Văn hóa doanh nghiệp của Amazon luôn được ca ngợi bởi đội ngũ nhân viên cũ và mới của tập đoàn. Không những thế, văn hóa của Amazon còn được xem là chuẩn mực cho các công ty khác. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng HappyTime đi sâu vào văn hóa làm việc đặc biệt tại Amazon, yếu tố góp phần tạo nên thành công cho tập đoàn này.
Mục lục
Đôi nét về tập đoàn Amazon
Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994, khởi đầu là một nhà sách trực tuyến và sau này phát triển thành một sàn thương mại điện tử toàn cầu với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới, Amazon đã mang đến sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh và tốc độ giao hàng nhanh chóng thông qua mạng lưới rộng khắp của mình. Thành công của Amazon được phản ánh qua số lượng nhân viên đông đảo, tuyển dụng hơn 1.3 triệu người trên toàn cầu.
Ngoài thương mại điện tử, Amazon còn có những tiến bộ đáng kể về công nghệ. Amazon đã cho ra đời những sản phẩm hiện đại như máy đọc sách điện tử Kindle, loa thông minh Amazon Echo và nền tảng điện toán đám mây hàng đầu Amazon Web Services (AWS). Nhờ sự đổi mới liên tục, Amazon đã trở thành một thế lực thống trị và định hình tương lai của ngành bán lẻ và công nghệ.
Giám đốc điều hành Jeff Bezos ghi nhận văn hóa công ty của Amazon đã mang lại những tiến bộ vượt bậc mà gã khổng lồ thương mại điện tử này đã đạt được trong những năm qua. Văn hóa làm việc độc đáo tại Amazon đã trang bị cho công ty khả năng đáp ứng hiệu quả các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thương mại điện tử. Trong đó, triết lý “Day 1” chính là nền tảng của văn hóa tổ chức Amazon.
Triết lý “Day 1” – Kim chỉ nam cho văn hóa doanh nghiệp Amazon
Trong mọi Báo cáo thường niên, Jeff Bezos đều đính kèm bản sao của lá thư gửi cổ đông năm 1997 ban đầu của mình. Trong bức thư đó, Bezos đã vạch ra những thước đo cơ bản cho sự thành công tiềm năng của Amazon – không ngừng tập trung vào khách hàng, tạo ra giá trị lâu dài thay vì lợi nhuận ngắn hạn và thực hiện nhiều sự đổi mới táo bạo. Những nguyên tắc đó vẫn được duy trì một cách nhất quán trong hơn hai thập kỷ qua và là trọng tâm của triết lý mang tên “Day 1”.
Bezos cho rằng “Day 1” – ngày đầu tiên – là ngày mà Amazon còn non trẻ, ham học hỏi, dám thử thách và không ngừng đổi mới. Amazon phải luôn giữ vững được tinh thần của ngày đầu tiên, chính là tinh thần khởi nghiệp, để không bao giờ rơi vào “Day 2” – ngày thứ hai – ngày mà công ty bị trì trệ, lạc hậu, thiếu sáng tạo và suy sụp tột độ.
Mục đích của Bezos khi nêu ra văn hóa “Day 1” chính là để đề phòng sự tự mãn trong kinh doanh. Nếu không có sự đổi mới, một công ty thành công có thể tiếp tục thu lợi nhuận từ những sáng tạo trước đó của họ trong hàng thập kỷ, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ lụi bại. Bởi vì hầu hết các công ty không thua trong cuộc cạnh tranh trên thị trường của họ. Thay vào đó, họ thua vì một môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, đột ngột kéo thị trường ra khỏi tầm tay của họ.
Dù vậy, không dễ để một công ty đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ và luôn luôn đổi mới. Sự tăng trưởng và vận hành của một doanh nghiệp quy mô lớn phức tạp hơn rất nhiều và thường có xu hướng chậm lại một cách tự nhiên. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng với môi trường liên tục biến đổi và hết sức đề phòng với tâm lý “ngày thứ hai”. Vậy, Amazon đã làm thế nào để bảo toàn tinh thần khởi nghiệp “Day 1” trong suốt thời gian qua?
>>> Xem thêm: 10 cách “lên dây cót tinh thần” cho nhân viên để làm việc tốt hơn x10
Chiến thuật bảo toàn tinh thần khởi nghiệp trong văn hóa “Day 1” tại Amazon
Trong Thư gửi cổ đông năm 2016 của Amazon, Jeff Bezos đã chia sẻ về các chiến thuật bảo vệ “ngày đầu tiên” của mình như sau:
Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm
Có nhiều yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì tâm lý khởi nghiệp như ngày đầu tiên. Đối với Amazon, điều quan trọng nhất – nền tảng của văn hóa doanh nghiệp – chính là “nỗi ám ảnh” về khách hàng, cũng là 1 trong 16 nguyên tắc lãnh đạo của Amazon.
Nguyên tắc này nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo phải bắt đầu từ khách hàng, làm việc cật lực để tìm kiếm và giữ được lòng tin của khách hàng”. Bằng cách đào sâu những trải nghiệm và nỗi thất vọng của họ, hiểu sâu sắc nguyên nhân đằng sau, Amazon có thể tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để giữ chân khách hàng.
Bezos đã từng viết trong Thư gửi cổ đông năm 2017 của mình rằng: “Một điều tôi thích ở khách hàng đó là họ cực kỳ bất mãn. Tiếng ‘ôi’ của ngày hôm qua nhanh chóng trở thành ‘điều bình thường’ của ngày hôm nay”. Khách hàng có thể là nguồn ý tưởng và cảm hứng vô tận giúp Amazon đổi mới. Nhu cầu và mong muốn của họ sẽ thúc đẩy Amazon phát minh ra những giải pháp tuyệt vời.
Ví dụ, tại AWS, có đến 90% tính năng được phát triển xuất phát trực tiếp từ nhu cầu của khách hàng. 10% còn lại là do Amazon tự phát triển nên từ việc nghiên cứu các “nỗi đau thầm kín” mà khách hàng không thể tự nói ra.
Đưa ra quyết định chất lượng cao với tốc độ cao
Một khía cạnh quan trọng của việc duy trì văn hóa “Day 1” tại Amazon là cách mà mỗi cá nhân đưa ra quyết định trong công việc. Tất cả mọi người đều cố gắng đưa ra những quyết định chất lượng cao một cách nhanh chóng và trên quy mô lớn. Điều này dễ dàng hơn khi được thực hiện trong môi trường khởi nghiệp năng động – ít sự phân cấp, ít rào cản về giao tiếp và ít thủ tục hành chính rườm rà.
Thế nhưng, khi công ty trải qua quá trình tăng trưởng, môi trường làm việc trở nên phức tạp hơn – cơ cấu doanh nghiệp phân tầng nhiều hơn, nhiều thủ tục phê duyệt hơn, cần nhiều sự đồng thuận hơn trước mỗi quyết định. Tất cả những điều này khiến việc đưa ra quyết định bị đình trệ, đặc biệt là đối với các nhân viên cấp dưới, muốn đề xuất ý tưởng cũng phải đợi qua nhiều cấp lãnh đạo phê duyệt mới đi được đến bước thực thi.
Tại Amazon, có một số cơ chế được đặt ra để rút ngắn các quy trình rườm rà này, giúp mỗi cá nhân đưa ra phán đoán đúng đắn, nhanh chóng, chất lượng cao.
Đầu tiên là quy tắc “2 chiếc pizza”. Cấu trúc doanh nghiệp cần được chia nhỏ đến mức mỗi nhóm chỉ có số người vừa đủ để ăn 2 chiếc pizza mà thôi, là khoảng dưới 10 người. Ban đầu, quy tắc này được triển khai trong các nhóm kỹ thuật để đảm bảo giao tiếp liền mạch và ngăn ngừa gãy đứt thông tin.
Về sau, “2 chiếc pizza” đã được mở rộng để áp dụng cho tất cả các bộ phận tại Amazon, nhằm nâng cao năng suất tổng thể. Bằng cách duy trì các nhóm nhỏ, mỗi thành viên trong nhóm có được ý thức cao hơn về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với công việc. Họ được trao quyền để đóng góp vào các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự giao tiếp và kết nối trong nhóm nhỏ diễn ra thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho các thành viên xử lý công việc nhanh chóng và năng suất hơn. Đồng thời, hoạt động quản lý cũng sẽ diễn ra hiệu quả hơn khi nhân sự được chia ra thành các nhóm nhỏ.
>>> Xem thêm: Xây dựng quy trình quản lý nhân sự trọn vẹn với 6 bước
Một công cụ khác mà Amazon sử dụng để đưa ra quyết định nhanh chóng, chất lượng cao là quyết định một chiều và quyết định hai chiều (One-way and Two-way Door).
Quyết định một chiều dẫn đến những kết quả quan trọng và thường không thể thay đổi được. Amazon vận dụng mô hình này trong xây dựng trung tâm xử lý đơn hàng hoặc trung tâm dữ liệu vì chúng đòi hỏi nhiều vốn, chi phí lập kế hoạch và nguồn lực, cần phải phân tích sâu sắc và cẩn thận. Quyết định hai chiều dẫn đến những kết quả hạn chế và có thể đảo ngược.
Ví dụ, Amazon chạy thử nghiệm Testing A/B cho một tính năng trên trang web hoặc ứng dụng di động, nếu phương án nào tối ưu hơn thì tiếp tục triển khai, phương án còn lại không tốt thì loại bỏ.
Theo đuổi xu hướng mới
Lãnh đạo của Amazon cho rằng những công ty có tư duy “ngày thứ hai” thường tập trung tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận hơn là chú ý đến các xu hướng. Họ cũng ít mạnh dạn đổi mới để đáp ứng nhu cầu sâu thẳm của khách hàng hay tìm kiếm khách hàng mới.
Trong khi đó, các công ty giữ vững được tinh thần khởi nghiệp như “ngày đầu tiên” sẽ nhấn mạnh vào việc đổi mới và thử nghiệm liên tục. Họ sẽ nuôi dưỡng sự tò mò, nắm bắt, khám phá và được truyền cảm hứng từ những xu hướng mới của thị trường. Họ cho phép các nhà lãnh đạo và nhân viên của mình được thất bại, chấp nhận rủi ro như một hệ quả tất yếu của sự đổi mới.
Mặc dù ở các công ty quy mô lớn, việc xây dựng các quy trình quản lý sẽ mang đến hiệu suất cao hơn, nhưng nếu chỉ tập trung vào quy trình mà không theo đuổi xu hướng của xã hội thì công ty không thể nào mang lại giải pháp phù hợp với khách hàng.
Tuy nhiên, theo đuổi xu hướng không phải là điều dễ dàng, nếu như các nhà điều hành không dũng cảm làm gương cho nhân viên và không tạo ra môi trường làm việc phù hợp để nuôi dưỡng những thử nghiệm và chấp nhận thất bại. Như Bezos đã viết trong Thư gửi cổ đông năm 2016: “Ngày đầu tiên đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn thử nghiệm, chấp nhận thất bại, gieo hạt, bảo vệ mầm non và nỗ lực hơn nữa khi thấy khách hàng hài lòng”.
Amazon đã luôn duy trì nguồn năng lượng gắn với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ – một động lực không ngừng nghỉ và không ngừng theo đuổi sự xuất sắc. Không giống như nhiều tổ chức có thể nới lỏng nỗ lực sau khi đạt được một mức độ thành công nhất định, nhân viên của Amazon sẽ tiếp tục làm việc với sự cống hiến nhiệt thành như họ đã luôn làm trong giai đoạn đầu thành lập công ty. Văn hóa doanh nghiệp của Amazon đã phát triển mạnh mẽ nhờ tính nhất quán như vậy, khiến nơi đây trở thành một môi trường làm việc đáng trân trọng.
Bài học rút ra từ văn hóa doanh nghiệp của Amazon
“Ngày thứ hai” sẽ đến một cách rất tự nhiên nếu doanh nghiệp lơ là và ngủ quên trên chiến thắng. Để giữ vững tinh thần khởi nghiệp như “ngày đầu tiên” giống như Amazon, mọi doanh nghiệp cần ghi nhớ những kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp như sau:
- Cần có sự cam kết từ trên xuống dưới: Tất cả các cấp, các bộ phận và cá nhân đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt là cấp trên phải tích cực tham gia vào thực thi nền văn hóa mới để làm gương cho nhân viên noi theo.
- Trao quyền để thúc đẩy sự nỗ lực và đột phá: Doanh nghiệp phải xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng, có sự linh hoạt và năng động để nhân viên được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm, thử nghiệm và thất bại. Trong đó, sự trao quyền là yếu tố quan trọng để mỗi nhân viên được nói lên ý tưởng và tự đưa ra quyết định cho ý tưởng của mình.
- Doanh nghiệp làm chủ quy trình, không phải quy trình làm chủ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nên tối ưu hóa quy trình quản lý của mình để giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, làm cản trở tốc độ và hiệu quả đưa ra quyết định của nhân viên. Duy trì một quy trình quản lý khắt khe là cần thiết để gia tăng năng suất, nhưng doanh nghiệp cũng cần linh hoạt trong việc thực hiện quy trình đó để không cản trở sức sáng tạo của nhân viên.
HappyTime – Công cụ hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững
Như đã đề cập, sự trao quyền, sự cam kết và tối ưu quy trình quản lý là 3 kinh nghiệm xây dựng văn hóa tổ chức đáng học hỏi từ Amazon. Để triển khai được tất cả các giải pháp này, doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng công nghệ HappyTime.
HappyTime là phần mềm quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên – công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp 4.0 xây dựng nền văn hóa tổ chức bền vững thông qua 3 giải pháp:
- Xây dựng quy trình quản lý tinh gọn: Phần mềm HappyTime cung cấp các tính năng quản lý thông tin nhân sự, quản lý lịch làm việc và chấm công, quản lý đơn từ trực tuyến, quản lý công – lương. Qua đó, HappyTime số hóa và tự động hóa quy trình quản lý và vận hành, giải phóng thời gian để nhà quản lý tập trung hơn vào các chiến lược xây dựng văn hóa.
- Rút ngắn kết nối giữa các thành viên trong tổ chức: Phần mềm HappyTime cung cấp một ứng dụng di động có tính năng vận hành hoạt động nội bộ, cung cấp bảng tin nội bộ cho phép nhân viên kết nối và tương tác với nhau một cách tiện lợi.
- Thúc đẩy trải nghiệm hạnh phúc tại nơi làm việc: Ứng dụng di động HappyTime được phát triển với rất nhiều tiện ích và gamification – game hóa các hoạt động thường ngày như xếp hạng nhân viên đi làm sớm, tặng sao HappyStar, đổi quà, nhắc lịch uống nước Watee, chơi game vòng quay may mắn, v.vv.. Nhờ vậy, nhân viên có được tinh thần thoải mái, dễ chịu để nỗ lực hết mình cho công việc.
Bằng những tiện ích và tính năng thông minh này, HappyTime có thể tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, gia tăng sự gắn kết và kết nối. Tận dụng triệt để các giải pháp mà HappyTime mang lại, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Để trực tiếp trải nghiệm những giải pháp nêu trên, bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm HappyTime hoặc gọi điện đến số hotline 0967-778-018 để được tư vấn.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây về văn hóa doanh nghiệp của Amazon đã tạo cho bạn nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng nền văn hóa độc đáo cho tổ chức của mình. Việc học hỏi và áp dụng những nét đặc trưng trong văn hóa “Day 1” của Amazon có thể mang đến cho doanh nghiệp của bạn sự thành công bền vững giữa thị trường đang không ngừng xoay chuyển này. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tận dụng những giải pháp quản trị sáng tạo mà HappyTime mang lại, để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và củng cố thêm giá trị cho nền văn hóa doanh nghiệp của mình!
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |