không?” nghe cụ thể và thẳng thắn hơn là “Tại sao bạn luôn tỏ thái độ khi làm việc vậy?”.
  • Duy trì giọng điệu trung lập: Ngay cả khi bạn chán nản hoặc thất vọng về những nhân viên có thái độ tiêu cực, hãy cố gắng giữ giọng điều thật bình tĩnh và trung lập.
  • Đặt câu hỏi mở: Thay vì nhận định, hãy sử dụng những câu hỏi mở để cuộc đối thoại trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ: “Bạn có thể nói cho tôi biết tại sao bạn cảm thấy cần phải phản ứng như vậy trong cuộc họp không?” nghe dễ chịu hơn là “Phản ứng của bạn trong cuộc họp thật vô lý!”.
  • Đồng cảm và thể hiện sự thấu hiểu: Ngay cả khi không đồng tình với hành vi của nhân viên, bạn vẫn nên thể hiện sự đồng cảm với nhân viên để giúp họ xoa dịu tâm trạng căng thẳng.
  • Phản hồi mang tính xây dựng: Thay vì chỉ ra những điều sai trái, hãy đưa ra những giải pháp để nhân viên thấy rằng bạn đang kỳ vọng họ cải thiện chứ không phải đối đầu với họ.
  • Đặt ra kỳ vọng rõ ràng: Sau khi đã thảo luận các vấn đề, hãy đặt ra kỳ vọng rõ ràng và có thể đo lường được trong tương lai. Ví dụ: “Tôi hy vọng tháng tới bạn sẽ không đi làm muộn quá 3 buổi” nghe rõ ràng và có mục tiêu hơn là “Bạn đừng đi muộn nữa nhé!”.

Bằng cách khai thác kỹ thuật giao tiếp này, bạn sẽ giải quyết hiệu quả các hành vi tiêu cực, trong khi vẫn giữ được lòng tự trọng cho nhân viên. Chính điều này khiến cho nhân viên cảm thấy nể trọng bạn hơn.

Bởi mục tiêu cuối cùng của quản trị nhân sự là xây dựng một môi trường làm việc thân thiện. Trong đó, các vấn đề được giải quyết cần mang tính xây dựng để nhân viên cảm thấy được doanh nghiệp hỗ trợ trong hành trình phát triển bản thân.

Cách giao tiếp của người quản lý ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên
Cách giao tiếp của người quản lý ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên

Theo dõi sự thay đổi của nhân viên

Không nên giới hạn cuộc trò chuyện với nhân viên độc hại chỉ trong một lần. Bạn hãy liên tục theo dõi thái độ của nhân viên và đánh giá sự thay đổi của họ. Bất cứ dấu hiệu nào cũng là cơ hội để bạn kịp thời giải quyết các vấn đề tiêu cực và củng cố những dấu hiệu tích cực.

Biết khi nào nên nói lời tạm biệt

Sau khi trao đổi riêng với người quản lý, nhiều nhân viên sẽ xấu hổ và xin lỗi về thái độ không tốt của mình. Họ có thể không nhận ra hành vi của mình đã ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của người khác. Chỉ cần được góp ý đúng cách, họ sẽ cải thiện và trở lại đúng hướng.

Một số nhân viên khác có thể phàn nàn về trải nghiệm của họ. Ví dụ, họ cảm thấy bị đánh giá thấp vì mức lương thấp hơn mức trung bình của ngành. Hoặc họ chia sẻ rằng họ đang được phân công công việc không công bằng. Với tư cách là người quản lý, bạn có trách nhiệm xem xét liệu những khiếu nại đó có đúng với thực tế không. Nếu đúng, bạn nên hỗ trợ nhân viên giải quyết khiếu nại với các bộ phận có thẩm quyền.

Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp phải những nhân viên vô cùng cố chấp. Dù họ có hành vi và thái độ không hề phù hợp với môi trường làm việc, nhưng họ không cảm thấy hối lỗi và không cải thiện. Trong trường hợp này, bạn cần tuân thủ chính sách của công ty và đưa ra cảnh cáo chính thức. Trường hợp tệ nhất, bạn cần phải để nhân viên đó ra đi.

Sẵn sàng để nhân viên độc hại ra đi để cân bằng lại môi trường làm việc
Sẵn sàng để nhân viên độc hại ra đi để cân bằng lại môi trường làm việc

Phòng tránh tình trạng “nhân viên chống đối” bằng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Cách đối phó với nhân viên chống đối hiệu quả nhất là xây dựng văn hóa doanh nghiệp thật tích cực và có sự lan tỏa. Dưới đây là những yếu tố thiết yếu của văn hóa công ty tích cực, giúp giải quyết các nguyên nhân phổ biến gây ra trải nghiệm không hài lòng ở nhân viên.

Thúc đẩy giao tiếp hai chiều

Những cuộc đối thoại tự do cho phép nhân viên được nêu lên quan điểm của mình. Khi nhận được sự ghi nhận, lắng nghe và tôn trọng từ phía doanh nghiệp, nhân viên sẽ có tâm lý thoải mái hơn mỗi khi đến nơi làm việc.

Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng những nền tảng trò chuyện trực tuyến để trao đổi nội bộ tiện lợi hơn. Trong đó, phần mềm quản lý nhân sự HappyTime là một giải pháp hữu ích khi cung cấp tiện ích bản tin nội bộ, cho phép nhân viên phản hồi trực tiếp vào các bài đăng, tự do nêu ý kiến và chia sẻ quan điểm cá nhân. Thông qua tiện ích này, nhân viên có thể kết nối với nhà quản trị và đồng nghiệp một cách dễ dàng, xóa tan mọi rào cản.

Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thể hiện bản thân

Các chương trình đào tạo chuyên môn, các cuộc họp brainstorming, những cuộc thi nội bộ, v.vv.. Tất cả sẽ là cơ hội để nhân viên được đào tạo và thể hiện năng lực của bản thân. Họ sẽ cảm thấy được công ty trân trọng và đánh giá cao. Từ đó, công ty nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc và gia tăng tỷ lệ gắn kết.

>>> Xem thêm: 15 chiến lược giữ chân nhân viên thông qua tăng mức độ gắn kết

Nhân viên có tiếng nói tại nơi làm có tỷ lệ hài lòng và gắn kết cao hơn
Nhân viên có tiếng nói tại nơi làm có tỷ lệ hài lòng và gắn kết cao hơn

Khen thưởng và ghi nhận

Doanh nghiệp nên ghi nhận những nỗ lực của nhân viên thông qua email cảm ơn, chương trình vinh danh hàng tháng, hoặc đơn giản là nhắn tin cảm ơn nhân viên. Tất cả mọi sự khen ngợi và công nhận sẽ đem lại cảm xúc hài lòng và tích cực cho nhân viên.

Nhà quản lý có thể tận dụng tiện bản tin nội bộ trên app HappyTime để gửi lời cảm ơn và lời chúc công khai đến nhân viên. Việc khen ngợi nhân viên trước tập thể sẽ càng làm tăng thêm động lực để nhân viên tiếp tục nỗ lực cống hiến.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tặng HappyStar cho nhân viên thay cho quà sinh nhật hoặc quà khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích tốt. Sau đó, nhân viên được phép đổi HappyStar để nhận các phần quà có giá trị từ công ty.

>>> Xem thêm: Top 9 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả nhất

Thúc đẩy phúc lợi nhân viên

Khi hiện tượng Great Resignation lan tràn khắp thế giới, các doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm của mình đối với phúc lợi nhân viên một cách nghiêm túc hơn. Đó là điều kiện để nhân viên khỏe mạnh, hạnh phúc, làm việc hiệu quả và đạt hiệu suất cao hơn.

Bên cạnh điều chỉnh chế độ lương thưởng (nếu có thể), doanh nghiệp nên triển khai các lớp học yoga, buổi thiền tại chỗ, cuộc thi chạy marathon, lắp đặt máy kiểm tra sức khỏe, sử dụng tiện ích nhắc lịch uống nước Watee trên app HappyTime, v.vv.. Tất cả góp phần nâng cao sức khỏe và gia tăng sự gắn kết cho nhân viên.

Chăm sóc đời sống tinh thần và sức khỏe thể chất cho nhân viên là điều quan trọng
Chăm sóc đời sống tinh thần và sức khỏe thể chất cho nhân viên là điều quan trọng

Cân bằng giữa công việc và đời sống

Những chuỗi ngày tăng ca triền miên, buổi họp kéo dài không hồi kết và khối lượng công việc dày đặc nên được bù đắp lại bằng những ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Chỉ khi lấy lại được sức khỏe (thể chất và tinh thần) trong đời sống cá nhân thì nhân viên mới có đủ động lực để tiếp tục làm việc và phát huy thế mạnh tại nơi làm việc.

Để giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và đời sống, doanh nghiệp có thể sử dụng HappyTime để áp dụng những chiến lược như:

  • Phân bổ thời gian làm việc hợp lý: Sắp xếp, chia ca làm việc cho nhân viên một cách khoa học để tối ưu hóa thời gian làm việc, hạn chế làm thêm giờ.
  • Điều chỉnh cách thức chấm công: Thay đổi hình thức chấm công từ máy chấm công truyền thống sang phần mềm chấm công trực tuyến HappyTime để nhân viên không còn tốn thời gian xếp hàng đợi chấm công mỗi ngày.
  • Rút gọn thủ tục đơn từ hành chính: Bằng cách sử dụng tính năng gửi – duyệt đơn từ trên HappyTime, nhân viên không cần soạn email hoặc viết đơn xin nghỉ phép mà chỉ cần bấm gửi đơn tự động trên app. Nhà quản lý sẽ duyệt hoặc từ chối chỉ bằng cách bấm chọn, không lo chậm trễ, không quên phản hồi. Điều này giải quyết được vấn đề ngại xin nghỉ phép ở nhân viên, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp độc hại, nơi nhiều người quản lý tỏ thái độ không vui mỗi khi nhân viên xin nghỉ.

Bằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, đề cao trải nghiệm của nhân viên, nhà quản trị sẽ hạn chế được tối đa tình trạng nhân viên tỏ thái độ tiêu cực tại nơi làm việc. Với các cách xử lý nhân viên có thái độ không tốt được chia sẻ trên đây, hy vọng rằng nhà quản trị sẽ có được cách ứng xử khéo léo để đưa những nhân viên chống đối trở về đúng hướng.

Nhân viên có được đời sống tinh thần thoải mái sẽ trở nên dễ chịu hơn tại nơi làm việc
Nhân viên có được đời sống tinh thần thoải mái sẽ trở nên dễ chịu hơn tại nơi làm việc

Trong hoạt động quản trị nhân sự, doanh nghiệp đừng quên tận dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu suất và gia tăng trải nghiệm cho nhân viên. HappyTime sẽ cùng doanh nghiệp xây dựng văn hóa tích cực, gia tăng gắn kết nhân viên, tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài và hướng đến sự phát triển bền vững. Để được tư vấn dùng thử và trải nghiệm miễn phí phần mềm HappyTime, nhà quản trị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime