Văn hoá tổ chức là một phần không thể thiếu trong sự vận hành của một doanh nghiệp. Đây chính là chìa khoá đề nhà quản lý có thể điều hành doanh nghiệp hoạt động trơn tru, khiến mọi nhân viên đều cảm thấy hài lòng và mong muốn cống hiến cho công việc hơn. Chính vì thế, bài viết hôm nay, HappTime mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về văn hoá tổ chức là gì, văn hoá doanh nghiệp và “bỏ túi” 5 cách xây dựng văn hóa tổ chức hiệu quả nhất.

Văn hóa tổ chức là gì?

Về mặt bản chất, thuật ngữ văn hóa tổ chức (tiếng Anh: Organizational Culture) được tích hợp từ hai khái niệm “tổ chức” và “văn hóa”. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn toàn chính xác và thống nhất về khái niệm này. 

Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản, văn hóa doanh nghiệp hiểu đơn giản là những đặc điểm chung của tổ chức. Nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như kỳ vọng và mục tiêu của doanh nghiệp, môi trường làm việc của tổ chức, cảm nhận của nhân viên về công việc, phong cách lãnh đạo, sứ mệnh của công ty.

Văn hóa tổ chức bao hàm một số đặc tính sau:

  • Văn hóa tổ chức giải thích theo bản chất các mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, mỗi cá nhân như một phần của tổ chức và tổ chức là một phần của xã hội.
  • Văn hóa tổ chức liên quan đến kiểm soát hành vi, gồm các chuẩn mực, kinh nghiệm, quy tắc ngầm định buộc các thành viên phải tuân theo.
  • Văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin,cách nhận thức và phương pháp tư duy được thừa hưởng theo chiều dài lịch sử và đã được tổ chức thừa nhận.
  • Văn hóa tổ chức là nét đặc trưng của một tổ chức.
  • Văn hóa tổ chức là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động và giúp tổ chức thích nghi với môi trường.
van-hoa-to-chuc
Văn hóa tổ chức là gì?

Tầm quan trọng của văn hóa tổ chức đối với doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là cái không hữu hình để có thể nhìn thấy nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của một tổ chức. Cụ thể:

  • Tăng sự trung thành của nhân viên: Một tổ chức có văn hóa công ty tích cực sẽ nuôi dưỡng ý thức về lòng trung thành của nhân viên. Nhân viên có nhiều khả năng ở lại với doanh nghiệp hơn khi họ được tôn trọng, đối xử công bằng, dẫn đến tạo động lực đi làm mỗi ngày.
  • Cải thiện mức độ hài lòng với công việc: Mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc sẽ cao hơn ở các công ty có văn hóa doanh nghiệp tích cực, chủ động. Nhà lãnh đạo đầu tư xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực sẽ khiến nhân viên vui vẻ, tận tâm hơn.
  • Thúc đẩy tuyển dụng hiệu quả: Văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút những ứng viên tiềm năng. Điều này sẽ mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh vì các ứng viên đều tìm kiếm những công ty có danh tiếng tốt không chỉ do chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn là do cách nhà lãnh đạo đối xử với nhân viên.
  • Hiệu suất công việc tăng: Văn hóa công ty mạnh mẽ có liên quan đến hiệu suất công việc. Điều này là do nhân viên có xu hướng cống hiến nhiều hơn cho công ty khi những nhà lãnh đạo biệt đầu tư vào môi trường làm việc và phúc lợi của họ.
  • Cải thiện tinh thần nhân viên: Củng cố nền văn hóa công ty tích cực, chủ động là một cách đảm bảo thúc đẩy tinh thần nhân viên. Mỗi ngày đi làm, nhân viên sẽ không mang cảm giác như một cực hình và mong cho 8 tiếng sẽ trôi qua nhanh chóng. Nền văn hoá tích cực ảnh hưởng tốt đến thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần của nhân viên.

>>> Xem thêm: Văn Hóa Công Ty Là Gì? Tại Sao Phải Xây Dựng Văn Hóa Công Ty

Top 5 cách xây dựng văn hóa tổ chức

Sau đây là 5 cách gợi ý giúp bạn xây dựng văn hoá tổ chức lành lạnh, bền vững.

van-hoa-to-chuc-la-gi
Top 5 cách xây dựng văn hóa tổ chức

Đảm bảo nhân viên nắm rõ giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp

Bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa trong công ty là hãy đảm bảo rằng các nhân viên hiện tại nắm rõ được mục tiêu cũng như kỳ vọng của nhà lãnh đạo đối với hiệu suất công việc. Nhà quản lý cần có một buổi truyền đạt về mục tiêu cũng như giá trị cốt lõi của tổ chức. 

Tiếp đến, nhà quản lý cần áp dụng những điều đã truyền đạt vào trong công việc. Ví dụ nếu văn hóa công ty hướng tới đội ngũ minh bạch, các nhân viên có thể phải báo cáo rõ ràng về tiến độ công việc, các bước thực hiện, những khó khăn, thách thức và đôi khi là cả những sai lầm. Về phía nhà lãnh đạo thì nên minh bạch trong các đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên.

Hoàn thiện khung tiêu chí cho nhân viên

Đây là điều cần thiết để phát triển nhân sự toàn diện. Nhà quản lý cần xác định rõ từng vị trí công việc sẽ cần có những kỹ năng như thế nào, từ kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành,… và mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu như thế nào để thăng tiến lên vị trí cao hơn. 

Và theo đó, doanh nghiệp sẽ lập nên một khung tiêu chuẩn cho từng đối tượng để nhân viên có thể dựa vào đánh giá, mình đang thiếu thứ gì và cần cải thiện điều gì. Có thể thực hiện điều này định kỳ theo tháng hoặc theo quý để có sự đánh giá chính xác nhất.

Coi trọng việc công nhận, khen thưởng nhân viên

Sự công nhận thành tích nhân viên là một trong những yếu tố then chốt giúp phát triển văn hoá công ty. Doanh nghiệp đưa ra những mức thưởng phạt công minh sẽ tạo động lực cho  nhân viên phát huy được hết khả năng của họ. Doanh nghiệp có thể công nhận nhân viên qua các hình thức như: Thăng chưc, tặng quà thưởng, khích lệ bằng tài chính,… Đây cũng sẽ tạo nên hiệu ứng lan truyền. Khi các nhân viên còn lại thấy những đạt thành tích tốt được khen thưởng xứng đáng, họ cũng sẽ cố gắng để đạt được như vậy.

>>> Xem thêm: 4 Bước Tạo Kế Hoạch Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

cach-xay-dung-van-hoa-to-chuc
Coi trọng việc công nhận, khen thưởng nhân viên

Tổ chức các hoạt động teambuilding định kỳ

Tổ chức các sự kiện teambuilding để khuyến khích bầu không khí tích cực đang diễn ra tại nơi làm việc. Đây cũng chính là đãi ngộ hấp dẫn mà mọi người tìm kiếm ở một tổ chức. Những hoạt động này là một cách hiệu quả giúp gắn kết nội bộ. Doanh nghiệp có thể tổ chức các trò chơi vui nhộn giúp nhân viên giải toả căng thẳng, hoặc tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng cuối năm cho nhân viên. Thông qua những hoạt động trong teambuilding, nhân viên có thể mở lòng mình để đón nhận những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp muốn gửi gắm.

Đào tạo nội bộ giúp thúc đẩy sự phát triển của nhân viên

Đào tạo nội bộ không chỉ là giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực mà còn là giải pháp kinh doanh hiệu quả cho tổ chức. Những nhân viên tham gia khóa đào tạo nội bộ sẽ xây dựng kỹ năng, cập nhật những thay đổi của ngành, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ cho nhân viên một cách cụ thể và thích hợp. Tìm hiểu xem mỗi bộ phận cần thêm những kỹ năng và kiến thức chuyên môn nào, từ đó xây dựng các bài học thích hợp cho từng phòng ban.

Hiện nay, với sự phát triển vượt bật của công nghệ, doanh nghiệp có thể tận dụng các phần mềm nhân sự, nền tảng đào tạo trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. HappyTime – Nền tảng nhân sự uy tín cũng là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn và doanh nghiệp, giúp tối ưu hoá quá trình quản lý và đào tạo nhân sự.

Kết luận

Đến đây hẳn bạn đã có thêm được những kiến thức căn bản về văn hoá tổ chức, văn hoá doanh nghiệp. Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có thể xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thật vững mạnh và tích cực cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.

Và nếu bạn muốn cập nhật các tin tức và xu hướng mới nhất liên quan đến chấm công và quản lý nhân sự thì đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Happy Time nhé!