Ngày nay, nhân sự quan tâm nhiều hơn về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và những tương tác tích cực với tổ chức. Do đó, trải nghiệm nhân sự chính là chìa khoá giúp doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng, tín nhiệm và mức độ đóng góp của nhân sự cho doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay, HappyTime mời bạn cùng tìm hiểu về trải nghiệm nhân viên là gì và cách nâng cao trải nghiệm nhân sự dành riêng cho nhà quản lý.
Mục lục
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience – EX) là tất cả trải nghiệm thực tế và sự tương tác của người lao động khi làm việc tại tổ chức. Trải nghiệm nhân sự là nền tảng tạo nên hiệu quả kinh doanh.
Thực tế trên thế giới có rất nhiều khái niệm, cách hiểu về trải nghiệm nhân sự.
- Theo Forbes, trải nghiệm của nhân viên đề cập đến sự gắn bó của cá nhân với tổ chức, các đặc quyền được cung cấp bởi thương hiệu của công ty hoặc nhà tuyển dụng.
- CultureAmp định nghĩa trải nghiệm nhân viên bao gồm những quan sát, cảm xúc và các tương tác của các cá nhân trong suốt hành trình làm việc của nhân viên tại một tổ chức.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu, trải nghiệm của nhân viên là làm cho nhân viên hào hứng, hạnh phúc và yêu thích công việc mà họ làm. Chú trọng vào việc gia tăng trải nghiệm nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp giữ được nguồn nhân lực chất lượng và tài năng, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Nhân viên giỏi là một trong những “khoản đầu tư” khó tìm kiếm nhất của tổ chức. Nhân viên giỏi xuất phát từ những những viên vui vẻ và hạnh phúc. Để làm được điều đó, trải nghiệm nhân viên đóng vai trò quan trọng. Có đến gần 80% các CEO đồng ý với quan điểm này (Theo Deloitte).
Jacob Morgan (Tác giả cuốn The Employee Experience Advantages – Lợi thế trải nghiệm của nhân viên) cũng khẳng định việc tập trung vào trải nghiệm của nhân viên là rất quan trọng với doanh nghiệp.
- “Trong một thế giới mà tiền không còn là yếu tố thúc đẩy chính đối với nhân viên, thì việc tập trung vào trải nghiệm của nhân viên là lợi thế cạnh tranh hứa hẹn nhất mà các tổ chức có thể tạo ra.”
- “Các công ty đầu tư vào trải nghiệm nhân viên có lợi nhuận cao hơn gấp 4 lần so với những công ty không đầu tư.”
Trải nghiệm của nhân viên là một cuộc hành trình gồm nhiều điểm chạm. Nó bắt đầu từ những tương tác đầu tiên từ bức email mời phỏng vấn đến các bước cuối cùng của kết thúc hợp đồng. Không gian làm việc, văn hóa doanh nghiệp và công nghệ của công ty là tất cả các yếu tố tạo nên một trải nghiệm nhân viên toàn diện.
>>> Xem thêm: Văn Hóa Công Ty Là Gì? Tại Sao Phải Xây Dựng Văn Hóa Công Ty
Tại sao trải nghiệm của nhân viên lại quan trọng?
Trải nghiệm nhân viên rất quan trọng vì đây chính là yếu tố cạnh tranh giữa các công ty trong cuộc chiến chiêu mộ và giữ chân nhân tài. Bên cạnh các chế độ lương thưởng thì trải nghiệm nhân viên cũng là yếu tố bạn cần phát chú trọng, để thu hút nguồn nhân lực tài năng một cách bền vững.
Dưới đây là các lý do tại sao trải nghiệm của nhân viên lại quan trọng:
- Thu hút và giữ chân nhân tài – Giảm chi phí tuyển dụng
Bên cạnh tiền lương, người lao động ngày nay có xu hướng tìm kiếm một môi trường làm việc thân thiện có thể gắn kết các giá trị tinh thần. Dưới góc nhìn của nhà quản lý, khi quản lý trải nghiệm nhân viên hiệu quả có thể giữ chân nguồn nhân sự chất lượng – đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc. Đồng thời, doanh nghiệp có thể hoàn toàn cắt bỏ chi phí tuyển dụng nhân sự, onboarding và đào tạo đắt đỏ.
- Tăng khả năng gắn kết – tạo động lực làm việc
Trải nghiệm của nhân viên có những tác động quan trọng lên sự gắn kết của nhân viên. Trải nghiệm tồi tệ có thể đẩy mọi người ra xa nhau nhưng những trải nghiệm tốt được chia sẻ mang họ lại với nhau, tạo ra các giá trị tích cực cho các mối quan hệ nơi công sở cũng như kết quả công việc. Những nhân viên có cái nhìn tích cực về nơi làm việc sẽ có một mức độ hào hứng nhất định về công việc của họ. Họ chăm chú và gắn bó, sẵn sàng làm hết sức mình.
- Thúc đẩy sự hợp tác
Với trải nghiệm tích cực khi cộng tác với đồng nghiệp của họ, nhân viên sẽ không ngại yêu cầu giúp đỡ, cung cấp hướng dẫn hoặc làm việc cùng nhau — đặc biệt là trong một môi trường hỗ trợ họ.
- Truyền cảm hứng sáng tạo và Phát triển con người
Những điều tích cực sẽ tạo ra sự sáng tạo. Khả năng suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo dẫn đến lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Sự sáng tạo đó tạo ra sự đổi mới, dẫn đến sự phát triển con người, ở đây là nhân sự của công ty.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trải nghiệm tích cực của nhân viên thúc đẩy điểm mấu chốt của mọi thứ từ hiệu quả tốt hơn đến hoàn thành công việc có chất lượng cao hơn. Nhân viên hạnh phúc sẽ thúc đẩy tăng trưởng chất lượng công việc và doanh thu.
- Phát triển văn hóa chuyên nghiệp
Những nhân viên cảm thấy hài lòng về nơi họ làm việc sẽ có những đóng góp ngược lại trong việc xây dựng văn hóa chuyên nghiệp. Ngoài ra, họ làm được nhiều việc hơn, học hỏi được nhiều hơn và cảm thấy thoải mái khi đảm nhận trách nhiệm. Điều đó có thể giúp nâng cao tiêu chuẩn về hiệu suất của doanh nghiệp mà không khiến nhân viên cảm thấy áp lực, nặng nề.
Những yếu tố ảnh hưởng trải nghiệm nhân viên
Theo Jacob Morgan, bất kỳ tổ chức lớn nhỏ nào cũng sẽ cần vận dụng 3 yếu tố cơ bản sau đây để tạo nên trải nghiệm của nhân viên. Bao gồm:
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chính là những gì mà bạn cảm nhận, nhìn thấy về sứ mệnh, giá trị, cách ứng xử, giao tiếp,… của các thành viên trong doanh nghiệp đó. Khảo sát của Jobvite cho thấy, có đến gần 40% nhân sự xếp hạng văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng khi họ quyết định có nên gắn bó với tổ chức hay không.
Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ chính là những những thiết bị như máy tính, phần cứng, phần mềm, hệ thống, ứng dụng,… mà nhân viên sử dụng hàng ngày. Khảo sát được thực hiện vào năm 2021 của Gartner về trải nghiệm công nghệ của nhân viên cho thấy, họ sẽ có xu hướng ở lại với tổ chức nhiều hơn gấp 2 lần nếu các yếu tố công nghệ được đảm bảo.
Cơ sở vật chất, không gian làm việc
Theo nghiên cứu của Jacob Morgan được đăng tải trên trang thông tin Inc., yếu tố môi trường vật chất, không gian làm việc chiếm đến 30% các yếu tố tạo nên trải nghiệm nhân viên. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Science Direct cũng chỉ ra rằng, những yếu tố môi trường vật chất sẽ bao gồm như Nhiệt độ, chất lượng không khí, chất lượng ánh sáng, tiếng ồn ở khu vực làm việc.
