Có đến 77% nhân viên đã trải qua tình trạng kiệt sức trong công việc (theo Deloitte). Và tình trạng này đang gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để giúp nhân viên vượt qua kiệt sức? Cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay nhé.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây kiệt sức ở nhân viên
Kiệt sức (hay burnout) là tình trạng căng thẳng mãn tính liên quan đến công việc cụ thể. Đó cũng có thể là sự kiệt quệ về cảm xúc và thể chất dẫn đến sự không hài lòng trong công việc và đánh mất hạnh phúc cá nhân. Để có được cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức tốt hơn, doanh nghiệp cần biết lúc nào nhân viên bị kiệt sức và nguyên nhân do đâu. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhân viên bị kiệt sức
Có nhiều dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết nhân viên đang bị kiệt sức, dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm nhất mà bạn cần lưu ý:
- Thiếu nhiệt tình với công việc: Ít hoặc ngừng tham gia vào các cuộc họp mới, tránh tham gia vào các dự án mới, lảng tránh trả lời email, cuộc gọi điện thoại,…
- Năng suất và hiệu quả làm việc bị suy giảm, chất lượng làm việc của họ có thể thấp hoặc tốc độ hoàn thành một nhiệm vụ chậm hơn bình thường, mắc nhiều sai sót hơn trong công việc,…
- Thời gian vắng mặt tăng lên ngay cả khi không có bất kỳ lý do gì phù hợp.
- Sự thay đổi về tâm trạng: Nhân viên có thể trở nên tức giận, dễ cáu gắt hoặc thường xuyên buồn bã. Điều này khiến họ dễ xung đột với đồng nghiệp hơn.
- Nhân viên bị tăng mức độ nhạy cảm, phản ứng quá mức với các vấn đề xung quanh.
- Nhân viên xuất hiện Xuất hiện các triệu chứng bệnh lý khác như buồn nôn liên tục, chán ăn, giảm cân nhanh chóng, thường xuyên bị đau đầu,…
Nguyên nhân gây kiệt sức ở nhân viên
Nhân viên có thể bị kiệt sức bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như sau:
- Không kiểm soát được công việc của bản thân, ví dụ như quá nhiều nhiệm vụ trong thời gian ngắn, lịch làm việc không phù hợp,…
- Thiếu kỹ năng, nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều này khiến nhân viên trở nên căng thẳng hơn.
- Không nhận được kỳ vọng rõ ràng từ doanh nghiệp khiến nhân viên mơ hồ về những nhiệm vụ mà họ đang thực hiện.
- Công việc quá khắt khe, yêu cầu hoàn thành trong thời hạn gấp rút,…
- Làm việc quá nhiều giờ khiến nhân viên bị mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
9 cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức hiệu quả
Với những ảnh hưởng trên, doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề ngăn chặn, cũng như giúp nhân viên vượt qua burnout. Dưới đây là 9 cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Thúc đẩy cân bằng công việc – cuộc sống
Trong thời đại công nghệ số, công việc và cuộc sống của nhân viên đã trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Vì vậy, cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều kiện tiên quyết để nhân viên vượt qua tình trạng kiệt sức.
Để giúp cho nhân viên đạt được sự cân bằng này, doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Cung cấp cho nhân viên lựa chọn làm việc từ xa, làm việc theo giờ linh động để họ có thể sắp xếp công việc và cuộc sống của mình tốt hơn.
- Khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động giải trí và thể thao để giảm stress và nâng cao sức khỏe.
- Tạo các chương trình thưởng cho nhân viên đạt được mục tiêu sức khỏe để khuyến khích nhân viên chăm sóc bản thân.
- Tạo một môi trường làm việc đáng sống và thân thiện để thúc đẩy cân bằng công việc – cuộc sống cho nhân viên.
Kiểm soát khối lượng công việc cho nhân viên
Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng nhân viên không bị áp lực về khối lượng công việc của họ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng và có nhiều thay đổi, khi mà nhân viên phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau.
Vì vậy để tránh nhân viên rơi vào tình trạng burnout, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Không nên giao các nhiệm vụ không tương xứng với năng lực của nhân viên, hoặc không có lịch trình làm việc hợp lý. Nếu các nhân viên phải đối mặt với lịch làm việc quá nhiều, họ sẽ không thể tập trung hoàn thành công việc, dẫn đến giảm hiệu quả làm việc và tình trạng kiệt sức.
- Cân nhắc tăng cường đội ngũ nhân viên để giảm áp lực cho mỗi cá nhân, hoặc tạo ra kế hoạch làm việc linh hoạt và phù hợp với từng nhân viên.
- Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên, giúp họ tự tin và hiệu quả hơn trong công việc.
Ưu tiên sức khỏe nơi làm việc
Một trong những cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức chính là đưa ra những chương trình giúp ưu tiên sức khỏe cho nhân viên. Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ như:
- Doanh nghiệp có thể tăng cường cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ và các buổi tập thể dục trong giờ làm việc.
- Doanh nghiệp có thể xem xét tăng cường các biện pháp vệ sinh, bảo vệ môi trường làm việc, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến sự ô nhiễm .
- Ưu tiên xây dựng các chương trình phúc lợi cho chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần nhân viên.
Ngoài ra, việc ưu tiên sức khỏe còn giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả làm việc và giảm chi phí bảo hiểm y tế. Khi nhân viên khỏe mạnh, họ sẽ làm việc tốt hơn và không bị nghỉ làm vì bệnh tật, giúp doanh nghiệp giữ được mức độ tăng trưởng bền vững.
Cung cấp sự lựa chọn làm việc tại nhà
Làm việc tại nhà đã trở thành một xu hướng rất phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa diễn ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều định kiến đối với hình thức này. Tuy vậy, nếu áp dụng làm việc từ xa linh hoạt và phù hợp với doanh nghiệp, đây sẽ là một cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức nghề nghiệp hiệu quả. Đặc biệt là đối với những nhân viên đang gặp những vấn đề như chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình, người thân,…
Khuyến khích nhân viên sử dụng nghỉ phép
Có khá nhiều nhân viên thường gặp tình trạng “lún sâu” vào công việc mà quên mất quyền lợi nghỉ phép của mình. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý khuyến khích hoặc đưa ra những biện pháp để nhân viên có thể sử dụng được những ngày nghỉ phép đó.
Nhà quản lý nhân sự cần phải thực hiện theo dõi để đảm bảo thời gian nghỉ phép của nhân viên được sử dụng trước khi hết hạn theo quy định.
Đào tạo người quản lý, lãnh đạo tổ chức
Người quản lý có thể là nhân tố lớn nhất trong sự gắn kết và giữ chân nhân viên. Bên cạnh đó, người quản lý cũng sẽ một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người lao động.
Các nhà quản lý kém có thể gây ra căng thẳng cho nhân viên và dẫn đến việc họ chủ động nghỉ việc. Thật vậy, một nghiên cứu của Randstad cho biết, có đến 60% người được hỏi sẽ rời bỏ công việc hoặc một người sếp tồi. Để tránh tình trạng này, các doanh nghiệp nên:
- Đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng cho quản lý để huấn luyện, phát triển nhân viên với tư cách cá nhân và đội nhóm.
- Cần đảm bảo rằng cấp lãnh đạo cần được cung cấp các công cụ và kỹ năng quản lý nhân viên phù hợp, bao gồm các cách thích hợp để cung cấp phản hồi, thiết lập mục tiêu, kỹ năng giao tiếp, công nhận và phân công nhiệm vụ.
- Cần phải có chính sách thưởng và đánh giá hiệu quả cho nhân viên để khuyến khích họ cống hiến hơn.
Khi người quản lý được đào tạo kỹ năng lãnh đạo tốt, họ sẽ góp phần vào một môi trường làm việc tích cực và tạo động lực cho nhân viên. Từ đó để phát triển kỹ năng của họ và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Do đó, đào tạo kỹ năng lãnh đạo của nhà quản lý sẽ là một cách giúp nhân viên vượt qua kiệt sức.
Tạo mục tiêu, con đường sự nghiệp cho nhân viên
Thiếu cơ hội phát triển và thăng tiến là 1 trong số 5 yếu tố gây căng thẳng hàng đầu cho nhân viên tại nơi làm việc. Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng, việc giúp nhân viên có được những kỹ năng mới sẽ giúp họ thích nghi với môi trường làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, còn giúp họ phát triển các cơ hội thăng tiến, cả trong và ngoài công ty.
Để đạt được điều này, các nhà quản lý cần khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học đào tạo, hội thảo để cập nhật kiến thức mới và nâng cao kỹ năng của mình. Bên cạnh đó, việc giúp họ tham gia các khóa học đối phó căng thẳng cũng sẽ giúp nhân viên vượt qua kiệt sức và giảm được stress do chưa đạt được sự nghiệp thăng tiến như mong muốn.
Thực hành giao tiếp, phản hồi rõ ràng
Khi nhân viên không được tiếp nhận thông tin rõ ràng, căng thẳng của họ tăng lên vì những điều không biết đó. Do đó, các nhà quản lý nên tạo thói quen cung cấp thông tin liên lạc cởi mở để nâng cao sự minh bạch, hiệu quả và tạo sự đồng thuận trong tổ chức. Các nhà quản lý nên:
- Cung cấp thông tin về các mục tiêu của công ty và cách mà nhân viên có thể đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu đó.
- Cung cấp thông tin về các thay đổi trong tổ chức, bao gồm các thay đổi về chính sách, quy trình và các chiến lược mới.
- Cung cấp phản hồi về hiệu suất của nhân viên, giúp họ hiểu được những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình.
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng nhân viên kiệt sức với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng sẽ lựa chọn được phương pháp giúp nhân viên vượt qua kiệt sức hợp lý dựa trên các cách được gợi ý trên.
Bạn cũng có thể truy cập và trải nghiệm nền tảng HappyTime của chúng tôi ngay từ hôm nay. Đây là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên đang được ưa thích. Với các tính năng như bảng tin nội bộ, Gamification,… bạn sẽ có thể giúp nhân viên của mình “happy” hơn mỗi ngày tại nơi làm việc, từ đó phòng tránh và cải thiện tình trạng burnout đang thường trực trong nhịp sống hiện đại.