Chi trả lương theo hệ thống lương 3p đang gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận quản lý nhân sự tại nhiều công ty. Vậy lương 3ps là gì và cách để triển khai hình thức này như thế nào để thành công? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!
Lương 3ps là gì?
Tham khảo thêm:
>> Cẩm nang xây dựng lương 3p từ A-Z dành cho doanh nghiệp
>> Quy định chấm công tính lương dân công sở cần phải biết
Có thể nói, bên cạnh các cách thức trả lương thông thường như trả lương theo thâm niên, trả lương theo số giờ làm thì lương 3ps đang cho thấy được sự tối ưu của mình. Lương 3ps là hệ thống lương được xây dựng dựa trên ba yếu tố then chốt nhằm phản ánh đúng thu nhập của từng cá nhân, bao gồm:
- P1 – Pay for Position (Vị trí công việc): mức thu nhập phụ thuộc vào vị trí công việc mà cá nhân đảm nhận dựa trên yêu cầu về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiệp vụ.
- P2 – Pay for Person (Năng lực cá nhân): Mỗi cá nhân sẽ có mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau cũng như năng lực bổ trợ giúp hoàn thành công việc với hiệu quả cao hơn.
- P3 – Pay for Performance (Hiệu quả làm việc): Trả lương theo hiệu quả công việc tức là thành tích mà nhân viên đạt được trong quá trình làm việc.
6 bước xây dựng lương 3ps là gì?
1. Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức phòng ban và vị trí công việc
Bước đầu tiên trong quá trình chi trả lương 3ps là bạn cần tiêu chuẩn hóa cơ cấu sơ đồ tổ chức của từng phòng ban, từng vị trí công việc của doanh nghiệp. Đây là tiền đề giúp các bước phía sau diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, với một hệ thống tổ chức rõ ràng và cụ thể, nhà quản lý nhân sự dễ dàng xây dựng kế hoạch phân bổ quỹ lương sao cho hợp lý. Bởi lẽ, có rất nhiều khoản chi phí lương phụ cấp đi kèm trong quá trình tổng kết lương hàng tháng cho từng nhân sự. Bao gồm: thưởng quý, thưởng dựa trên hoa hồng, lương làm thêm giờ, bảo hiểm phúc lợi y tế hoặc chương trình hỗ trợ nhân viên.
2. Xây dựng khung lương theo vị trí công việc
Trả lương theo vị trí công việc có lẽ đã không còn quá xa lạ, đây được xem là hình thức phổ biến đối với mọi doanh nghiệp. Phạm vi chi trả được xác định dựa theo mức lương của thị trường. Nó được thiết lập thông qua việc nghiên cứu, khảo sát mức lương trong các ngành tương tự trong cùng khu vực.
Bên cạnh đó, nó còn phản ánh nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Thông thường, mức lương cho các vị trí quản lý/điều hành là lớn nhất. Tuy nhiên, không có mức lương cố định cho từng vị trí. Điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ như, vị trí Nhân viên Kinh doanh tại công ty A có mức lương cơ bản từ 8.000-000 – 15.000.000 VND/tháng.
3. Xây dựng khung lương theo năng lực cá nhân
Trả lương theo khung năng lực cá nhân được hiểu là tùy theo thâm niên, năng lực của từng người để đưa ra được khung lương chính xác. Doanh nghiệp nên tập trung vào các yếu tố như:
- Đánh giá năng lực của nhân viên trong quá trình làm việc trước đây
- Xem xét về thâm niên trong lĩnh vực của cá nhân
- Năng lực bổ trợ, kỹ năng phụ nhằm giúp đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình làm việc
Ví dụ như, bên cạnh mức lương 8.000-000 – 15.000.000 VND/tháng ở vị trí Nhân viên Kinh doanh, đối với nhân sự có kinh nghiệm 2 – 3 năm thì mức lương có thể tăng thêm từ 2.000.000 – 3.000.000 VND/tháng.
4. Xây dựng khung lương theo hiệu quả công việc
Nhà quản lý có thể căn cứ vào kết quả hoàn thành công việc để tiến hành xây dựng khung lương theo hiệu suất cho nhân viên. Mức lương này được xây dựng dựa trên khả năng đóng góp cho kết quả cuối cùng của một dự án.
Để làm được điều này, bạn cần có một hệ thống đánh giá và đo lương hiệu quả công việc. Một số chỉ số tiêu biểu có thể kể đến như OKR và KPI. Việc thiết lập các chỉ tiêu này sẽ cho ra kết quả công việc của từng cá nhân một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Đặc biệt, khung lương này được đánh giá là rất quan trọng đối với các vị trí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu cho công ty, như Nhân viên Kinh doanh, nhân viên bán hàng,…
5. Triển khai áp dụng bảng lương 3ps
Tiếp đến, để có thể triển khai và ứng dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty, bộ phận quản lý cần thực hiện một số việc cụ thể như:
- Xây dựng cơ cấu lương phù hợp và tỷ lệ trả lương cho từng nhân viên
- Tiến hành mô phỏng áp dụng lương 3ps vào tổ chức theo từng bước ở trên
- Thực hiện chính sách lương thưởng
- Lên kế hoạch để ứng dụng toàn bộ quy trình vào hệ thống
6. Đánh giá và hoàn thiện hệ thống
Tìm hiểu thêm:
>> Bật mí cách tính lương nghỉ phép áp dụng mọi doanh nghiệp
>> 5 phút tạo bảng tính lương làm thêm giờ cho doanh nghiệp
>> Nâng cao hiệu quả chấm công tính lương trong doanh nghiệp
Bước cuối cùng, khi ứng dụng một hình thức mới lên bộ phận nhân sự thì việc đánh giá để xem xét là bước không thể bỏ qua. Quá trình này giúp doanh nghiệp có những sự điều chỉnh thích hợp để phù hợp với tổ chức của mình.
Kết luận
Có thể thấy, quá trình chi trả lương 3ps đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chính xác cao trong quá trình tính công và xem xét thời gian làm việc của nhân viên. Do đó, việc ứng dụng công nghệ vào quy trình này sẽ giúp nâng cao được hiệu suất của doanh nghiệp.
Trong rất nhiều công cụ hiện nay thì phần mềm tính lương trực tuyến Happy Time đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Được xây dựng nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ bộ phận quản lý nhân sự, không chỉ đáp ứng được nhu cầu chấm công tính lương cơ bản, Happy Time còn giải quyết được các dữ liệu phức tạp như tính lương hiệu suất, thưởng doanh thu.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về lương 3ps là gì và cách để áp dụng thành công vào mô hình doanh nghiệp.