Các giai đoạn trong hành trình trải nghiệm nhân viên
Hành trình trải nghiệm nhân viên bao gồm 5 giai đoạn chính như sau:
- Hire – Tuyển dụng: Bao gồm toàn bộ quy trình tuyển dụng nhân sự mới trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò kiểm soát thời gian tuyển dụng, chi phí tuyển dụng, tỷ lệ và chất lượng tuyển dụng như thế nào.
- Onboarding – Hòa nhập: Là giai đoạn nhân viên mới sẽ được hướng dẫn, làm quen với hệ thống, quy trình làm việc, các công cụ hỗ trợ. Hầu hết các nhân viên mới cần trải qua giai đoạn này để có thể bắt kịp được tốc độ, sự vận hành của doanh nghiệp. Khi tốc độ hòa nhập càng nhanh, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp càng cao.
- Development – Phát triển: Đây là giai đoạn tiếp diễn sau giai đoạn hòa nhập. Tùy thuộc vào mối cá nhân, quá trình phát triển, tốc độ phát triển sẽ khác nhau. Sự phát triển cũng sẽ được bộc lộ qua các kỹ năng khác nhau. Người quản lý cần xác định về năng suất, tiềm năng của họ để có thể giúp họ cải thiện, phát triển nhanh và tốt hơn.
- Retention – Giữ chân nhân tài: Sau khi nhân viên đã hòa nhập được với bộ máy, quy trình làm việc của doanh nghiệp, người quản lý cần có các chiến lược giữ chân nhân tài. Những chiến lược này cần tập trung vào việc giúp họ có cảm hứng, động lực làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Nâng cao trải nghiệm nhân viên với HappyTime – Nền tảng chấm công trực tuyến hàng đầu
Theo thông tin từ PWC cho thấy rằng, có đến 73% nhân viên cho biết rằng các hệ thống công nghệ sẽ giúp họ tạo ra được chất lượng công việc cao hơn. Điều này cho thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, tổ chức doanh nghiệp sẽ giúp tăng trải nghiệm nhân viên tốt hơn.
Ví dụ như trong hoạt động chấm công, truyền thông nội bộ, các thủ tục hành chính như tạo – duyệt đơn xin nghỉ phép, doanh nghiệp có thể lựa chọn HappyTime. Đây là một trong những ứng dụng chấm công hàng đầu đạt được Giải thưởng Sao Khuê 3 năm liên tiếp: 2020-2021-2022.
Ứng dụng HappyTime mang đến cho doanh nghiệp giải pháp hữu hiệu trong quản lý, lưu trữ dữ liệu chấm công, đơn từ. Cụ thể như:
- Đối với nhân viên: Chấm công dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian cho những hình thức chấm công truyền thống. Nhân sự có thể chủ động theo dõi thông tin ngày công để không ảnh hưởng đến thu nhập, quyền lợi của bản thân.
- Đối với người quản lý: Có thể dễ dàng theo dõi, quản lý chi tiết về thời gian làm việc, ngày nghỉ phép của nhân sự. Bao quát được hệ thống nhân sự, nắm bắt được biến động nhân sự nhanh chóng.
- Đối với doanh nghiệp: Tăng tương tác nội nội, thúc đẩy tích cực cho văn hóa doanh nghiệp. Từ đó mang đến trải nghiệm “happy” hơn cho nhân viên. Thúc đẩy được hiệu suất và hiệu quả làm việc của nhân sự.
>>Xem thêm: 10 Tips giúp bạn gia tăng trải nghiệm nhân viên tích cực hơn
Kết luận
Đến đây, hẳn bạn đã nắm được trải nghiệm nhân sự là gì cũng như biết rằng mỗi doanh nghiệp đều có một hành trình làm nên các trải nghiệm nhân viên khác biệt. Tuy nhiên, những trải nghiệm nhân sự tích cực không phải là thứ tự nhiên mà có. Do vậy, doanh nghiệp nên dành nhiều nguồn lực hơn để có thể nâng cao trải nghiệm nhân viên lên cao nhất.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |