Bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường, đối với trải nghiệm của nhân viên cũng vậy. Nếu bạn chưa biết nên đo lường trải nghiệm nhân viên như thế nào, cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay 8 chỉ số KPIs cần thiết sau nhé.

Đôi nét về trải nghiệm nhân viên nên biết

Trước khi biết nên đo lường trải nghiệm nhân viên bằng những chỉ số nào, hãy cùng tham khảo một số thông tin liên quan đến khái niệm này. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn vì sao nên sử dụng những chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên ở phần tiếp theo của bài viết.

Trải nghiệm nhân viên là gì?

Trải nghiệm nhân viên là bao gồm tất cả các tương tác giữa nhân viên và người sử dụng lao động trong suốt mối quan hệ của họ. Nó bao gồm mọi thứ xảy ra từ lần đầu tiên ứng viên gặp nhà tuyển dụng cho đến toàn bộ quá trình tuyển dụng, giai đoạn thử việc, cho đến khi kết thúc mối quan hệ việc làm.

Một bài báo được đăng tải trên Forbes vào năm 2018 cho biết, đây sẽ là năm của trải nghiệm nhân viên. Tuy vậy, đến giai đoạn hiện tại, xu hướng đó vẫn đang được tiếp tục và phát triển hơn. Trong cuốn sách “Lợi thế về trải nghiệm của nhân viên”, Jacob Morgan đã đưa ra nhận định rằng: “Cách để dành chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài là mang đến cho nhân viên không gian làm việc họ muốn, công cụ họ cần và một nền văn hóa mà họ có thể tôn vinh.

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-1
Trải nghiệm nhân viên đang tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên

Các chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên sẽ xoay quanh những yếu tố tạo thành của khái niệm này. Theo OfficeVibe, trải nghiệm nhân viên được tạo thành bởi 3 yếu tố sau:

  • Không gian làm việc vật lý: Người sử dụng lao động có cung cấp một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả không?  Có đủ không gian cho mọi người làm việc hiệu quả không? Thiết lập không gian làm việc có đang thúc đẩy năng suất của họ không? Vị trí văn phòng như thế nào?,…
  • Văn hóa tổ chức, doanh nghiệp: Người lao động có đang được trả công xứng đáng cho vị trí họ đang đảm nhiệm? Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến các cơ hội phát triển trong tương lai của người lao động không? Các phúc lợi, đãi ngộ được đảm bảo không?,…
  • Công nghệ nơi làm việc: Người lao động có các công cụ phù hợp cần thiết để thực hiện công việc của mình không? Những công cụ đó có giúp họ đạt được hiệu suất như mong muốn hay không?,…
do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-2
Văn hóa, công nghệ và không gian là các yếu tố tạo thành trải nghiệm nhân viên

Vì sao trải nghiệm nhân viên lại quan trọng?

Trải nghiệm đang tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp, bên cạnh đó còn mang đến những lợi ích giúp doanh nghiệp thành công hơn. Cụ thể có những lợi ích sau:

  • Tạo ra nhân viên gắn bó, làm việc hiệu quả hơn: Trải nghiệm tốt tạo ra những nhân viên hạnh phúc. Khi nhân viên hạnh phúc, họ làm việc hiệu quả hơn đến 13% (Đại học Oxford).
  • Thu hút, giữ chân nhân tài: Tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên có thể có tác động đáng kể đến việc thu hút nhân tài chất lượng hàng đầu và giữ chân họ. Thật vậy, theo Flexjob, có đến 62% người được hỏi cho rằng văn hóa độc hại chính là lý do khiến họ rời bỏ công việc.
  • Tạo ra văn hóa làm việc mạnh mẽ: Văn hóa là một trong các yếu tố tạo nên trải nghiệm nhân viên và hai yếu tố này có tác động qua lại với nhau. Trải nghiệm tích cực của nhân viên có thể thúc đẩy ý thức cộng đồng sâu sắc hơn tại nơi làm việc.
  • Cải thiện phúc lợi cho nhân viên: Trải nghiệm tích cực của nhân viên có thể cải thiện tinh thần và hạnh phúc của nhân viên trong và ngoài nơi làm việc. Đây giúp doanh nghiệp cải thiện được chính sách đãi ngộ, phần thưởng vô hình, phi tài chính của mình.
  • Giảm tỷ lệ doanh thu của nhân viên: Tỷ lệ doanh thu của nhân viên thấp có nghĩa là họ thích nơi làm việc và muốn ở lại lâu hơn. Và thật may mắn, trải nghiệm nhân viên có thể làm giảm tỷ lệ này.
do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-3
Trải nghiệm nhân viên tốt giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài hiệu quả hơn

8 chỉ số giúp đo lường trải nghiệm nhân viên

Các chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên sau đây được giới thiệu và giúp bạn có thể hiểu rõ được chiến lược gia tăng trải nghiệm có đang mang lại hiệu quả không. Cụ thể sẽ bao gồm 8 chỉ số KPIs đo lường trải nghiệm nhân viên sau đây:

Mức độ hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng sẽ là chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Chỉ số này cung cấp dữ liệu định tính về cảm nhận của nhân viên tại nơi làm việc của họ. Chỉ số hài lòng thường sẽ cung cấp cho doanh nghiệp về mức độ hài lòng của họ với đồng nghiệp, người quản lý hoặc bất kỳ yếu tố nào tại môi trường làm việc hiện tại.

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-4
Sự hài lòng là một chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên bạn nên quan tâm

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên này bằng các bảng câu hỏi khảo sát, đúng sai. Bên cạnh đó, việc sử dụng thang điểm định lượng từ 1 – 10 hoặc từ 1- 5 (tùy thuộc vào tổ chức) cũng được lựa chọn. Một số câu hỏi để khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thường được sử dụng như:

  • Bạn có cảm thấy mình đang tạo ra sự khác biệt trong tổ chức không?
  • Bạn có hài lòng với các tài nguyên do tổ chức cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ được giao của bạn?
  • Trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn hài lòng ở mức nào với các chế độ đãi ngộ, phúc lợi của tổ chức?
  • Bạn có cảm thấy thoải mái với môi trường làm việc của mình không?

Điểm quảng cáo ròng của nhân viên (eNPS)

Net Promoter Scores – điểm quảng cáo ròng của nhân viên (eNPS) cũng là một trong những chỉ số đo lường trải nghiệm mà bạn có thể tham khảo. Chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên này thường được thực hiện theo chu kỳ hàng năm. Chỉ số này để xác định khả năng mà nhân viên sẽ giới thiệu tổ chức là một nơi làm việc tốt cho người khác.

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-5
eNPS liên quan đến khả năng nhân viên giới thiệu doanh nghiệp ra bên ngoài

Thông thường, doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng thang điểm từ 1 – 10 (hoặc tùy chọn) để xác định chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên này. Nếu sử dụng thang điểm từ 1 – 10, các kết quả khảo sát có thể phân loại thành 3 nhóm chính:

  • 9 – 10 điểm: Nhóm quảng bá tốt.
  • 7 – 8 điểm: Nhóm trung lập, có thể thực hiện quảng bá.
  • 0 – 6 điểm: Nhóm không có khả năng quảng bá doanh nghiệp.

Trong nhóm chỉ số này, hãy lưu ý đến tỷ lệ giới thiệu nội bộ. Đây là một trong những chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên thường bị các doanh nghiệp “lãng quên”. Tuy tương tự với eNPS, nhưng chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên này cho thấy vai trò đại sứ trong thực tế chứ không chỉ là lý thuyết.

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-8
Tỷ lệ giới thiệu nội bộ là số liệu thực tế hơn của eNPS

Năng suất làm việc của nhân viên

Như đã nêu ở trên, trải nghiệm nhân viên tốt sẽ giúp nhân viên hạnh phúc hơn và họ sẽ làm việc năng suất hơn tới 13%. Do đó, bạn có thể sử dụng năng suất là một trong các chỉ số để đo lường trải nghiệm nhân viên. Để đo lường yếu tố này, hãy đặt ra những mục tiêu theo tháng, quý hoặc năm và theo dõi mức độ hoàn thành của chúng.

Tỷ lệ giữ chân nhân viên

Nhân viên có trải nghiệm tích cực sẽ gắn bó và ở lại lâu hơn với doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là một chỉ số KPI để bạn có thể đo lường trải nghiệm nhân viên trong tổ chức đang ở mức độ nào. Tỷ lệ giữ chân thường được đo lường bằng công thức sau:

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-6
Công thức tính tỷ lệ giữ chân nhân viên(tham khảo)

Sự thăng tiến trong nội bộ

Một chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên khác mà bạn có thể áp dụng chính tỷ lệ thăng tiến nội bộ doanh nghiệp. Những người có thành tích cao đầy tham vọng muốn biết rằng những nỗ lực của họ được chú ý và có thể dẫn đến các cơ hội phát triển. Và trải nghiệm nhân viên là một trong những yếu tố tác động đến tham vọng thăng tiến của nhân viên.

Tỷ lệ vắng mặt của nhân viên

Xem tỷ lệ vắng mặt có thể là một dấu hiệu tốt về sự gắn kết, năng suất và hạnh phúc của nhân viên. Có rất nhiều lý do chính đáng để nhân viên của bạn vắng mặt. Tuy nhiên, xu hướng vắng mặt nhiều trong toàn công ty, đặc biệt là những ngày nghỉ không có kế hoạch, có thể cho thấy trải nghiệm của nhân viên kém. Công thức tính chỉ số đo lường trải nghiệm nhân viên này như sau:

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-7
Công thức tính tỷ lệ vắng mặt của nhân viên (tham khảo)

Tình trạng sức khỏe của nhân viên

Trải nghiệm nhân viên không tốt sẽ khiến nhân viên của bạn bị căng thẳng, kiệt sức trong công việc. Căng thẳng và những thách thức trong cuộc sống có thể tạo ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Do đó, tình trạng sức khỏe cũng là một cách để bạn đo lường trải nghiệm nhân viên có đang được triển khai tốt hay không.

Mức độ hài lòng của khách hàng

Khi nhân viên có trải nghiệm tốt, họ sẽ có thể tạo ra trải nghiệm tích cực và hài lòng hơn cho khách hàng. Những nhân viên tràn đầy năng lượng với trải nghiệm tích cực trong công việc cũng có nhiều khả năng thể hiện sự tích cực này ra bên ngoài, tương tác với khách hàng và cung cấp cho họ các giải pháp có giá trị cao. Do đó, bạn cũng có thể xác định trải nghiệm nhân viên thông qua chỉ số này.

do-luong-trai-nghiem-nhan-vien-Happytime-9
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ mang lại mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ biết nên áp dụng chỉ số nào để đo lường trải nghiệm nhân viên và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime.vn và trải nghiệm nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hữu ích này ngay hôm nay. HappyTime đang cung cấp nhiều tính năng như quản lý đãi ngộ, hỗ trợ các hoạt động nội bộ,… Từ đó giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên tích cực hơn. Khi nhân viên có trải nghiệm tốt, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime