“Sự từ chức vĩ đại” đang ngày càng phổ biến hơn từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Nhiều công ty đang phải vật lộn khó khăn để giữ chân nhân viên, thu hút nhân tài mới. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu về ý tưởng giúp giữ nhân viên tốt hơn nhé.

Giữ chân nhân viên là gì?

Giữ chân nhân viên là sự nỗ lực của tổ chức để đảm bảo mục tiêu hợp tác với người lao động có năng suất, tài năng gắn kết lâu nhất có thể. Một khảo sát từ INC cho biết, cứ 10 người sẽ có 4 người lao động cân nhắc từ bỏ công việc hiện tại. Mặc sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, tại Mỹ đã có hơn 4.3 triệu người lao động nghỉ việc (USA Today)

Sự từ chức vĩ đại đang bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam
Sự từ chức vĩ đại đang bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam

Và làn sóng “sự từ chức vĩ đại” đang lan dần đến Việt Nam. Theo khảo sát của Anphabe về nguồn nhân lực, hiện tại các ngành Pháp Lý, Marketing, Nhân Sự tại Việt Nam đang có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất lên đến hơn 40%. Khảo sát của tổ chức này đến tháng 12/2021 cũng cho thấy, tỷ lệ người đi làm dưới 6 tháng đang tìm kiếm công việc mới ở Việt Nam đã đạt gần 58%.

Nhân viên thường sẽ rời bỏ doanh nghiệp từ những lý do sau:

  • Chế độ lương thưởng, phúc lợi không phù hợp với giá trị mà nhân viên bỏ ra.
  • Thiếu cơ hội làm việc linh hoạt từ xa hoặc làm việc tại nhà.
  • Không có cơ hội phát triển trong tương lai.
  • Công việc khiến họ bị mất cân bằng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Văn hóa tổ chức kém, không rõ ràng, thiếu sự công nhận, không cảm nhận được sự gắn kết với đồng nghiệp.
  • Có cơ hội làm việc tốt hơn ở doanh nghiệp khác.

Tìm hiểu thêm: 11 nguyên nhân vì sao nhân viên hay bỏ việc – cách khắc phục

Tại sao giữ chân nhân viên lại quan trọng?

Giữ chân nhân viên rất quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ, tạo ra sự gắn kết tại nơi làm việc để người lao động có thể tin tưởng và hỗ trợ nhau tốt hơn. Một số lợi ích sau đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao cần giữ chân nhân viên:

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Theo People Keep, doanh nghiệp sẽ mất trung bình 6 – 9 tháng lương để thay thế một vị trí tương đương. Thống kê khác từ SHRM cũng cho thấy, tổng chi phí thay thế cho 1 vị trí có thể lên đến 90% đối với nhân viên mới vào nghề, đến 200% đối với các chuyên gia, lãnh đạo. Năng suất, sự gắn kết và tinh thần của nhóm có nhân viên rời đi cũng bị ảnh hưởng, điều này cũng có tác động đến chi phí của doanh nghiệp.

Tăng năng suất làm việc

Giữ chân những người có hiệu suất cao làm việc cao, họ có thể làm việc hiệu quả lên đến hơn 400% so với những người có hiệu suất trung bình (McKinsey). Những nhân viên có kinh nghiệm thường có kỹ năng thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các nhiệm vụ của họ. 

Để một nhân viên mới có thể bắt kịp tốc độ công việc ở mức tương đương với nhân viên nghỉ việc sẽ rất tốn kém thời gian. Và với doanh nghiệp, thời gian chính là tiền bạc. Nó cũng gây thiệt hại cho những nhân viên còn lại, những người phải đảm nhận thêm công việc và kết quả là có thể tạo ra chất lượng đầu ra thấp hơn.

Cải thiện văn hóa tổ chức, tinh thần nhân viên

Văn hóa công ty sẽ bị tác động nếu một nhân viên rời bỏ tổ chức. Trên thực tế, 72% người lao động cho rằng văn hóa nơi làm việc là yếu tố thúc đẩy họ có làm việc tại công ty hay không (Select One). Bên cạnh đó, khi những nhân viên có giá trị nghỉ việc, họ sẽ tạo ra sự thất vọng lớn cho đội nhóm của họ, từ đó khiến tinh thần làm việc của những người ở lại sẽ tiêu cực và giảm sút hơn.

Tăng trải nghiệm khách hàng, doanh thu, cải thiện ROI

Giữ chân nhân viên tài năng ở doanh nghiệp còn mang ý nghĩa tốt hơn khi nó giúp bạn cải thiện được chất lượng, trải nghiệm của khách hàng. Khi nhân viên hợp tác lâu dài với doanh nghiệp, nghĩa là họ có trải nghiệm hài lòng trong quá trình làm việc của mình. Một nhân viên hạnh phúc vui vẻ sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn với quá trình mua – sử dụng sản phẩm.

Giữ chân nhân viên càng lâu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Giữ chân nhân viên càng lâu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

9 ý tưởng giúp giữ chân nhân viên ở lại hiệu quả

Vậy Làm thế nào để xây dựng được chiến lược giữ chân nhân viên ở lại công ty một cách hiệu quả? Dưới đây là những ý tưởng mà bạn có thể áp dụng vào chiến lược mình. Bao gồm:

Hãy đầu tư vào sự nghiệp của nhân viên

Có đến 94% nhân viên nói rằng họ sẽ gắn bó với tổ chức lâu hơn nếu công ty hoa hậu nhìn thấy cơ hội phát triển nghề (LinkedIn). Bạn nên thực hiện khai thác và tìm hiểu về những muốn phát triển trong sự nghiệp của nhân viên là gì. Nó lồng ghép nó vào trong chiến lược giữ chân nhân viên đối với từng nhóm khác nhau.

Đảm bảo sự quản lý phù hợp từ lãnh đạo

Chắc hẳn, bạn đã nghe đến câu nói “nhân viên không rời bỏ doanh nghiệp, họ sẽ rời bỏ người sếp của mình”. Thật vậy, nghiên cứu năm 2019 của Cision PR Newswire cho thấy, có đến 57% nhân viên đã nghỉ việc vì mối quan hệ không tốt với sếp của họ. Vì vậy Lý tưởng tiếp theo mà bạn có thể áp dụng đây chính là đào tạo về kỹ năng lãnh đạo quản lý của những người vai trò là “sếp” trong tổ chức.

Tìm hiểu thêm: Top 10 cách quản lý sai lầm khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Cân nhắc các phúc lợi linh hoạt cho nhân viên

Phúc lợi là một trong những yếu tố chính được 6/10 nhân viên lựa chọn khi đánh giá hoặc xem xét một công việc nào đó (Forbes). Đây là những yếu tố ngoài lương thưởng mà nhân viên có thể nhận được. Bị vậy bạn cũng có thể xem xét và cân nhắc những lợi linh hoạt cho nhân viên ví dụ như bảo hiểm chăm sóc, cung cấp các tiện ích cho người nhà của nhân viên,…

Ghi nhận sự đóng góp của nhân viên

Khảo sát từ SHRM trông thấy 68% các chuyên gia Nhân sự nói rằng sự công nhận là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể giữ chân nhân viên. Tuy vậy, hiện nay rất nhiều tổ chức không có hoặc thiếu các chương trình công nhận với nhân viên của mình.

Hãy cải thiện chất lượng của hoạt động truyền thông nội bộ để giúp nhân viên cảm thấy sự công nhận một cách tốt hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng yếu tố công nghệ để thực hiện vấn đề này. Ví dụ như ứng dụng HappyTime.

Ứng dụng này cung cấp tính năng Gamification. Tính năng này giúp bạn có thể công nhận và khen thưởng cho nhân viên của mình từ những hoạt động nhỏ nhất như đi làm đúng giờ, đi làm đầy đủ. Bên cạnh đó với hệ thống bảng tin truyền thông nội bộ hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng mức độ gắn kết của nhân viên tốt hơn.

HappyTime giúp công nhận, khen thưởng nhân viên từ những cố gắng nhỏ nhất
HappyTime giúp công nhận, khen thưởng nhân viên từ những cố gắng nhỏ nhất

Cung cấp hình thức làm việc linh hoạt

Theo CIPD, việc doanh nghiệp cung cấp hình thức Làm việc linh hoạt cho nhân viên sẽ tăng mức độ gắn kết và lòng trung thành của họ tốt hơn. Trên thực tế, thống kê từ CIPD cũng cho thấy những nhân viên linh hoạt gắn kết có thể tạo thêm 43% doanh thu, nâng cao hiệu suất của những nhân viên không gắn kết lên 20%.

Để giữ chân nhân viên, hãy cân nhắc đến những lịch làm việc linh hoạt về thay đổi giờ giấc, địa điểm làm việc cho những cá nhân xứng đáng. Điều này sẽ giúp cho họ có thể cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc hàng ngày, và họ sẽ muốn ở lại với doanh nghiệp lâu hơn.

Cải thiện văn hóa tổ chức, trải nghiệm nhân viên

Như đã nói ở trên, có đến 72%, nhân viên xem văn hóa tổ chức là yếu tố thúc đẩy họ có làm việc tại doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, trải nghiệm nhân viên cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên. Trên thực tế, văn hóa công ty là một trong những động lực chính của sự hài lòng tại nơi làm việc (Theo Glassdoor).

Bạn có thể thực hiện triển khai ý tưởng này bằng việc thể hiện những hành động như:

  • Tạo ra sự công khai, công bằng, minh bạch ở doanh nghiệp.
  • Đánh giá, tương tác 2 chiều với nhân viên của mình.
  • Trao cho nhân viên những quyền, công việc có ý nghĩa hơn.
  • Cung cấp cho họ sự hỗ trợ cần thiết từ lãnh đạo.

Cung cấp cho nhân viên công cụ làm việc phù hợp

Hãy ưu tiên cung cấp cho nhân viên của bạn các công cụ giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt là những công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin tiện lợi. Theo PWC, khoảng 73% nhân viên cho rằng, hệ thống công nghệ giúp họ có thể tạo ra công việc hiệu quả hơn. Hãy nói chuyện, khảo sát để biết nhân viên của bạn mong muốn những công cụ làm việc nào.

Cung cấp sự phát triển, đào tạo xứng đáng

Nghiên cứu của Decision Wise, chỉ 43% nhân viên cảm nhận được họ có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Khi nhân viên không nhận được sự cung cấp về đào tạo, phát triển đúng đắn, họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp để đến với cơ hội việc làm tốt hơn. Một số cách để bạn cung cấp cơ hội phát triển và giữ chân nhân viên tốt hơn có thể kể đến như:

  • Tăng thu nhập, mức lương, phúc lợi theo định kỳ và theo năng lực của nhân viên.
  • Cân nhắc nhân viên vào những vị trí cao hơn, ví dụ quản lý nhóm, trưởng nhóm,…
  • Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn cho nhân viên của mình.
  • Lưu ý về giai đoạn giới thiệu của nhân viên mới.

Một số ý tưởng giúp giữ chân nhân viên khác

Bên cạnh những ý tưởng giữ chân nhân viên ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số ý tưởng khác như sau:

  • Thường xuyên phản hồi, đánh giá về hiệu suất, điều này giúp giao tiếp hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với những nhân sự làm việc từ xa.
  • Luôn duy trì sự minh bạch, công bằng trong doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin liên quan đến công việc của nhân viên chính xác, rõ ràng và kịp thời.
Có nhiều ý tưởng thú vị để bạn có thể giữ chân nhân viên lâu hơn
Có nhiều ý tưởng thú vị để bạn có thể giữ chân nhân viên lâu hơn

Hy vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về giữ chân nhân viên, vì sao nó quan trọng và vận dụng linh hoạt các chiến lược để nhân viên ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên truy cập vào HappyTime để có thể trải nghiệm miễn phí ứng dụng này ngay từ hôm nay nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime