Theo nghiên cứu của Isolved, có đến 92% chuyên gia nhân sự nói rằng, hành trình trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu đối với họ. Vậy, hành trình trải nghiệm nhân viên như thế nào? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hành trình trải nghiệm nhân viên là gì?

Hành trình trải nghiệm nhân viên là khái niệm được sử dụng để mô tả quá trình một nhân viên trải qua trong suốt thời gian mà họ làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc hành trình trải nghiệm bắt đầu ngay từ khi họ tham gia và tuyển dụng và rời khỏi doanh nghiệp.

Hành trình trải nghiệm nhân viên ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn
Hành trình trải nghiệm nhân viên ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn

Hiện nay, làn sóng nghỉ việc tại Việt Nam đang dần tăng cao. Theo thống kê từ Navigos Search cho thấy, có đến gần 87% doanh nghiệp phản hồi rằng họ thực sự đang gặp khó khăn về vấn đề tuyển dụng. Trong đó, có một vài số liệu bạn cần đặc biệt lưu ý như sau:

  • 12% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc của họ đã lên đến 40%.
  • Trong khi đó, có đến 41% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động lên đến 20%.
  • Thiếu hụt nhân sự tại Hà Nội đang là 15% và tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 32%

Khủng hoảng hơn thị trường Việt Nam, mới đây vào tháng 4/2022, đã có đến hơn 6 triệu người lao động tại Mỹ đã gửi đơn chủ động thôi việc (Từ Cục Thống kê Lao Động Hoa Kỳ). Và nguyên nhân sâu xa được Isolved chia sẻ là do hành trình nhân viên của họ tác động vào.

Điều gì ảnh hưởng đến hành trình trải nghiệm nhân viên?

Vậy, với những con số trên, chắc rằng bạn cũng đã nhận thấy rằng, trải nghiệm nhân viên đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong doanh nghiệp. Thống kê từ Deloitte cũng cho thấy, 80% CEO được phỏng vấn đã đánh giá trải nghiệm nhân viên là yếu tố rất quan trọng trong quản trị nhân sự. 

Vậy, điều gì ảnh hưởng đến hành trình trải nghiệm nhân viên? Trên thực tế, sẽ có 3 yếu tố ảnh hưởng sau đây:

Văn hóa doanh nghiệp

Khảo sát từ Jobvite cho rằng, có đến gần 40% nhân sự xếp hạng văn hóa công ty là một yếu tố quan trọng để họ quyết định có ở lại và gắn bó với doanh nghiệp hay không. Văn hóa công ty chính là những yếu tố liên quan đến cơ cấu tổ chức, lương thưởng, phúc lợi, lãnh đạo,… hãy bất kỳ thứ gì mà nhân viên của bạn sẽ cảm nhận, được tận hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Văn hóa công ty là gì và tại sao công ty cần xây dựng văn hóa

Môi trường công nghệ

Là tất cả những công cụ, thiết bị mà nhân viên được cung cấp để hoàn thành công việc của họ. Ví dụ như máy tính, thiết bị phần mềm, các thiết bị kỹ thuật số,… Khi nhân viên của bạn được cung cấp trải nghiệm tốt về mặt công nghệ, xu hướng ở lại với doanh nghiệp sẽ tăng lên gấp 2 lần (theo Gartner năm 2021).

Môi trường vật lý

Môi trường vật lý là những yếu tố môi trường xung quanh mà nhân viên của bạn có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi hoặc chạm vào nó. Hiểu đơn giản thì đây là các cơ sở vật chất tại nơi làm việc. Có đến 30% yếu tố tạo ra trải nghiệm nhân viên đến từ cơ sở vật chất (theo Inc.).

Môi trường cơ sở vật chất có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên
Môi trường cơ sở vật chất có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên

Lập bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên như thế nào?

Lập bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên có thể giúp bạn xác định được những thời điểm trong vòng đời mà nhân viên muốn gắn bó – rời bỏ doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp bạn có thể đưa ra được chính sách quản lý nhân sự, giữ chân người tài tốt hơn.

Các dấu mốc quan trọng cần ghi nhớ

5 dấu mốc quan trọng trong bản đồ hành trình trải nghiệm của nhân viên mà bạn cần ghi nhớ, bao gồm:

Tuyển dụng: Đây là bước đầu tiên trong hành trình trải nghiệm của một nhân viên. Một số liệu thống kê cho thấy, tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp sẽ tiêu tốn từ 1,25 – 1,4 lần số tiền lương để chi trả cho vị trí cần tuyển dụng đó.

Giới thiệu: Khi quá trình giới thiệu thành công, nhân viên sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình và giao tiếp với đội nhóm tốt hơn. Điều này cũng giúp gia tăng trải nghiệm trên hành trình của họ. Theo Glassdoor, những tổ chức có quy trình giới thiệu hiệu quả sẽ cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân sự lên đến 82% và nhân viên làm việc năng suất hơn 70%.

Phát triển: Giai đoạn này bao gồm sự phát triển về tất cả mọi khía cạnh của nhân viên từ năng lực đến lương thưởng, lộ trình thăng tiến. Nếu có đủ động lực phát triển, khả năng muốn làm việc của nhân viên sẽ tăng lên 3.6 lần so với bình thường (Gallup).

Giữ chân nhân viên: Sau khi nhân viên đã hòa nhập được với doanh nghiệp, làm thế nào để giữ chân họ lại sẽ là một thách thức của người quản lý nhân sự. Đặc biệt là với những nhân viên giỏi và tạo ra năng suất làm việc tốt hơn.

Offboarding: Là giai đoạn nhân viên tời bỏ công ty hoàn toàn. Đây là điều khó có thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy vậy, theo nghiên cứu từ Gallup, nếu nhân viên trước khi nghỉ việc có trải nghiệm tích cực, họ sẽ có khả năng giới thiệu doanh nghiệp cho người khác cao hơn 2,9 lần so với những người không có.

Tìm hiểu thêm: Giá trị cốt lõi là gì và TOP các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hiện nay

Thiết kế hành trình trải nghiệm nhân viên

Dựa vào những cột mốc quan trọng trên, bạn có thể bắt tay ngay vào việc thiết kế bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên. Đây là bước đầu tiên để bạn có cơ sở tạo ra những nền tảng cho nhân viên của bạn được hạnh phúc hơn nơi công sở. Từ đó giúp họ làm việc năng suất hơn. Để tạo bản đồ hành trình trải nghiệm, bạn có thể tham khảo 5 bước sau:

Bước 1 – Xác định phạm vi bản đồ

Bạn cần phải xác định phạm vị bản đồ hành trình trải nghiệm là như thế nào. Ví dụ như:

  • Bản đồ được tạo cho nhân viên, phòng ban nào.
  • Bản đồ được tạo khi nào, khi chi phí doanh nghiệp đang tăng cao, hay khi mức độ hài lòng của nhân viên đang xuống thấp.
  • Mục đích bạn tạo ra bản đồ để làm gì, giải quyết doanh thu, cải thiện sự hao mòn về chi phí vận hành, tăng mức độ hài lòng cho nhân viên,…

Bước 2 – Nghiên cứu nhân viên

Sau khi đã biết được phạm vi bản đồ cần thực hiện, bạn cần bắt đầu nghiên cứu nhân viên của mình. Bao gồm:

  • Hãy thu thập tất cả thông tin từ các nhân viên trong bộ phận mà bạn muốn hướng đến.
  • Tìm hiểu xem trải nghiệm hiện tại của họ như thế nào. Bạn có thể tìm hiểu qua người quản lý hoặc trực tiếp với nhân viên của mình.
  • Đánh giá thêm dựa vào kinh nghiệm của họ trong quá khứ.

Bước 3 – Lập bản đồ hành trình trải nghiệm

Sau khi đã có thông tin nhân viên, phạm vi bản đồ, bạn có thể bắt đầu thiết lập hành trình trải nghiệm nhân viên.  Bạn có thể tham khảo bản đồ hành trình trải nghiệm minh họa trong hình ảnh sau đây:

Bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên (tham khảo)
Bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên (tham khảo)

Bước 4 – Cải thiện trải nghiệm nhân viên

Một điều mà bạn cần lưu ý rằng, bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên giúp bạn có thể xác định được sự khác nhau giữa những điều mà họ mong đợi và thực tế họ nhận được là như thế nào. Từ đó, bạn có thể đưa ra được những sự cải thiện phù hợp với trải nghiệm của nhân viên.

Tham khảo thêm: 10 cách tăng trải nghiệm nhân viên nhà quản lý cần biết

Bước 5 – Tinh chỉnh bản đồ dựa vào phản hồi của nhân viên

Sau khi bạn điều chỉnh trải nghiệm của nhân viên dựa trên các phát hiện trên bản đồ hành trình, hãy đo lường tác động của những thay đổi đó bằng các cuộc khảo sát và chỉ số về mức độ hài lòng. Điều này sẽ giúp cho bản đồ của bạn trở nên chính xác hơn. Từ đó doanh nghiệp cũng sẽ giảm được sự tiêu hao về nhân viên, cải thiện hiệu suất theo KPI của từng đội nhóm, phòng ban hiệu quả hơn.

Tối ưu hành trình trải nghiệm để nhân viên hạnh phúc hơn

Nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện lập bản đồ hành trình, bạn sẽ dễ bị “nhấn chìm” trong bản đồ đó. Tuy vậy, dưới đây sẽ là một số phương pháp để bạn có thể lập được bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên tối ưu hơn. Từ đó tạo ra nhiều “nhân viên hạnh phúc” hơn trong doanh nghiệp của bạn. Bao gồm:

Thừa nhận sự khác biệt độc đáo của nhân viên

Bạn nên nhớ rằng, bản đồ hành trình nhân viên là một tài nguyên vô giá để bạn có thể hiểu được những xu hướng của nhân viên trong doanh nghiệp của bạn. Tuy vậy, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể giải thích được hết sự khác biệt của các nhân viên và ép họ phải đi theo hành trình trải nghiệm của bạn.

Thay vì làm vậy, hãy thẳng thắn thừa nhận về sự khác biệt độc đáo đó của nhân viên và vận dụng chúng. Hiểu được lối sống của nhân viên để giúp họ làm việc tốt nhất và có cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh bên ngoài công việc.

Thu thập phản hồi của nhân viên từ nhiều kênh

Bản đồ hành trình trải nghiệm nhân viên có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào phản hồi chi tiết của nhân viên. Vì vậy, hãy khuyến khích nhân viên của bạn tăng cường phản hồi từ bất kỳ kênh thông tin nào. 

Đặc biệt với lực lượng lao động gen Z, giao tiếp đa kênh sẽ tạo ra sự thuận lợi hơn cho họ. Theo khảo sát từ ServiceNow, có đến 45% nhân viên thế hệ gen Z thích trao đổi qua tin nhắn với quản lý của họ hơn.

Ứng dụng công nghệ vào hành trình trải nghiệm

Bên cạnh những yếu tố để tối ưu hành trình nhân viên ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng quản lý nhân sự để tự động hóa được hoạt động quản lý. Đặc biệt là với những doanh nghiệp có quy mô lớn, tự động hóa các quy trình quản lý sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho nhân viên của bạn. 

Trong đó, HappyTime đang là một phần mềm đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để ứng dụng vào quá trình quản lý nhân sự, tối đa hóa trải nghiệm nhân viên trong nội bộ. Bằng việc sử dụng HappyTime, doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra nhiều nhân viên “happy” hơn bởi:

  • Tinh gọn được quá trình chấm công, nhân viên không cần tốn thời gian chờ đợi.
  • Đơn giản hóa quá trình đơn từ, nhân viên không cần “toát mồ hôi” mệt mỏi vì những thủ tục hành chính phức tạp, tốn thời gian.
  • Minh bạch, công khai rõ ràng mọi thông tin về lương, thưởng, nhân viên cảm nhận được sự đối xử công bằng trong doanh nghiệp.
  • Tạo ra trải nghiệm “mỗi ngày đi làm là một ngày vui” cùng hệ thống game hóa các hoạt động thường ngày – Gamification, hệ thống trao đổi tin tức – truyền thông nội bộ nhanh gọn,…
Hãy sử dụng HappyTime để nhân viên của bạn “happy” hơn
Hãy sử dụng HappyTime để nhân viên của bạn “happy” hơn

Hy vọng với bài viết này, bạn đã bắt đầu biết nên làm thế nào để giúp tối ưu hành trình trải nghiệm nhân viên, giúp nhân viên của mình hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, đừng quên rằng HappyTime cũng đang cung cấp gói trải nghiệm miễn phí phần mềm này để giúp bạn bắt đầu tạo ra “happy” cho nhân viên của mình.