Đối diện với các nhân viên có thái độ chống đối trong công việc là điều mà người quản lý khó tránh phải. Vậy, nên làm gì khi nhân viên chống đối? Hãy cùng Blog HappyTime tham khảo ngay 8 lời khuyên thiết thực sau đây nhé.

5 dấu hiệu nhận biết nhân viên chống đối

Sự thật là, có nhiều nhân viên của bạn sẽ không thành thật chia sẻ về những mối quan tâm của họ. Do đó, đa số trong doanh nghiệp, các nhà quản lý thường không nhận ra được nhân viên của mình chống đối trước khi họ thể hiện điều đó rõ rệt.

Bạn cần nhận biết dấu hiệu phản kháng để xác định nên làm gì khi nhân viên chống đối
Bạn cần nhận biết dấu hiệu phản kháng để xác định nên làm gì khi nhân viên chống đối

Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết được nhân viên chống đối của mình trước khi xác định nên làm gì khi nhân viên chống đối. Bao gồm:

  • Nhân viên đưa ra những tin đồn, bàn tán: Nhân viên có dấu hiệu đưa ra những lời bàn tán, tin đồn, thái độ không hài lòng với công việc,… Bạn không thể cảm nhận được sự chân thành, cởi mở trong lời nói của họ.
  • Không có tinh thần làm việc hoặc tinh thần thấp: Khi bạn thông báo cho họ về những sự thay đổi, nhiệm vụ với, bạn sẽ thấy họ không có tinh thần tiếp nhận nó, hoặc tiếp nhận trong sự miễn cưỡng.
  • Năm suất làm việc thấp hơn: Nhân viên luôn “có vẻ” bận rộn với công việc nhưng năng suất, hiệu suất làm việc của họ ít hơn. Sự trì hoãn trong công việc cũng bắt đầu xảy ra.
  • Hạn chế trong giao tiếp, tương tác: Bạn sẽ nhận thấy nhân viên của bạn có một vài dấu hiệu như báo cáo công việc chậm/không báo cáo, phớt lờ những yêu cầu cập nhật thông tin, không phản hồi những email, câu hỏi công việc,…
  • Tình trạng vắng mặt ngày càng nhiều hơn: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của một nhân viên chống đối. Bạn có thể thấy rằng họ thường xuyên đi làm muộn, về sớm hơn, nghỉ làm thường xuyên,…

Tìm hiểu thêm: Xây dựng hành trình trải nghiệm nhân viên hạnh phúc hơn

8 lời khuyên để giúp bạn biết làm gì khi nhân viên chống đối

Vậy, nên làm gì khi nhân viên chống đối? 8 lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp đang gặp phải sự chống đối của nhân viên. Bao gồm:

Quản lý thay đổi của nhân viên ngay từ lần đầu

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân chống đối của nhân viên là phản ứng cảm xúc bình thường của họ. Do vậy, doanh nghiệp cần thực hiện quản lý sự thay đổi ngay từ lần đầu tiên với nhân viên đó. Quản lý thay đổi không chỉ là một công cụ giúp quản lý chống đối, nó còn là một công cụ giúp kích hoạt, thu hút nhân viên tham gia vào sự thay đổi đó.

Một nghiên cứu năm 2019 của Prosci cho biết, 47% sự chống đối đến từ nhân viên mà họ cải thiện được từ thực hiện các nguyên tắc, thực hành quản lý thay đổi hiệu quả. Do đó, nếu bạn quản lý thay đổi hiệu quả ngay từ đầu, bạn có thể ngăn chặn được phần lớn sự chống đối xảy ra.

Một số sự quản lý thay đổi giúp bạn biết nên làm gì khi nhân viên chống đối ngay từ lần đầu tiên như sau:

  • Sử dụng phương pháp thay đổi có cấu trúc ngay từ khi bắt đầu.
  • Thu hút, yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao trở thành “nhà tài trợ tích cực – rõ ràng” cho sự thay đổi.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người quản lý nhân sự.
  • Truyền đạt nhu cầu thay đổi, tác động tích cực của nó tới cá nhân nhân viên như thế nào.

Xây dựng quy trình quản lý sự chống đối

Quản lý thay đổi chỉ là biện pháp ban đầu để giải quyết vấn đề nên làm gì khi nhân viên chống đối. Để kết quả lâu dài hơn, bạn cần xây dựng quy trình quản lý sự chống đối của nhân viên. Bạn có thể áp dụng 3 bước sau đây để xây dựng quy trình này:

Bước 1 – Chuẩn bị phương án tiếp cận, bao gồm:

  • Lập kế hoạch ngăn ngừa sự phản kháng trước khi tạo ra chiến lược quản lý sự thay đổi.
  • Xác định sớm, dự đoán những điểm kháng cự, chống đối sẽ xảy ra trong quá trình thay đổi.
  • Xác định những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thay đổi.

Bước 2 – Quản lý thay đổi, bao gồm:

  • Đưa ra những hoạt động cụ thể để ngăn ngừa sự phản kháng.
  • Thực hiện các hoạt động đó để hỗ trợ nhân viên thay đổi tốt hơn.
  • Phát triển những hoạt động giải quyết sự phản kháng bền bỉ của nhân viên.
  • Đưa ra kế hoạch quản lý chống đối riêng và cần có những chiến thuật bổ sung cho kế hoạch cốt lõi.

Bước 3 – Duy trì kết quả, bao gồm:

  • Xem xét, đánh giá hiệu suất để xác định kết quả của tiến trình, tình trạng của quản lý chống đối như thế nào.
  • Rút ra những hoạt động đạt hiệu quả và duy trì.
  • Xác định những hoạt động chưa đạt hiệu quả và thay đổi chúng.
Quản lý thay đổi hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu sự chống đối của nhân viên
Quản lý thay đổi hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu sự chống đối của nhân viên

Xác định rõ ràng nguyên nhân chống đối

Xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết nên làm gì khi nhân viên chống đối một cách hiệu quả và bền vững hơn. “Nghiên cứu về Thực tiễn Tốt nhất trong Quản lý Thay đổi” của Prosci vào năm 2019 cũng đã đưa ra nhiều nguyên nhân về sự phản kháng của nhân viên. Theo đó, nguyên nhân gốc rễ được Nghiên cứu này đưa ra như sau:

  • Không có sự tin tưởng hoặc thiếu niềm tin với các sáng kiến thay đổi của doanh nghiệp.
  • Chống đối là một trong những phản ứng cảm xúc đối với sự thay đổi trong công việc, thói quen làm việc của họ.
  • Nhân viên của bạn sợ thất bại vì một lý do nào đó đối với công việc của họ.
  • Sự giao tiếp kém giữa nhân viên và người lãnh đạo, môi trường, tổ chức xung quanh.
  • Những mốc thời gian trong công việc của họ không được thực tế.

Để nhân viên tham gia nhiều hơn

Để nhân viên của bạn tham gia nhiều hơn vào công việc, những sự thay đổi, bạn có thể thấy bất ngờ về sự giảm thiểu của thái độ chống đối. Khi nhân viên của bạn được tham gia vào việc định hình sự thay đổi, đóng góp ý kiến của họ, họ được lắng nghe, đánh giá cao hơn,… Lúc này, họ sẽ giảm thiểu sự chống đối của mình và chấp nhận sự thay đổi đến trong công việc.

Sử dụng các cuộc họp trực tiếp

Một trong những lời khuyên tiếp theo cho bạn để biết nên làm gì khi nhân viên chống đối, đó là hãy sử dụng những cuộc họp trực tiếp với họ. Trong cuộc họp đó, người quản lý nên:

  • Luôn giữ bình tĩnh, thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình.
  • Thẳng thắn đưa ra những quan điểm của người quản lý về hành vi chống đối của nhân viên. Tuy vậy, hãy thẳng thắn trong sự khéo léo.
  • Tìm hiểu rõ hơn về tâm tư, những mong muốn, nguyện vọng của họ.

Khuyến khích sự giao tiếp hai chiều

Trên thực tế, các nhà quản lý, lãnh đạo thường đưa ra thông báo thay đổi và yêu cầu nhân viên phải thực hiện. Họ ít khi đưa ra những lý do cho sự thay đổi và lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Điều này tạo ra sự chống đối của nhân sự.

Vì vậy, bạn nên khuyến khích sự giao tiếp hai chiều của nhân viên với người lãnh đạo. Hãy cho nhân viên của bạn hiểu về sự thay đổi, lý do vì sao sự thay đổi trong công việc của họ xảy ra. Giao tiếp là công cụ chính để hữu ích để thực hiện vấn đề này. 

Cung cấp phản hồi kịp thời – nhanh chóng

Người lãnh đạo, nhà quản lý cần thường xuyên cập nhật, cung cấp những phản hồi nhanh chóng, kịp thời cho nhân viên của mình về những sự thay đổi, công việc, giao tiếp hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho nhân viên của  bạn có thể kịp thời nắm bắt thông tin, ứng biến linh hoạt hoạt với những sự thay đổi đó và giảm sự phản kháng xuống thấp nhất.

Hãy cung cấp cho nhân viên của bạn phản hồi kịp thời về sự thay đổi
Hãy cung cấp cho nhân viên của bạn phản hồi kịp thời về sự thay đổi

Đặt ra giới hạn cho các vấn đề

Nguyên tắc trong công việc luôn là một điều cần thiết. Tuy vậy, thật không may, những nhân viên chống đối luôn có thái độ muốn bỏ qua những nguyên tắc đó. Vì vậy, với vai trò là một nhà quản lý, bạn cần thể hiện sự cứng rắn của mình. Hãy đưa ra một giới hạn cho nhân viên có thái độ chống đối nếu như họ không chịu thay đổi hành vi. Các phần thưởng – hình phạt đúng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong trường hợp này.

HappyTime – Giảm sự chống đối từ nhân viên bền vững hơn

Những giải pháp trên có thể giúp bạn giảm được tình trạng nhân viên chống đối hiệu quả. Tuy vậy, để giúp tránh tình trạng nhân viên chống đối lâu dài và tạo môi trường làm việc gắn kết bền vững hơn, người quản lý cần tìm hiểu và sửa chữa từ phần gốc của vấn đề.

Theo tác giả Jacob Morgan (sách Lợi thế trải nghiệm của nhân viên) cho rằng, ngày nay, trong thế giới khi mà tiền không còn là yếu tố thúc đẩy chính, thì việc tập trung vào trải nghiệm của nhân viên sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, để giải quyết được tình trạng nhân viên chống đối, cần giúp họ có trải nghiệm hạnh phúc hơn tại nơi làm việc của mình.

Ngày nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm, nền tảng trong việc hỗ trợ gia tăng trải nghiệm nhân viên. Trong đó, HappyTime là một nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.

Với việc áp dụng nền tảng này, doanh nghiệp có thể giúp trải nghiệm nhân viên được “happy” hơn và giảm đi sự chống đối của nhân viên hiệu quả hơn. Một số tính năng hữu ích của HappyTime như sau:

  • Giúp nhân viên – nhà quản lý – doanh nghiệp tinh gọn được quá trình tổng hợp công, tính lương. Từ đó giúp họ có trải nghiệm tốt hơn vì được đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công việc.
  • Giúp nhân viên được công nhận, khen thưởng tốt hơn với hệ thống gamification – game hóa và trao thưởng những hoạt động thường ngày nhanh chóng.
  • Doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý được hệ thống nhân sự một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Top 9 cách trị nhân viên cứng đầu giúp tăng hiệu suất làm việc

HappyTime có thể hỗ trợ giải quyết được gốc rễ của sự chống đối ở nhân viên
HappyTime có thể hỗ trợ giải quyết được gốc rễ của sự chống đối ở nhân viên

Hy vọng với 7 lời khuyên, cách xử lý ở trên sẽ giúp bạn hiểu nên làm gì khi nhân viên chống đối. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay vào HappyTime để trải nghiệm phần mềm giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên này, từ đó giúp giảm tình trạng nhân viên chống đối xuống mức thấp nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé.