Mô hình nhà hàng, khách sạn có tính chất công việc đặc thù. Do đó, khi nhà quản lý nắm vững cách chia 3 ca làm việc sẽ tối ưu được hiệu quả quản trị nhân sự và duy trì hoạt động của tổ chức.

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc được hiểu là khoảng thời gian được bắt đầu từ khi làm nhiệm vụ cho đến thời điểm kết thúc và bàn giao lại cho người kế tiếp, trong đó đã bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi giữa giờ.

Tham khảo thêm:

>> Phần mềm chia ca làm việc phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Chia ca cho nhân viên làm việc như thế nào là hiệu quả?

>> Ca xoay là gì – Những điều cơ bản về phân công làm xoay ca

Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên nhà hàng
Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên nhà hàng

Lưu ý khi chia ca làm cho nhân viên

Khi chia ca làm cho nhân viên, ngoài việc đảm bảo chất lượng công việc và sức khỏe người lao động thì bạn cần chú ý để không vi phạm luật lao động.

Trong trường hợp, người lao động muốn làm tăng ca thì giới hạn giờ làm thêm được quy định theo điều 60 Nghị định 145/2020 như sau:

  • Vào ngày bình thường, tổng số giờ làm tăng ca không vượt quá 50% số giờ làm việc trong 1 ngày.
  • Tăng ca theo tuần thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày.
  • Trong ngày Lễ, Tết và nghỉ cuối tuần thì số giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày.
Lưu ý khi chia ca làm cho nhân viên
Lưu ý khi chia ca làm cho nhân viên

Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên

Quá trình chia ca làm việc phụ thuộc vào số lượng nhân viên, tính chất ngành nghề cũng như rất nhiều yếu tố khác.

Ca làm giờ hành chính

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ phận nhân sự phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này nhằm đảm bảo quá trình duy trì và giải quyết vấn đề của tổ chức.

Giờ hành chính sẽ kéo dài trong 8 tiếng và thường bắt đầu từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, nghỉ vào chủ nhật. Bạn có thể tùy chỉnh giờ hành chính sao cho phù hợp với yêu cầu và quy định của công ty. Ca hành chính thường được áp dụng cho khối văn phòng như Kế toán, Nhân viên nhân sự, Hành chính,…

Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên
Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên

Ca làm việc trong khách sạn

Với mô hình khách sạn, lượng khách thường đông vào buổi trưa và tối. Trước đó, nhân viên cần phải dọn dẹp phòng sạch sẽ để sẵn sàng đón tiếp khách một cách chu đáo nhất.

Do đó, ca làm việc trong nhà hàng thường được chia như sau:

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ
  • Ca chiều: 14 giờ – 22 giờ
  • Đêm: 22 giờ – 6 giờ ngày hôm sau

Bên cạnh các ca cố định thì bạn có thể chia các ca gãy nhằm phân bố đủ nhân sự để tiếp đón khách hàng như 10 giờ – 14 giờ và 17 giờ – 21 giờ.

Ca làm việc trong nhà hàng

Ca làm việc trong nhà hàng
Ca làm việc trong nhà hàng

Tương tự như khách sạn, nhà hàng cần chia ca làm việc theo mục đích và sản phẩm kinh doanh. Ví dụ như với nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn thì lượng khách thường đổ về vào tầm 10 giờ trưa và 7 giờ tối.

Bởi vậy, bạn có thể chia ca làm trong nhà hàng như sau:

  • Sáng: 7 giờ – 15 giờ
  • Chiều: 15 giờ – 23 giờ

Nhằm đáp ứng số lượng khách hàng đông, bạn nên bổ sung nhân sự trong các khoảng thời gian như 10 giờ – 14 giờ, 18 giờ – 23 giờ hoặc 17 giờ – 22 giờ.

Phần mềm quản lý thời gian ca làm cho doanh nghiệp

Điều hành bộ phận nhân sự không làm cố định khiến nhiều nhà quản lý cảm thấy khó khăn trong quá trình kiểm soát giờ làm, thời gian đi làm muộn hay số ngày nghỉ phép.

Bên cạnh đó, sử dụng thiết bị chấm công như máy chấm công vân tay, máy chấm công thể từ lại tốn kém nhiều chi phí duy trì, bảo dưỡng và thay thế khi máy móc gặp vấn đề.

Phần mềm quản lý ca làm
Phần mềm quản lý thời gian ca làm cho doanh nghiệp

Tham khảo thêm:

>> 7 “bí kíp” quản lý nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

>> 7 nguyên tắc vàng để xếp lịch làm việc theo ca cho nhân sự

>> Nắm bắt thông tin mới nhất về xu hướng quản trị nhân sự thời đại số

Thấu hiểu điều đó, các phần mềm quản lý chấm công đã ra đời nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này. Trong đó, hệ thống quản lý chấm công online Happy Time là địa chỉ cung cấp giải pháp uy tín nhất hiện nay.

  • Chấm công trực tuyến: Không cần các thiết bị chấm công, chỉ với chiếc điện thoại thông minh được kết nối Wifi nội bộ, nhân sự có thể thực hiện thao tác chấm công một cách nhanh chóng.
  • Quản lý đơn từ online: Khởi tạo, phê duyệt và quản lý đơn từ xin nghỉ phép chỉ trên một thiết bị.
  • Đồng bộ dữ liệu: Khả năng đồng bộ dữ liệu từ máy chấm cồng và thiết bị di động lên hệ thống giúp bạn quản lý thông tin dễ dàng.

Kết luận

Trên đây là cách chia 3 ca làm việc dành cho nhà hàng và khách sạn mà nhà quản lý cần nắm vững. Hy vọng bạn đã tìm được cách chia ca và công cụ phù hợp với tổ chức!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime