Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết tạo động lực đang được áp dụng trong quản trị nhân sự thời gian gần đây. Hãy tìm hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu tháp nhu cầu Maslow là gì và làm sao để áp dụng vào quản trị nhân sự cùng Blog HappyTime nhé.

Lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow cần biết

Trước khi biết nên áp dụng tháp nhu cầu Maslow như thế nào, bạn cần biết về những lý thuyết cơ bản của khái niệm này. Cụ thể như sau:

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow – tháp phân cấp nhu cầu Maslow là một lý thuyết về động lực của con người và chỉ rõ về 5 loại nhu cầu tác động đến quyết định hành vi của một cá nhân. Tháp nhu cầu Maslow được biết đến vào năm 1943 và được nhà tâm lý học Abraham Maslow xuất bản.

Theo nhà tâm lý học này, hành vi của mỗi người sẽ có liên quan đến nhu cầu của chính họ. Nhu cầu đó sẽ được điều chỉnh theo bản chất cần được thỏa mãn qua từng giai đoạn, thời gian khác nhau. Các nhu cầu của tháp Maslow sẽ được phân cấp và so sánh như một kim tự tháp. Hiện tại, tháp Maslow được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quản trị nhân sự.

Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết về động lực của con người
Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết về động lực của con người

5 nhu cầu trong tháp Maslow

Abraham Maslow đã xác 5 loại nhu cầu chính của con người thành một hệ thống phân cấp như sau:

Cấp 1 (thấp nhất): Nhu cầu sinh lý

Là những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người. Bao gồm như thức ăn, quần áo, chỗ ở, không khí, giấc ngủ, nước uống, thỏa mãn tình dục,… Đây là những nhu cầu liên quan đến cơ chế sinh học của mỗi con người và nó nằm ở cấp độ thấp nhất trong hệ thống phân cấp tháp nhu cầu Maslow.

Cấp 2: Nhu cầu về an toàn

Nhu cầu về sự an toàn hay yếu tố an ninh trong Maslow có liên quan đến tâm lý lo sợ của con người. Nhu cầu này sẽ đến sau khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng và đảm bảo. Lúc này các nhu cầu sinh lý sẽ mất đi khả năng thúc đẩy tạo động lực cho con người khi chúng được thỏa mãn. Kết quả của vấn đề này chính là nhu cầu an toàn được kích hoạt, phân phối hành vi của con người.

Cấp 3: Nhu cầu xã hội

Cấp độ thứ 3 trong tháp Maslow sau khi nhu cầu sinh lý, an toàn được thỏa mãn đấy chính là nhu cầu về xã hội, các mối quan hệ gắn kết. Nhu cầu này đề cập đến những yếu tố cảm xúc của con người với những mối quan hệ cá nhân, kết nối đội nhóm xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Chìa khóa vàng để tăng gắn kết nhân viên

Cấp 4: Nhu cầu được tôn trọng

Cấp 4 trong tháp Maslow là nhu cầu mong muốn nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người khác. Nó có thể bao gồm cả yếu tố quyền lực cũng như các địa vị danh giá khác. Nhu cầu này sẽ có hai mặt về bản chất là:

  • Những yếu tố như phát triển năng lực, sự tự tin, tự trọng,…
  • Các nhu cầu khác liên quan đến sự công nhận, địa vị, danh tiếng hoặc sự đánh giá cao từ người khác,…

Cấp 5 (cao nhất): Nhu cầu thể hiện bản thân

Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow. Ở cấp độ này con người sẽ mong muốn trở thành hoặc đạt được một vị trí nào đó mà họ có khả năng phát triển. Hay bạn cũng có thể hiểu rằng đây là cấp độ biểu thị nhu cầu tăng trưởng của con người. Họ cần có nhiều thử thách hơn ở trong giai đoạn này để có thể vượt qua và tạo được niềm vui tăng trưởng trong cuộc sống của mình. 

Theo tháp Maslow, nhu cầu cao nhất của con người là sự tăng trưởng của bản thân
Theo tháp Maslow, nhu cầu cao nhất của con người là sự tăng trưởng của bản thân

Ưu – nhược điểm khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow

Việc sử dụng tháp nhu cầu Maslow trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể sẽ bao gồm một vài ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của tháp Maslow

  • Lý thuyết về tháp Maslow được trình bày và đơn giản và dễ hiểu.
  • Giúp người sử dụng có thể hiểu rõ được bản chất, bản ngã của mỗi con người. Người sử dụng tháp Maslow có thể biết được điều gì tạo ra động lực cho mỗi cá nhân ở các giai đoạn cụ thể.
  • Bạn có thể áp dụng hệ thống nhu cầu Maslow ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.

Nhược điểm của Maslow

  • Lý thuyết về Maslow thường đi sâu vào bản chất con người mà bỏ qua các vấn đề liên quan đến nền tảng văn hóa, xã hội xung quanh.
  • Đề cao về những động lực bên ngoài và không đề cập đến các phần thưởng nội tại có thể thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.
  • Khó có thể đo lường bằng định lượng khi áp dụng hệ thống nhu cầu này.

Áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự

Có đến 90% nhân viên nói rằng họ sẽ có khả năng ở lại với nhà tuyển dụng nhận được sự đồng cảm về nhu cầu của họ (Clear Company). Do đó việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow có thể giúp bạn cải thiện được vấn đề này. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một vài thông tin sau đây để áp dụng Maslow vào quản trị nhân sự:

Nhu cầu thiết yếu – basic needs

Cấp đầu tiên của Maslow khi áp dụng vào chế độ quản trị nhân sự thường ám chỉ những vấn đề cơ bản như tiền lương, các công cụ cần thiết và môi trường làm việc cho nhân viên của bạn. Bạn nên áp dụng những biện pháp gì cung cấp được nhu cầu thiết yếu này cho những nhân viên ở giai đoạn giới thiệu/thử việc tại doanh nghiệp.

Theo khảo sát về Quyền lợi nhân viên năm 2022 của SHRM, có đến 90% người sử dụng lao động cho biết họ cung cấp các gói bảo hiểm về sức khỏe tinh thần cho nhân viên của mình để duy trì tình cảnh tranh, đáp ứng nhu cầu sinh lý. Để vận dụng giai đoạn này và tạo ra động lực cho nhân viên, doanh nghiệp có thể lưu ý:

  • Cung cấp đầy đủ các yếu tố tối thiểu về môi trường làm việc như bàn ghế, máy tính, các loại đồ ăn, thức uống cơ bản tại văn phòng.
  • Xây dựng chương trình giới thiệu nhân viên mới và hỗ trợ họ trong quá trình hoàn tất những thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cung cấp cho nhân viên hệ thống chấm công, tính lương một cách chính xác và minh bạch.
  • Cung cấp cho nhân viên của bạn các gói phúc lợi linh hoạt, chế độ đãi ngộ cần thiết trong công việc.
Nhu cầu thiết yếu của nhân sự sẽ liên quan đến môi trường làm việc tại doanh nghiệp
Nhu cầu thiết yếu của nhân sự sẽ liên quan đến môi trường làm việc tại doanh nghiệp

Nhu cầu về an toàn, an ninh – safety needs

Ở cấp độ này người lao động sẽ mong muốn mà cần được bảo vệ khỏi những vấn đề lo sợ liên quan đến tài sản, sức khỏe hoặc rủi ro trong nghề nghiệp (mất việc làm, tai nạn nghề nghiệp,…). Do đó ở mức độ này các chuyên gia quản trị nhân sự cần cung cấp cho người lao động những yếu tố như:

  • Hợp đồng lao động chính thức cùng với các quyền lợi giúp người lao động bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần của họ trong tương lai.
  • Cung cấp cho các nhân viên lộ trình đào tạo mới để gia tăng kỹ năng, kiến thức chuyên môn của họ. từ đầu lúc họ cảm thấy an toàn hơn về những nguy cơ liên quan đến mất cơ hội việc làm.

Nhu cầu về kết nối và xã hội – social needs

Khi áp dụng cấp độ số 3 của tháp nhu cầu Maslow quản trị nhân sự, nghĩa là bạn sẽ cung cấp cho nhân viên của mình một mạng lưới kết nối an toàn trong công việc. Những yếu tố có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ở cấp độ này ví dụ như:

  • Mạng lưới kết nối và cập nhật thông tin nội bộ nhanh chóng và rõ ràng.
  • Có sự gắn kết nhân viên trong nội bộ của doanh nghiệp.
  • Người lãnh đạo luôn cung cấp sự phản hồi rõ ràng và kịp thời với nhân viên trong quá trình làm việc.

Có đến 42% nhân viên nói rằng sự đa dạng, xông bằng và khả năng hòa nhập tốt là một trong những yếu tố mà họ sẽ thực hiện thì lựa chọn doanh nghiệp (Clear Company). Một số nghiên cứu khác của MIT Sloan cũng cho thấy rằng, khi nhân viên có mối quan hệ thân thuộc với doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất làm việc của họ lên 56%, giảm số ngày nghỉ ốm của nhân viên tới 75%.

Nhu cầu về sự tôn trọng – esteem needs

Nhu cầu về sự công nhận đối với nhân viên thể hiện ở khía cạnh họ được nhận mức lương xứng đáng, có trải nghiệm làm việc tốt và luôn được công nhận kịp thời trong công việc. Có đến 37% nhân viên cho biết, sự công nhận là động lực hàng đầu để họ có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình (Great Place To Work). 

Vì vậy hãy xây dựng các chương trình quản lý nhân sự và ghi nhận, hết thưởng phù hợp ở giai đoạn này. Bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này tại bài viết “6 ý tưởng đỉnh cao để nhân viên cảm thấy sự công nhận trong công việc” nhé.

Nhu cầu thể hiện bản thân – self-actualizing needs

Đỉnh cao nhất của tháp nhu cầu Maslow, sự gắn kết Nhân viên đã đạt đến mức độ cao nhất và họ sẽ tìm kiếm các thử thách, mục tiêu mới trong công việc của mình. Họ có nhu cầu cao hơn về việc trở thành người giỏi nhất hoặc người có quyền lực tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cung cấp cho nhân viên của mình những cơ hội phát triển về sự nghiệp, thử thách để giúp họ có thể phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

Để có thể giúp quá trình áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự một cách hiệu quả hơn, bạn có thể phối hợp cùng nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime. Với nền tảng này, bạn hoàn toàn có thể:

  • Giúp nhân viên cảm thấy an toàn hơn với nhu cầu cơ bản liên quan đến hệ thống chấm công và tính lương.
  • Cung cấp hệ thống bản tin nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo được sự thỏa mãn về nhu cầu kết nối và xã hội tại nơi làm việc.
  • Giúp doanh nghiệp có thể thỏa mãn được nhu cầu về sự tôn trọng bằng việc ghi nhận nhân viên kịp thời từ những sự cố gắng nhỏ nhất của họ.
  • Bên cạnh đó những tính năng khác như Gamification, tạo và phê duyệt các đề xuất nhanh chóng,… cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
HappyTime giúp bạn có thể áp dụng tháp nhu cầu Maslow hiệu quả hơn

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tháp nhu cầu Maslow là gì và áp dụng nó vào quản trị nhân sự, tạo động lực cho nhân viên ra sao. Bạn cũng có thể phối hợp cùng với nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime ngay từ hôm nay để đạt hiệu quả quản trị nhân sự tốt hơn nhé.