Quản lý nhân viên hiệu quả giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ khác trên thị trường. Ngược lại, khi nhân viên làm việc kém hiệu quả sẽ kéo tổ chức đi xuống. Dưới đây là 7 cách giúp quản lý nhân sự hiệu quả nhất mà nhà lãnh đạo không thể bỏ lỡ!
Mục lục
- 1 1. Gắn kết nhân viên vào mục tiêu chung
- 2 2. Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân viên hiệu quả
- 3 3. Biết lắng nghe và chia sẻ
- 4 4. Tìm hiểu nhân viên làm việc vì mục đích gì
- 5 5. Tạo động lực giúp quản lý nhân viên hiệu quả
- 6 6. Đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- 7 7. Trao quyền cho nhân viên
- 8 Kết luận
1. Gắn kết nhân viên vào mục tiêu chung
Tham khảo thêm:
>> Văn hóa doanh nghiệp là gì – Tất tần tật về văn hóa tổ chức
>> Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp dành cho nhà quản lý
>> Nắm bắt thông tin mới nhất về xu hướng quản trị nhân sự thời đại số
Một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất là định hướng mục tiêu cá nhân thành mục tiêu chung của công ty. Đối với các cá nhân chỉ làm việc vì bản thân thì chỉ cần sau một khoảng thời gian ngắn, họ sẽ cảm thấy chán nản và hoạt động một cách độc lập.
Do đó, tìm hiểu định hướng công việc cá nhân của từng thành viên, sau đó đặt ra các mục tiêu chúng sẽ giúp tinh thần làm việc của đội nhóm được nâng cao. Một nhà quản lý tài ba sẽ biết cách hướng cá nhân vào tầm nhìn và sứ mệnh của tập thể.
2. Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân viên hiệu quả
Việc quản lý thời gian đi làm, số ngày nghỉ, ngày làm tăng ca cũng giúp bạn có cái nhìn tổng thể về tình trạng làm việc của từng nhân sự. Thông qua đó, nhà quản lý cũng biết được người nào đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hoặc người nào không.
Tuy nhiên, sử dụng thiết bị chấm công truyền thống khiến bộ phận nhân sự khó lòng quản lý vấn đề này. Thấu hiểu vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm quản lý chấm công để gia tăng trải nghiệm nhân viên, cũng như tối ưu hiệu quả quản trị.
Thông qua phần mềm check in online, bạn có thể theo dõi thời gian thực làm của nhân viên, quản lý đơn từ trực tuyến không mất quá nhiều thời gian cũng như đồng bộ dữ liệu quản trị nhanh chóng.
3. Biết lắng nghe và chia sẻ
Khi nhắc đến quản lý hiệu quả thì không thể nào bỏ qua yếu tố lắng nghe và chia sẻ. Đây là điều kiện cần để bạn có thể từng bước nắm được năng lực thực sự của từng người.
Là một nhà quản lý, ra lệnh và điều phối nhân viên là điều cần thiết. Nhưng làm thế nào để cân bằng việc chỉ với và lắng nghe thì không phải ai cũng viết. Lắng nghe ở đây chính là sự thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và những xung đột xung quanh của cấp dưới để từ đó cho họ hướng giải quyết hợp lý.
Sự quan tâm này sẽ đem đến sự trung thành và nỗ lực cống hiến hết sức mình vì tổ chức và đội nhóm nói chung.
4. Tìm hiểu nhân viên làm việc vì mục đích gì
Mục đích làm việc của từng nhân viên không giống nhau. Do đó, nếu thường xuyên nói chuyện chia sẻ với đội ngũ cấp dưới, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được mong muốn của họ là gì và làm thế nào để giúp họ đạt được điều đó.
Đôi khi, sự thiếu cam kết của nhân viên được bắt nguồn từ kết quả đánh giá của nhà quản lý hoặc bị giao phó quá nhiều việc so với năng lực. Thấu hiểu mong đợi của nhân viên giúp nâng cao khả năng gắn bó với công việc lâu hơn.
5. Tạo động lực giúp quản lý nhân viên hiệu quả
Với những đóng góp và cống hiến từ ngày này sang tháng khác, nhân viên đều mong muốn nhận được sự công nhận từ các cấp quản lý. Do đó, tổ chức các buổi khen thưởng hàng tháng, hàng quý giúp nhân viên có động lực làm việc cao hơn.
Báo cáo của O.C. Tanner cho biết, 78% nhân viên cho rằng các chương trình khen thưởng giúp cải thiện mối quan hệ giữa họ và sếp. Bên cạnh đó, 68% nhân viên cho rằng nhận được sự công nhận thường xuyên thúc đẩy họ trở nên sáng tạo và làm việc hiệu suất hơn.
6. Đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng một môi trường làm việc vui vẻ, chú trọng vào con người để nhân viên cảm thấy thoải mái mỗi khi đến công ty. Hơn thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đầu tư rất nhiều chi phí để tạo khu vực nghỉ ngơi, giao tiếp để gắn kết nhân viên bền chặt hơn.
Việc cân bằng giữa áp lực công việc và nghỉ ngơi giúp nhân viên không bị quá căng thẳng khi làm việc và gia tăng sự hài lòng đối với công ty.
7. Trao quyền cho nhân viên
Tìm hiểu thêm:
>> 5 dạng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng nhà quản lý cần biết
>> Mách bạn công cụ quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất
Trao quyền cho nhân viên không chỉ là tạo cơ hội cho cá nhân được thể hiện năng lực của mình, mà đó còn thể hiện sự tin tưởng từ phía nhà quản lý.
Cách quản lý nhân viên hiệu quả thông qua quá trình trao quyền quyết định cho cấp dưới giúp giảm khối lượng công việc cho nhà lãnh đạo. Đồng thời, đây cũng là cách để nhân viên tích lũy thêm nhiều kiến thức mới.
Kết luận
Trên đây là 7 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà nhà quản lý nên cân nhắc để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao.
Bên cạnh đó, quản lý thời gian đi làm của nhân viên tối ưu giúp nhà quản lý có nhiều thời gian hơn để chăm lo cho nhân sự của mình. Thấu hiểu điều đó, phần mềm chấm công trực tuyến Happy Time đã ra đời nhằm giải quyết bài toán này.
Sở hữu các ưu điểm vượt trội của một phần mềm chấm công hiện đại, đồng thời Happy Time còn được trang bị nhiều tính năng hữu ích cho doanh nghiệp như:
- Đồng bộ dữ liệu tự động, nhanh chóng
- Quản lý chấm công thông qua hệ thống wifi nội bộ
- Tích hợp nhiều hình thức chấm công
- Tạo, duyệt và quản lý đơn từ trực tuyến
- Xuất file Excel dễ dàng
- Phần mềm chấm công trên điện thoại và máy tính linh hoạt
Hệ thống chấm công Happy Time chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm nhân viên và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |