Có đến 71% giám đốc điều hành doanh nghiệp tin rằng sự gắn kết là chìa khóa dẫn đến thành công (Harvard Business Review) Vậy, làm thế nào để đo lường mức độ gắn kết nhân viên trong tổ chức? Cùng Blog HappyTime tìm hiểu nhé.
Vì sao cần đo lường mức độ gắn kết nhân viên?
Khi doanh nghiệp có lực lượng lao động gắn kết tốt với công việc, tổ chức, doanh nghiệp đó có thể tăng 17% năng suất làm việc, xếp hạng khách hàng cao hơn 10% và bán thêm sản phẩm lên đến 20% (Gallup). Việc đo lường mức độ gắn kết nhân viên bằng các chỉ số KPIs giúp cho doanh nghiệp có thể xác định và tối ưu được sự yếu tố này.
Ngày nay, theo báo cáo Tình trạng Nơi làm việc Toàn cầu năm 2021 của Gallup, chỉ có khoảng 20% nhân viên cảm thấy có sự gắn kết với công việc của họ. Theo số liệu này, có đến 80% nhân viên đang mất kết nối với chính công việc của họ. Điều này có thể khiến năng suất lao động giảm sút, tỷ lệ vắng mặt cao, giảm doanh thu của doanh nghiệp,…
Bên cạnh đó, một báo cáo khác của Gallup cũng cho biết, các công ty có lực lượng lao động gắn kết cao vượt trội hơn 147% so với các công ty cùng ngành. Do đó, việc xác định những chỉ số KPIs để đo lường mức độ gắn kết nhân viên là điều cần thiết. Khi bạn biết được mức độ gắn kết nhân viên đang như thế nào, bạn sẽ biết cách thay đổi, cải thiện nó hiệu quả hơn.
10 chỉ số đo lường mức độ gắn kết nhân viên
Vậy, có những chỉ số KPIs nào được sử dụng để đo lường mức độ gắn kết nhân viên? Dưới đây sẽ là 10 chỉ số KPIs quan trọng mà bạn có thể tham khảo:
Điểm quảng cáo ròng của nhân viên (eNPS)
Điểm quảng cáo ròng của nhân viên – eNPS là hệ thống tích điểm được thiết kế để giúp nhà tuyển dụng đo lường sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức của họ. Chỉ số KPI này dựa trên NPS – Net Promoter Score, một thước đo được sử dụng trong các chương trình trải nghiệm khách hàng.
Giống với những hệ thống NPS, eNPS sẽ được thực hiện dựa trên cuộc khảo sát qua các câu hỏi khác nhau. Đối với mục đích đo lường mức độ gắn kết nhân viên, eNPS sẽ dựa trên 2 câu hỏi chính. Bao gồm:
- Câu hỏi 1: Yêu cầu nhân viên xếp hạng khả năng họ sẽ giới thiệu tổ chức của mình là nơi làm việc lý tưởng?
- Câu hỏi 2: Hướng đến câu hỏi mở tại sao họ lại xếp hạng theo câu hỏi 1?
Thông thường, thang điểm để đánh giá eNPS sẽ từ 1 – 10. Nếu đa số đáp án là 9 – 10, mức độ gắn kết nhân viên đang ổn định và chủ động. Nếu mức độ từ 7 – 8, mức độ gắn kết ở mức chấp nhận được nhưng theo hình thức thụ động. Nếu dưới mức 6, bạn cần xem xét lại về sự gắn kết trong công việc.
Chỉ số hài lòng của nhân viên (ESI)
ESI là thước đo mức độ hài lòng của nhân viên với công việc của họ. Tương tự với eNPS, chỉ số hài lòng nhân viên cũng xuất hiện dưới dạng một cuộc khảo sát. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là để hiểu rõ hơn về thái độ của nhân viên với nơi mà họ làm việc.
Thông thường, để đo lường và xác định chỉ số ESI, các doanh nghiệp cũng gắn thang điểm đánh giá tùy chọn vào các câu hỏi khảo sát. Phổ biến là thang điểm từ 1- 10 tương tự với eNPS. Những câu hỏi khảo sát cơ bản về ESI mà bạn có thể tham khảo như:
- Mức độ hài lòng của nhân viên với nơi làm việc hiện tại của họ?
- Nơi làm việc của nhân viên đáp ứng mong đợi của họ tốt như thế nào?
- Làm thế nào gần nơi làm việc của họ với công việc lý tưởng của họ?
Sau khi đã có mức điểm trung bình của các câu hỏi, bạn sử dụng công thức sau đây để tính chỉ số hài lòng của nhân viên:
ESI = (Giá trị trung bình của câu hỏi/Số lượng câu hỏi) * 100
Tỷ lệ doanh thu của nhân viên
Tỷ lệ doanh thu của nhân viên là phép đo số lượng nhân viên rời khỏi một tổ chức trong một khoảng thời gian xác định. Doanh thu của nhân viên thường được tính trên cơ sở hàng năm. Theo Cục Thống kê Hoa Kỳ, tỷ lệ doanh thu nhân viên hàng năm ở Hoa Kỳ là khoảng 12% đến 15%.
Việc nhân viên nghỉ việc hay bị sa thải không quan trọng bởi nó ảnh hưởng chung đến toàn bộ năng suất, sự phát triển của tập thể. Do đó, đây cũng là một chỉ số quan trọng trong đo lường mức độ gắn kết nhân viên mà bạn cần quan tâm. Cách tính tỷ lệ doanh thu nhân viên xác định như sau:
Tỷ lệ doanh thu nhân viên theo chu kỳ = (tổng số nhân viên nghỉ việc/tổng số nhân viên đầu kỳ) * 100.
Xếp hạng công ty trên môi trường trực tuyến
Xem xét về xếp hạng nhân viên trên các bài đánh giá trực tuyến cũng là một cách để bạn đo lường mức độ gắn kết nhân viên trong tổ chức. Hãy tham khảo những website có liên quan đến review công ty, hoặc các group với chủ đề tương tự để tham khảo. Hiện nay, nhiều website có thang điểm đánh giá từ 1 – 5 sao để bạn có thể dễ dàng đo lường hơn.
Tỷ lệ tuyển dụng thành công sau thử việc
Chỉ số đo lường mức độ gắn kết nhân viên này cho biết tỷ lệ phần trăm những người ở lại tổ chức sau thời gian thử việc. Điều này có thể giúp doanh nghiệp đo lường mức độ thành công của chương trình giới thiệu nhân viên hiện tại. Nếu nhân viên rời đi sau 3 đến 6 tháng đầu tiên, điều này có thể có nghĩa là họ không phù hợp với công việc hoặc công ty không thể hòa nhập họ vào đội nhóm, mức độ gắn kết nhân viên thấp.
Kết quả khảo sát nhân viên định kỳ
Những cuộc khảo sát về mức độ hài lòng cũng là công cụ giúp bạn đo lường mức độ gắn kết nhân viên trong tổ chức. Hãy ưu tiên những khảo sát cho phép các nhà quản lý có được quan điểm về hạnh phúc và phúc lợi của nhân viên. Có khá nhiều cách để bạn xây dựng được những kế hoạch khảo sát này, ví dụ như:
- Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng/sai (có/không).
- Sử dụng đánh giá theo thang điểm.
- Áp dụng thêm các câu hỏi định tính.
Tỷ lệ vắng mặt của nhân viên
Tỷ lệ vắng mặt sẽ là một chỉ số giúp bạn đo lường sự gắn kết nhân viên và tính năng động, hiệu quả trong công việc. Một nhân viên gắn kết tốt với công việc sẽ có tỷ lệ vắng mặt thấp. Họ cũng sẽ không hoặc ít bỏ lỡ những công việc, nhiệm vụ hàng ngày của họ.
Khi xem xét đến chỉ số đo lường mức độ gắn kết nhân viên này, bạn cần lưu ý sức khỏe cũng là một yếu tố gắn liền với tình trạng vắng mặt của nhân viên. Nếu nhân viên của bạn vắng mặt quá nhiều do yếu tố này, hãy giúp đỡ họ. Những kế hoạch khám – chăm sóc sức khỏe, lịch làm việc linh hoạt, tăng thời gian nghỉ phép,… sẽ hữu ích trong trường hợp này.
Tỷ lệ vắng mặt thấp khi là nhân viên của bạn đang tích cực tham gia vào công việc, có mức độ hài lòng cao và ngược lại. Công thức tính tỷ lệ vắng mặt tham khảo như sau:
Tỷ lệ vắng mặt = (Tổng số ngày nghỉ của mỗi nhân viên/tổng số ngày làm việc) * 100
Tỷ lệ thăng tiến nhân viên nội bộ
Chỉ có 29% hiện tại hài lòng với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong công việc hiện tại (báo cáo của The Society for Human Resource Management). Cơ hội nghề nghiệp, cung cấp sự đào tạo cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, gắn kết công việc của nhân viên.
Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những động lực chính để nhân viên gắn kết với công việc của họ. Vì vậy, bạn cũng nên thực hiện xác định chỉ số KPIs mức độ gắn kết nhân viên này trong tổ chức mình. Tỷ lệ thăng tiến được tính theo công thức tham khảo như sau:
Tỷ lệ thăng tiến = (tổng số nhân viên được thăng chức/tổng số nhân viên) * 100
Chỉ số đo lường mức độ gắn kết nhân viên này cũng cho biết tổ chức của bạn đang sẵn sàng phát triển nhân viên ở mức độ nào. Từ đó, đưa ra những kế hoạch cải thiện cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến cho nhân viên. Điều này giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và tăng mức độ gắn kết công việc.
Tỷ lệ tuyển dụng thành công
Tuyển dụng và gắn kết nhân viên có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, sử dụng tỷ lệ tuyển dụng thành công cũng sẽ là một cách xác định mức độ gắn kết nhân viên mà bạn có thể áp dụng. Theo nghiên cứu của Gallup cho biết, có đến 30% nhân viên rời đi trong vòng 90 ngày đầu tiên, 43% nhân viên cho biết họ nghỉ việc vì cảm thấy không phù hợp với nhiệm vụ hàng ngày của mình.
Nếu tỷ lệ tuyển dụng thành công càng cao, nghĩa là doanh nghiệp đang triển khai các chiến lược gắn kết giữa nhân viên với công việc có hiệu quả. Vì vậy, đây là một chỉ số mà bạn không nên bỏ qua trong khi đo lường mức độ gắn kết nhân viên.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 các mô hình quản lý nhân sự hiện đại trong tổ chức
Tỷ lệ phản hồi của nhân viên
Theo chia sẻ của Hubspot, những doanh nghiệp cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 14.9% so với những doanh nghiệp khác. Sử dụng tỷ lệ phản hồi cũng là một cách giúp đo lường mức độ gắn kết nhân viên trong tổ chức. Tỷ lệ này có thể giúp bạn nhận định được tần suất bạn công nhận nhân viên của mình, tương tác với họp như thế nào,…
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách đo lường mức độ gắn kết nhân viên như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime.vn và trải nghiệm ngay nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên này từ hôm nay. Với những tính năng hấp dẫn như quản lý phúc lợi (lương, thưởng,…), bảng tin nhân viên (cung cấp tin tức nhanh chóng),… sẽ giúp bạn có thể gia tăng mức độ hài lòng và gắn kết nhân viên cao hơn.