Khi bạn thay thế một nhân sự, nhà tuyển dụng có thể phải mất chi phí từ 6 – 9 tháng lương của vị trí đó để tuyển dụng người thay thế (SHRM). Do đó, ngày nay càng nhiều doanh nghiệp áp dụng và chú trọng hơn vào chiến lược giữ chân nhân viên. Cùng Blog HappyTime tìm hiểu nhé.

Vì sao chiến lược giữ chân nhân viên quan trọng?

Chiến lược giữ chân nhân viên là những quy trình, hoạt động mà tổ chức phát triển, thực hiện để giữ nhân tài của mình, giảm rủi ro phải thay thế nhân sự. Giữ chân và luân chuyển nhân viên luôn là một thách thức của đội ngũ quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. 

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hiện nay, tỷ lệ luân chuyển nhân viên trung bình đạt từ 20 – 60% tùy ngành nghề. Áp dụng một chiến lược giữ chân nhân viên toàn diện và hiệu quả rất quan trọng, nó sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

  • Giảm chi phí doanh thu nhân viên.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên, cho phép kết nối và gắn kết nhiều hơn, đồng thời tạo ra sự lây lan cảm xúc tích cực tại nơi làm việc.
  • Tăng năng suất làm việc cho người lao động.
  • Tăng trải nghiệm nhân viên, dẫn đến tạo ra sự hài lòng và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
  • Giúp hoạt động tuyển dụng và đào tạo nội bộ doanh nghiệp hiệu quả hơn.
  • Cải thiện văn hóa doanh nghiệp.
  • Tăng doanh thu bắt nguồn từ việc giảm chi phí tuyển dụng, tăng năng suất và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
  • Cải thiện sự gắn kết và hài lòng của nhân viên.
chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-1
Chiến lược giữ chân nhân viên toàn diện mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

15 chiến lược giữ chân nhân viên thông qua sự gắn kết

Dưới đây là 15 chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả thông qua yếu tố tăng mức độ hài lòng, gắn kết nhân viên tốt hơn. Cụ thể như sau:

Tăng yếu tố cạnh tranh về phúc lợi

Theo Achievers cho biết, có đến 1/5 nhân viên được hỏi cho biết, họ sẽ ở lại tổ chức nếu công việc của họ có nhiều phúc lợi tốt hơn. Đưa ra mức lương xứng đáng, những phúc lợi phù hợp với sự cống hiến, làm việc chăm chỉ nên là ưu tiên số một khi khiến nhân viên của bạn cảm thấy công việc của họ được đánh giá cao. 

Bởi, nhiều nhân viên sẽ nghỉ việc nếu họ cảm thấy không nhận được sự công bằng cho thời gian, sức lực mà họ đã bỏ ra. Do đó, việc tăng yếu tố cạnh tranh về phúc lợi là một yếu tố bạn nên xem xét để đưa vào chiến lược giữ chân nhân viên của mình.

Cung cấp việc làm ý nghĩa hơn

Công việc có ý nghĩa được xem là một trong những động lực chính cho sự gắn kết của nhân viên, từ đó giúp giữ chân họ tốt hơn. Báo cáo trong loạt bài viết về Talent của Deloitte cho biết, công việc có ý nghĩa là 1 trong 3 yếu tố thúc đẩy sự tương tác, gắn kết hàng đầu của nhân viên

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-2
Công việc có ý nghĩa giúp gắn kết, giữ chân nhân viên tốt hơn

Hãy lưu ý những vấn đề sau đây khi xác định công việc có ý nghĩa với nhân viên:

  • Nhân viên có cảm thấy công việc của họ quan trọng đối với người khác không?
  • Công việc có để lại cho nhân viên nhiều cảm xúc lẫn lộn không?
  • Nhân viên đã có những khoảnh khắc ý nghĩa trong quá khứ chưa?
  • Nhân viên có cơ hội để phản ánh về công việc của họ?
  • Có mối liên hệ nào giữa công việc và cuộc sống cá nhân không?

Giúp nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp

Nghiên cứu từ Microsoft Trend Index cho thấy 40% mọi người nói rằng họ sẽ chuyển việc trong năm nay. Và không có cơ hội phát triển nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Bởi bạn cần phải hiểu rằng, một trong những động lực chính của sự gắn kết là đầu tư vào sự thành công của nhân viên.

Do đó, nhân viên sẽ không muốn ở lại với tổ chức nếu công việc của họ không có sự thăng tiến trong một thời gian. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi áp dụng yếu tố này vào chiến lược giữ chân nhân viên. Bởi, đối với mỗi cá nhân, sự phát triển nghề nghiệp mà họ mong muốn sẽ khác nhau.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-3
Cơ hội phát triển nghề nghiệp giúp nhân viên ở lại với tổ chức lâu hơn

Cải thiện ngay từ người lãnh đạo, quản lý

Nhân viên không nghỉ vì công việc, họ rời bỏ tổ chức vì người quản lý, lãnh đạo tồi của họ. Và 82% trong 3000 người được khảo sát bởi GoodHire thực hiện đồng ý với điều đó. Trong đó, mối quan hệ này bao gồm tần suất họ gặp gỡ với người quản lý, mức độ giao tiếp qua mạng, các yếu tố kỹ thuật số,… với quản lý. Vì vậy, trong chiến lược giữ chân nhân viên cần xem xét về yếu tố người lãnh đạo và thay đổi khi cần.

Trao quyền, công nhận nhân viên

Một báo cáo của Brandon Hall Group cho thấy các công ty ưu tiên công nhận nhân viên của họ nhiều lần mỗi tháng có khả năng tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 41%, tăng mức độ gắn kết của nhân viên lên 34%. Bạn có thể áp dụng nhiều chương trình ghi nhận nhân viên, khen thưởng khác nhau để giúp nhân viên cảm thấy tự hào hơn về công việc của họ. Tuy vậy, bạn cần phải đảm bảo những chương trình trao quyền, công nhận trong chiến lược giữ chân nhân viên luôn được thực hiện công khai.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-4
Sự công nhận giúp tăng tỷ lệ giữ chân lên đến 41% (Brandon Hall Group)

Cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt

Theo thống kê từ WFH Research, tính đến tháng 12/2022, có đến 30% số ngày làm việc trả lương đang diễn ra tại nhà. Xu hướng làm việc với lịch trình linh hoạt đang ngày càng được quan tâm hơn, và có thể tăng đến hơn 90% so với trước giai đoạn Covid-19 vào năm 2025 tại Mỹ (Upwork). Do đó, đừng quên áp dụng yếu tố này để có chiến lược giữ chân nhân viên tốt hơn.

Khuyến khích yếu tố Work-Life Balance

Work-Life Balance là yếu tố liên quan đến sự cân bằng giữa cuộc sống – công việc của nhân viên. Một cuộc khảo sát gần đây của TINYpulse cho thấy, những nhân viên có Work-Life Balance tốt cho biết họ có nhiều khả năng ở lại với chủ hơn 12% so với những đồng nghiệp không có. Hãy cố gắng áp dụng thêm các vấn đề giúp nhân viên có thể đảm bảo được Work-Life Balance để chiến lược giữ chân nhân viên được hiệu quả hơn.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-5
Work-Life Balance giúp tăng khả năng nhân viên ở lại với tổ chức lên 12% (TINYpulse)

Rõ ràng hơn trong vai trò của nhân viên

Một trong những động lực phổ biến nhất của sự gắn kết của nhân viên là vai trò và trách nhiệm được vạch ra rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm của bạn. Hãy dành thời gian để có thể vạch ra những sự rõ ràng trong nhiệm vụ, quá trình làm việc để cải thiện sự giữ chân nhân viên hiệu quả hơn. Một nghiên cứu của Human Resource Analytics, khi nhân viên hiểu được vai trò rõ ràng hơn, mức độ hiệu quả trong công việc đạt 86%, mức độ giữ chân nhân viên là 84%, mức năng suất là 83% và mức độ hài lòng với lãnh đạo là 75%.

Sự minh bạch, công bằng trong công việc

Sự minh bạch, công bằng hơn từ ban lãnh đạo có thể làm nên điều kỳ diệu để cải thiện tinh thần của công ty và tăng khả năng giữ chân nhân viên. Gần 3/4 nhân viên được khảo sát năm 2020 cho biết, họ muốn nhà tuyển dụng và doanh nghiệp minh bạch hơn (PayChex). Bạn có thể áp dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ tương tác, cập nhật thông tin nhanh chóng trong chiến lược giữ chân nhân viên để giúp tăng cường sự minh bạch, trong công việc.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-6
Luôn đảm bảo yếu tố công bằng, minh bạch trong chiến lược giữ chân nhân viên

Cung cấp môi trường làm việc an toàn

Theo tháp nhu cầu Maslow, an toàn đứng thứ 2 từ dưới lên trong những nhu cầu cần thiết của con người. Do đó, một chiến lược giữ chân nhân viên mà bạn có thể áp dụng chính là cung cấp cho họ môi trường làm việc an toàn. Nhu cầu an toàn này sẽ bao gồm cả an toàn về tâm lý, ví dụ như cung cấp cho họ cảm sự an toàn về tính ổn định về công việc hiện tại mà học đang làm.

Cung cấp đủ tài nguyên và công cụ

Hiệu suất làm việc của họ phụ thuộc vào những tài nguyên, công cụ hỗ trợ được cấp cấp. Vì vậy, không có lý do gì mà bạn lại bỏ qua yếu tố này để giúp chiến lược giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Hãy thực hiện những cuộc khảo sát thường xuyên, hỏi nhân viên xem họ cần bổ sung thêm các công cụ, tài nguyên nào để công việc được hiệu quả hơn.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-7
Công cụ và tài nguyên giúp nhân viên làm việc năng suất hơn

Giao tiếp cởi mở, phản hồi rõ ràng

Tạo ra một môi trường đối thoại cởi mở tại nơi làm việc là điều cần thiết để thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu trong tổ chức của bạn. Nghiên cứu từ Gallup cho thấy những nhân viên nhận được phản hồi rõ ràng, tích cực “có khả năng gắn kết cao hơn 3,9 lần so với những nhân viên không nhận được”. Đừng quên yếu tố cởi mở, rõ ràng trong chiến lược giữ chân nhân viên của mình. 

Tạo điểm nhấn cho tinh thần đồng đội

Theo The Muse, có đến 70% người khảo sát cho biết, có bạn bè, “đồng đội” đúng nghĩa tại nơi làm việc là yếu tố giúp họ có trải nghiệm vui vẻ, tích cực hơn. Và điều này giúp bạn có thể tăng mức độ gắn kết, giữ chân nhân viên tốt hơn. Do đó, trong chiến lược giữ chân nhân viên, hãy cho họ cơ hội được hợp tác, tăng mức độ giao tiếp, cộng tác với các phòng ban khác nhau,… nhiều hơn.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-8
Bạn bè giúp nhân viên giảm ý định rời bỏ tổ chức

Chăm sóc sức khỏe, giảm kiệt sức nhân viên

Có đến 76% nhân viên đôi khi cảm thấy kiệt sức trong công việc và 28% cho biết họ cảm thấy kiệt sức “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” (Gallup). Và nhiều nhân viên đã rời bỏ công ty vì vấn đề kiệt sức này. Hãy áp dụng những chính sách chăm sóc sức khỏe, khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi nhiều hơn,… trong chiến lược giữ chân nhân viên của doanh nghiệp.

Hãy để nhân viên là một phần văn hóa

Một chiến lược giữ chân nhân viên quan trọng khác mà bạn có thể thực hiện tạo ra văn hóa làm việc mà nhân viên của bạn muốn trở thành một phần trong đó. Có đến 77% cho biết họ sẽ xem xét văn hóa tổ chức (Glassdoor). Và trên thực tế, một thông tin đăng tải trên Forbes cũng cho biết, gần 2/3 nhân viên cho rằng văn hóa công ty tốt là một trong những lý do chính khiến họ quyết định không rời đi.

chien-luoc-giu-chan-nhan-vien-happytime-9
Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên

Trên đây là những chiến lược giữ chân nhân viên mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào HappyTime.vn và trải nghiệm nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hữu ích này ngay hôm nay. HappyTime đang cung cấp nhiều tính năng như quản lý đãi ngộ, hỗ trợ các hoạt động nội bộ,… Từ đó giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên tích cực hơn. Khi nhân viên có trải nghiệm tốt, họ sẽ gắn kết tốt hơn và ít rời bỏ doanh nghiệp, tổ chức hơn.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime