OT (Overtime) là một trong những thuật ngữ đang được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy vậy, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu về OT là gì và những vấn đề liên quan đến OT. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu cụ thể hơn nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về OT là gì?
OT – Overtime là thuật ngữ để chỉ vì thời gian làm thêm, tăng ca, làm quá giờ của người lao động. Đây là khoảng thời gian mà nhân viên, người lao động, công nhận thực hiện những nhiệm vụ được doanh nghiệp, tổ chức giao ngoài thời gian cố định trong ngày (thường sẽ là ngoài 8h/ngày).
Theo quy định của pháp luật, quá trình thực hiện OT sẽ được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được trái quy định pháp luật. Ngày nay, OT là tình huống khá phổ biến, đặc biệt là trong những ngày như nhà hàng, khách sạn, sản xuất, Logistics, công nghệ thông tin,…
Ưu – nhược điểm khi làm OT là gì?
Vậy, những ưu – nhược điểm khi thực hiện OT là gì? Dưới đây sẽ là một số ưu – nhược điểm khi bạn lựa chọn OT trong doanh nghiệp. Bao gồm:
Ưu điểm của OT là gì?
Khi lựa chọn làm OT, bạn sẽ nhận lại được những lợi ích như sau:
Giúp tăng thêm thu nhập
Lương tăng ca, thêm giờ thường được tính cao hơn so với lương chính thức. Đây sẽ là một cách giúp bạn có thể tăng thêm thu nhập cá nhân. Hiện tại, đối với những công việc như công nhân sản xuất, mức lương cơ bản khá thấp và nguồn thu nhập chủ yếu của họ sẽ là lương OT.
Tăng kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết
Khi thực hiện OT, khối lượng và thời gian làm việc của bạn sẽ cao hơn, kéo dài hơn so với những nhân viên không OT. Do đó, bạn cũng có thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, sự hiểu biết trong công việc của mình. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc tương lai.
Có được sự công nhận, dễ thăng tiến
Khi bạn thực hiện OT thường xuyên, cấp trên, quản lý của bạn sẽ nhìn nhận sự chăm chỉ và công nhận thái độ làm việc của bạn. Lúc này, bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn để thăng tiến công việc, tăng lương hoặc nhận được những nhiệm vụ quan trọng hơn trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Các hình thức tính lương cho nhân viên phổ biến hiện nay
Nhược điểm của OT là gì?
Tuy có thể giúp bạn thăng tiến nhanh chóng, nhưng OT thường xuyên cũng mang lại nhiều bất cập và nhược điểm. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Thường xuyên OT trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn trở nên giảm sút và có thể xuất hiện những tình huống xấu. Ngày nay, không ít trường hợp mắc các căn bệnh mãn tính, nguy hiểm hơn có thể bị đột quỵ khi làm việc quá sức.
Ảnh hưởng hiệu suất công việc
OT trong một thời gian dài có thể khiến sức khỏe giảm sút và hiệu suất làm việc của bạn sẽ bị đi xuống. Bạn sẽ không thể tập trung trong công việc của mình, không có sức lực để hoàn thành những nhiệm vụ, công việc của mình. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập, giảm cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc.
Bỏ quên các mối quan hệ xung quanh
OT thường xuyên sẽ làm bạn không có thời gian để dành cho gia đình, bạn bè,… Do đó, những mối quan hệ xung quanh của bạn trở nên tiêu cực và tệ hơn. Bạn cũng sẽ không có thời gian để dành cho các sở thích khác của bản thân.
Cách tính lương OT là gì?
Khi tìm hiểu về OT là gì, bạn cũng cần phải tìm hiểu về những yếu tố, vấn đề liên quan đến tăng ca, thêm giờ. Cụ thể sẽ có những yếu tố bạn cần lưu ý như sau:
Căn cứ pháp lý để tính lương OT
Những vấn đề liên quan đến tăng ca, làm thêm giờ được quy định chủ yếu trong Bộ Luật Lao Động năm 2019 cùng với những Nghị định liên quan khác. Bên cạnh đó, vào tháng 12/2020, Chính Phủ đã thực hiện ban hành Nghị Định số 145/2020/NĐ-CP để hướng dẫn Bộ luật lao động, quy định về điều kiện lao động, quan hệ lao động. Trong Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết về cách tính lương tăng ca cho người lao động được thực hiện như thế nào.
Những cách tính lương OT
Có nhiều cách tính tiền lương tăng ca mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ như:
- Tính lương tăng ca theo giờ làm việc ngoài giờ hành chính theo quy định của doanh nghiệp, không được trái quy định của nhà nước.
- Tính lương tăng ca theo ngày làm việc.
- Lương tăng ca tính theo sản phẩm được làm thêm trong thời gian tăng ca hoặc ngoài giới hạn sản phẩm cần thực hiện.
Lương tăng ca tính như thế nào?
Lương làm thêm giờ được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 98, Bộ luật lao động và hướng dẫn cụ thể tại Nghị Định số 145/2020/NĐ-CP như sau:
Lương làm thêm giờ vào ban ngày
Được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực nhận theo công việc. Cụ thể:
- Nếu làm thêm giờ vào ngày thường, tính ít nhất bằng 150%.
- Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (thường là thứ 7, chủ nhật), lương tính ít nhất bằng 200%.
