Bảng lương nhân viên văn phòng là văn bản cho biết tiền lương, thu nhập của nhân viên. Đây có thể coi là văn bản mang tính pháp lý chứng minh thu nhập của nhân viên trong quá trình làm việc. Vì vậy, văn bản này đã được quy định trong Bộ luật lao động.
Nguyên tắc khi xây dựng bảng lương nhân viên văn phòng
Tham khảo thêm;
>> 4 mẫu bảng lương nhân viên chuẩn nhất dành cho nhà quản lý
>> 5 mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh chuẩn cho nhà quản lý
>> Cách lập bảng lương nhân viên kinh doanh chính xác nhất
Tại Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nguyên tắc xây dựng thang bảng lương cho nhân viên nói chung và có thể áp dụng với nhân viên văn phòng như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Khi thực hiện xây dựng bảng thang lương cần áp dụng mức lương cơ sở vùng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP và được áp dụng theo Điều 5 Nghị định Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 như sau:
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Một số bảng lương nhân viên văn phòng theo ngành nghề
1. Bảng lương cho nhân viên kinh doanh
2. Bảng lương cho nhân viên hành chính – nhân sự
3. Bảng lương cho nhân viên Marketing
4. Bảng lương cho nhân viên kỹ thuật
Tìm hiểu thêm:
>> 5 phút tạo bảng tính lương làm thêm giờ cho doanh nghiệp
>> Cách quản lý lương hiệu quả 9/10 doanh nghiệp đang áp dụng
>> Tài liệu mẫu bảng chấm công và cách tính lương dành cho nhà quản lý
Kết luận
Hy vọng những nguyên tắc xây dựng bảng lương nhân viên văn phòng dưới đây đã giúp quý doanh nghiệp có thêm nguồn tài liệu tham khảo. Việc thống nhất mẫu bảng lương nhân viên theo quy chuẩn gi cho quá trình xử lý dữ liệu diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, tính chuyên nghiệp trong quy trình quản lý cũng được nâng cao.
Nếu doanh nghiệp đang tìm một công cụ quản lý bảng lương nhân viên thì HappyTime là một sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Phần mềm chấm công online HappyTime được phát triển với nhiều tính năng hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc quản lý nhân sự:
- Tích hợp tất cả các phương thức chấm công như chấm công vân tay, thẻ từ, trực tuyến
- Đồng bộ dữ liệu nhanh chóng từ máy chấm công lên hệ thống
- Đa dạng hóa và hỗ trợ tạo các văn bản, biểu mẫu trên các mẫu có sẵn
- Xuất file nhanh, chính xác
- Hỗ trợ cả hai phiên bản trên máy tính và các thiết bị di động