Nhằm đảm bảo sự công bằng minh bạch trong quá trình chấm công, mẫu bảng chấm công làm thêm giờ được ra đời. Theo đó, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ và năng suất lao động của nhân viên. Để hiểu rõ hơn, Happy Time sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất về công cụ này. Cùng tìm hiểu ngay!
Bảng chấm công làm thêm giờ là gì?
Bảng chấm công làm thêm giờ là văn bản, biểu mẫu được dùng để theo dõi thời gian làm việc bổ sung, ngoài thời gian đã được quy định trên hợp đồng lao động. Biểu mẫu này thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp thông qua các đại diện như người quản lý trực tiếp, trưởng bộ phận…
Tương tự như các mẫu bảng chấm công khác, bảng chấm công làm thêm giờ bao gồm những thông tin sau đây:
- Tên công ty, vị trí và phòng ban làm việc
- Thông tin nhân viên như họ tên, mã số nhân viên, chức vụ
- Thời gian bắt đầu và kết thúc chấm công được tính theo từng tuần hoặc tháng dựa trên quy định của doanh nghiệp
- Chữ ký, xác nhận của nhân viên, người quản lý và bộ phận nhân sự
Thông thường, bảng chấm công thường được lập trên phần mềm Excel để thuận tiện cho việc tổng hợp và tính toán số liệu. Mặt khác, hiện nay nhiều phần mềm chấm công cũng đã được tích hợp tính năng làm bảng chấm công.
Vì sao cần sử dụng mẫu bảng chấm công làm thêm giờ?
Tham khảo thêm:
>> Download mẫu bảng chấm công theo giờ bằng Excel đầy đủ nhất
>> 3 mẫu bảng chấm công theo giờ mới nhất dành cho nhà quản lý
>> Tải ngay 5 mẫu bảng chấm công theo tuần cho doanh nghiệp
Mặc dù hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ chấm công những nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng song song mẫu bảng chấm công làm thêm giờ. Để lý giải điều này không thể không kể đến những ưu điểm mà bảng chấm công mang đến.
- Dễ dàng tổng hợp và thống kê giờ công của nhân viên giúp tính lương chính xác, hạn chế sai sót
- Minh bạch ngày, giờ công thực tế giúp người lao động và doanh nghiệp cùng theo dõi và đảm bảo được lợi ích giữa các bên
- Cung cấp minh chứng và cơ sở pháp lý rõ ràng khi người lao động có vướng mắc cần giải đáp hoặc xuất hiện các tranh chấp cần giải quyết bằng Pháp luật
- Tạo cơ sở đánh giá hiệu quả công việc của người lao động nhằm khen thưởng chính xác
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ liên quan đến đối tượng nào?
3 nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến mẫu chấm công làm thêm giờ có thể kể đến như:
Người lao động
Người lao động là đối tượng chính, liên quan mật thiết với bảng chấm làm thêm ở các doanh nghiệp. Bảng chấm công chính là sự ràng buộc về mặt quy định và pháp lý về tình lương, quyền lợi của chính người lao động khi làm việc. Bởi số giờ làm thêm thực tế của nhân viên đều sẽ được tổng hợp trên bảng chấm công để từ đó kết toán lương, thưởng.
Đặc biệt, với một số doanh nghiệp, đây còn là cơ sở để xét tăng lương, thưởng cuối năm cho nhân viên.
Tìm hiểu thêm:
>> Bảng chấm công làm thêm giờ và những điều bạn chưa biết
>> Nắm vững quy định bảng chấm công nhân viên chỉ trong 3 phút
>> Nâng cao hiệu quả chấm công tính lương trong doanh nghiệp
Người quản lý trực tiếp
Quản lý là người trực tiếp xác nhận và quản lý bảng chấm công làm thêm theo giờ của nhân viên. Họ có thể là các nhóm trưởng, quản đốc, quản lý các phòng ban, bộ phận như trưởng phòng…
Sau khi tổng hợp số liệu trong bảng chấm công, người quản lý cần ký tên xác nhận để đảm bảo sự chính xác của văn bản. Chữ ký và xác nhận này cũng thay cho lời cam kết chịu trách nhiệm khi có bất kỳ vướng mắc nào xảy ra liên quan đến bảng chấm công nói trên.
Kế toán, Nhân sự
Kế toán và Nhân sự là hai mắt xích cuối cùng trong quy trình chấm công tính lương. Sau khi bảng chấm công làm thêm giờ được tổng hợp số liệu đầy đủ sẽ được chuyển đến bộ phận nhân sự và kế toán.
Nhân sự sẽ bổ sung các đơn, ngày nghỉ phép hưởng lương… vào bảng. Kế toán là bộ phận phụ trách các vấn đề tài chính, ngân sách của doanh nghiệp sẽ tiến hành tính công, trả lương cho người lao động.
Kết luận
Sử dụng mẫu bảng chấm công làm thêm giờ vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động và doanh nghiệp vừa là công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp.
Trên thị trường, có rất nhiều công cụ cho phép hỗ trợ bảng chấm công online. Trong đó, không thể bỏ qua phần mềm chấm công online Happy Time. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình chấm công chỉ với 4 bước đơn giản:
- Đồng bộ dữ liệu từ máy chấm công vào hệ thống
- Chọn mẫu bảng chấm công làm thêm theo giờ trong phần mềm
- Kiểm tra dữ liệu và tính lương cho nhân viên
- Xuất file Excel
Ngoài ra, Happy Time còn được phát triển theo cả hai phiên bản dành cho máy tính và các thiết bị di động giúp người quản lý có thể dễ dàng theo dõi số ngày công, giờ công của nhân viên. Đặc biệt, người lao động còn có thể gửi đơn xin nghỉ phép trực tuyến và nhà quản lý sẽ nhận được thông báo yêu cầu phê duyệt đơn. Từ đó, rút ngắn quy trình và tiết kiệm thời gian làm việc hơn.