- Nếu làm thêm giờ vào những ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định, tính ít nhất bằng 300%, chưa bao gồm lương của ngày đó.
Công thức tính lương OT vào ban ngày có thể sử dụng như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương tính theo giờ thực trả vào ngày bình thường * mức tính lương OT (150%, 200% hoặc 300%) * số giờ làm thêm OT.
Lương làm thêm giờ tính theo sản phẩm
Đối với người lao động làm thêm giờ tính lương theo sản phẩm, Nghị Định số 145/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết về cách tính như sau:
Lương OT = Đơn giá tiền lương sản phẩm trong ngày bình thường * mức tính lương OT (150%, 200% hoặc 300%) * số sản phẩm làm thêm được.
Lương làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương OT vào ban đêm được tính theo đơn giá tiền lương, đơn giá tiền lương thực trả vào ngày theo công việc bình thường. Theo đó, người lao động sẽ nhận được:
- Tính ít nhất bằng 150% tiền lương khi OT vào ngày thường.
- Tính ít nhất bằng 200% tiền lương khi OT vào ngày nghỉ của tuần.
- Ít nhất bằng 300% tiền lương khi OT vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ được hưởng lương.
Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động cũng quy định thêm về làm việc vào ban đêm như sau:
- Người lao động khi làm thêm vào ban đêm phải được trả thêm 30% tiền lương tính đơn giá tiền lương, đơn giá tiền lương thực trả vào ban ngày theo công việc bình thường.
- Ngoài các khoản trên, người lao động cũng sẽ được trả thêm 20% đơn giá tiền lương, đơn giá tiền lương thực trả của ngày nghỉ bình thường, ngày nghỉ trong tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết.
Công thức tính lương OT vào ban đêm như sau:
Những quy định cần biết về tăng ca
Bên cạnh hiểu rõ về lương tăng ca, bạn cũng cần hiểu thêm về một số quy định liên quan đến tăng ca OT như sau:
Giới hạn giờ làm thêm của người lao động
Giới hạn giờ làm thêm của người lao động cũng được quy định rõ trong Bộ Luật Lao Động 2019 và hướng dẫn tại Nghị Định số 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Quá trình làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và thỏa thuận với doanh nghiệp, tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đảm bảo số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm thông thường trong 1 ngày, nếu tính theo tuần thì tổng số giờ làm bình thường và OT không được quá 12 giờ làm việc/ngày, không quá 40 giờ/tháng, không quá 200 giờ/năm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động sẽ không được làm thêm quá 300 giờ/năm. Ví dụ như:
- Sản xuất, gia công các ngành hàng như dệt may, da, giày, điện tử, điện, chế biến thủy sản, nông, lâm, diêm nghiệp,…
- Sản xuất, cung cấp các dịch vụ viễn thông, điện, lọc dầu, cấp – thoát nước.
- Trường hợp doanh nghiệp cần giải quyết những công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao mà thị trường lao động hiện tại không đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
- Trường hợp cần giải quyết những công việc không thể trì hoãn, cấp bách do tính chất thời điểm, thời vụ của nguyên liệu, sản phẩm hoặc do những yếu tố phát sinh không thể dự liệu được.
Tìm hiểu thêm: Hệ số lương là gì? Chi tiết về cách tính lương theo hệ số
Đối tượng nào được – không được tăng ca?
Nhân viên, công nhân khi đủ tuổi lao động đều có thể làm thêm giờ theo thỏa thuận giữa họ và doanh nghiệp, những thỏa thuận đó không được trái với quy định của pháp luật. Tuy vậy, theo quy định về Nghị quyết 17/2022/UBTVQH1 có đưa ra những thông tin về các đối tượng không được làm thêm giờ, bao gồm:
- Người lao động từ 15 – 18 tuổi.
- Người lao động là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51%, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người lao động đang làm các công việc, nghề nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
- Lao động là nữ đang mang thai từ tháng thứ 7, nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới thì tính từ tháng thứ 6.
- Lao động là nữ và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Phần mềm hỗ trợ tính lương tăng ca
Bên cạnh việc thực hiện tính lương tăng ca bằng các hình thức thủ công truyền thống, ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng các phần mềm tính công và lương tăng ca. Trong đó có thể kể đến phần mềm chấm công và hỗ trợ tính lương HappyTime.
HappyTime là một trong những phần mềm chấm công tính lương mà mang đến cho doanh nghiệp phương pháp để giải quyết bài toán giữa công – lương – nhân sự. Ví dụ như một số tính năng nổi bật liên quan đến tăng ca sau:
- Tích hợp nhiều hình thức chấm công để doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát giờ làm tăng ca của nhân viên tốt hơn.
- Thiết lập ca làm việc nhanh chóng, linh hoạt đến từng nhân viên. Dễ dàng quản lý, sắp xếp ca làm việc theo quy trình quản lý của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tổng hợp ngày công, giờ làm việc giờ OT, tổng hợp để hỗ trợ tính lương, tiết giảm đến 70% theo cách thông thường cho doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về OT là gì và những vấn đề, quy định liên quan đến OT. Bên cạnh đó đừng quên truy cập ngay vào HappyTime để có thể trải nghiệm miễn phí ứng dụng này và cải thiện hiệu quả quản lý nhân sự tốt hơn nhé.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |