Lương tăng ca là phần quyền lợi chính đáng của người lao động sau khi làm thêm giờ. Chính vì vậy, việc nắm vững cách tính tiền lương tăng ca chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên. Đồng thời, xây dựng được môi trường phúc lợi tốt tạo hứng khởi cho người lao động làm việc.
Happy Time xin cung cấp đến quý doanh nghiệp và bạn đọc cách tính lương tăng ca mới nhất 2021 cùng những thông tin xoay quanh vấn đề này.
Mục lục
Lương tăng ca là gì?
Lương tăng ca là khoản thu nhập người lao động nhận được sau khi thực hiện các công việc thêm giờ. Khoản thù lao này sẽ được doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động trả dựa trên thỏa thuận 2 bên và Bộ Luật lao động.
Tham khảo thêm:
>> 5 câu hỏi hay gặp về cách tính lương tăng ca theo luật mới
>> Cập nhật ngay cách tính tiền tăng ca cho nhân viên mới nhất
>> 5 phút tạo bảng tính lương làm thêm giờ cho doanh nghiệp
Khi sử dụng lao động làm thêm giờ, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau:
- Yêu cầu làm thêm phải có sự đồng ý của người lao động
- Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày
- Khi người lao động làm thêm nhiều giờ trong 1 tháng, doanh nghiệp cần sắp xếp thời gian nghỉ bù cho người lao động. Thời gian nghỉ bù cần tương ứng với thời gian không được nghỉ.
Cách tính tiền lương tăng ca trong công ty
Điều 98 Bộ Luật Lao động và và Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định rõ cách tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ cho người lao động mà doanh nghiệp cần áp dụng.
Cụ thể, người lao động sẽ được hưởng lương làm thêm giờ khi:
- Tăng ca, làm thêm giờ vào ban đêm
- Tăng ca, làm thêm giờ vào ban ngày (Sau giờ quy định dựa trên HĐLĐ được ký giữa người lao động và người sử dụng lao động)
- Làm thêm giờ và tăng ca vào ngày nghỉ, Lễ, Tết
Theo đó, cách tính tiền lương tăng ca cũng được quy định rõ ràng như sau: Người lao động làm thêm giờ được tính lương dựa trên tiền lương hoặc lương thực trả theo công việc với từng trường hợp khác nhau:
- Tăng ca vào ngày thường: được trả ít nhất bằng 150%
- Tăng ca vào ngày nghỉ hàng tuần: được trả ít nhất bằng 200%
- Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương: được trả ít nhất bằng 300%
Nếu làm việc vào ban đêm, người lao động sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày bình thường.
Quy định về cách tính tiền lương tăng ca
Dựa trên các đặc điểm của từng ngành nghề, vị trí công tác mà doanh nghiệp có thể áp dụng các cách tính tiền lương tăng ca dưới đây:
Người lao động hưởng lương theo thời gian, được chi trả khi làm thêm ngoài giờ làm việc
Đối với người lao động tăng ca vào ban ngày
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực tế x (150% hoặc 200% hoặc 300%) x Số giờ làm thêm
Trong đó:
- Tiền lương thực tế là tiền lương thực trả cho người lao động khi hoàn thành công việc đang làm trong ngày làm việc bình thường. Số tiền này được xác định bằng lương thực trả theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Mức 150% đối với ngày làm việc bình thường. Mức 200% đối với nghỉ hàng tuần và mức 300% đối với ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương và chưa kể tiền lương ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian làm việc ban đêm, cách tính tiền tăng ca đêm như sau:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = | Tiền lương thực trả x 150%/200%/300% + Tiền lương thực tế x 30% + 20% x TLGN | x Số giờ làm thêm vào ban đêm
Trong đó:
- Tiền lương thực tế: Tiền lương theo giờ người lao động thực nhận trong ngày làm việc bình thường
- TLGN: Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc thêm giờ hoặc ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết.
- Các mức 150%/200%/300% được hiểu như cách tính lương tăng ca vào ban ngày cộng thêm ít nhất 30%.
- Cách tính giờ tăng ca đêm dựa trên thời gian chấm công của người lao động.
Người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm tăng ca vào ban ngày
Tiền lương tăng ca, làm thêm giờ = Đơn giá sản phẩm x (150% hoặc 200% hoặc 300%) x Số sản phẩm làm thêm
Tìm hiểu thêm:
>> Tài liệu quản lý nhân sự dành cho nhà quản lý
>> Cập nhật ngay mẫu bảng tính lương làm thêm giờ mới nhất
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm tăng ca vào ban đêm, cách tính tăng ca đêm sẽ được thực hiện theo công thức:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = | Tiền lương sản phẩm x 150%/200%/300% + Tiền lương sản phẩm x 30% + 20% x TLGN | x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm
Trong đó:
- Tiền lương sản phẩm: Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
- TLGN: Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc thêm giờ hoặc ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết.
- Các mức 150%/200%/300% được hiểu như cách tính lương tăng ca theo giờ. Chẳng hạn, cách tính tăng ca đêm ngày chủ nhật sẽ ở mức 200%, tăng ca đêm ngày Lễ, Tết ở mức 300% cộng thêm ít nhất 30%.
Kết luận
Những quy định và cách tính tiền lương tăng ca mới nhất được Happy Time chia sẻ trên đây đều được dựa trên các quy định Pháp luật hiện hành. Các doanh nghiệp cần nắm rõ cách tính này để áp dụng phù hợp với từng đối tượng, mô hình công ty nhằm hạn chế tối đa các sai sót không đáng có.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm chấm công sẽ tự động tổng hợp và báo cáo số giờ làm việc của nhân viên. Điều này giúp quá trình tính lương làm thêm giờ trở nên dễ dàng hơn.
Trong đó, không thể không kể đến hệ thống quản lý chấm công online Happy Time với nhiều tính năng nổi bật:
- Ứng dụng chấm công thông minh
- Khởi tạo và quản lý đơn từ online
- Đồng bộ dữ liệu và hồ sơ nhân sự nhanh chóng
- Xuất file excel một cách dễ dàng
Đây chắc chắn là một công cụ đắc lực dành cho bộ phận quản lý nhân sự.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |