Lương 3P và KPI là hai hình thức trả lương phổ biến tại các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả tổ chức và phía người lao động. Cụ thể, hai phương pháp tính lương 3P và KPI có gì khác biệt? Nên áp dụng phương pháp tính lương nào? Hãy cùng HappyTime tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Lương 3P và KPI là gì? Khái niệm lương 3P và KPI

Lương 3P và KPI là hai phương pháp tính lương phổ biến ở các quốc gia phát triển, hiện cũng đã trở nên quen thuộc với người lao động và các doanh nghiệp Việt. Hai hình thức trả lương này đều mang lại những lợi ích nhất định cho cả doanh nghiệp và nhân viên, khi đồng thời tác động đến doanh thu của tổ chức và mức thu nhập của người lao động.

Khái niệm lương 3P

Lương 3P là hình thức tính lương dựa trên 3 yếu tố: Position – Vị trí, Person – Năng lực, Performance – Hiệu quả công việc.

Việc áp dụng công thức lương 3P tác động tích cực đến cả doanh nghiệp và người lao động. Về phía doanh nghiệp, lương 3P giúp thu hút và giữ chân nhân tài, thúc đẩy người lao động cống hiến và gia tăng hiệu suất làm việc. Về phía người lao động, lương 3P tạo ra sự cạnh tranh và động lực làm việc, giúp họ nâng cao năng lực cá nhân và cải thiện mức thu nhập.

Khái niệm lương 3P
Lương 3P bao gồm 3 yếu tố: Vị trí, năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên

Khái niệm lương KPI

Lương KPI (Key Performance Indicator) là hình thức trả lương theo hiệu suất/hiệu quả làm việc của nhân viên.

Doanh nghiệp sẽ đưa ra các chỉ tiêu KPI cần đạt để nhân viên phấn đấu, hoàn thành mục tiêu đó. Doanh nghiệp sử dụng phần trăm hoàn thành mục tiêu theo KPI của nhân viên để đánh giá khách quan về hiệu quả công việc của họ. Lương KPI là một nhánh của lương 3P khi thúc đẩy nhân viên chủ động làm việc, gia tăng hiệu suất để tăng trưởng mức thu nhập.

Khái niệm lương KPI
Lương KPI là hình thức tính lương dựa trên hiệu quả làm việc của nhân viên

Bản chất, đặc điểm và cách tính lương 3P

Bản chất

Lương 3P bao gồm lương theo vị trí, lương theo năng lực và lương theo KPI. Để tạo được bảng lương 3P, bạn cần xây dựng các tiêu chí đánh giá giá trị công việc của từng vị trí, đánh giá năng lực cá nhân và các chỉ số KPI cần đạt. Từ đó quy đổi các tiêu chí thành bậc điểm và thang đo. Cuối cùng, quy đổi bậc điểm của từng hạng mục thành mức lương cụ thể.

Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm khi tính lương 3P

Đảm bảo tính công bằng

3P đánh giá và trả lương cho nhân viên theo năng lực và hiệu quả làm việc, không thiên vị và cảm tính, tạo được sự khách quan và công bằng trong chi trả lương thưởng.

Tạo động lực cho sự phát triển

3P chú trọng đến kết quả công việc và trả lương theo hiệu suất nên sẽ khuyến khích nhân viên gia tăng hiệu quả làm việc, cống hiến nhiệt tình hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

Hoàn thiện hệ thống đánh giá KPI

Lương 3P cung cấp kết quả hoàn thành công việc của nhân viên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quan sát và hoàn thiện hệ thống đánh giá KPI.

Gia tăng hiệu quả tuyển dụng và đào tạo

Dựa trên những kết quả đánh giá năng lực, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để bồi dưỡng, đào tạo kịp thời. Nhờ vậy, chất lượng nhân sự của công ty được phát triển toàn diện, đồng đều hơn.

Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương 3P. 3P sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một quy chuẩn về lương, góp phần xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài hơn.

HappyTime là phần mềm quản trị nhân lực thông minh, cung cấp các tính năng hữu ích như tự động tính lương, tự động tạo bảng lương và xuất bảng lương ra file Excel, v.vv.. sẽ giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đồng thời gia tăng trải nghiệm tích cực cho nhân viên. Ứng dụng HappyTime sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các quy chế lương 3P và KPI hiệu quả hơn mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

>>> Xem thêm: HappyTime – Nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên <<<

Ưu điểm của lương 3P
Lương 3P mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động

Nhược điểm

Mặc dù mang nhiều lợi ích, nhưng hệ thống lương 3P cũng tồn tại nhiều mặt trái:

Gây ra tình trạng nhảy việc

Những nhân viên mong muốn có được khoản thu nhập ổn định, không muốn đối mặt với biến động, khó đáp ứng được chỉ tiêu công việc, v.vv.. có xu hướng nhảy việc sang doanh nghiệp chi trả mức lương cố định thay vì 3P.

Khó bắt kịp sự thay đổi của thị trường

Khi thị trường nhân lực biến đổi liên tục, nhân viên sẽ không ngừng so sánh mức lương của mình với các vị trí ở doanh nghiệp khác. Không những thế, có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao cho nhân sự có chuyên môn cao. Nếu chạy đua theo thị trường, điều chỉnh chế độ lương liên tục để giữ chân nhân sự thì doanh nghiệp sẽ phá vỡ quy tắc 3P ban đầu.

Khó xây dựng tiêu chuẩn về năng lực

Ở mỗi doanh nghiệp, ngành nghề có chiến lược phát triển kinh doanh riêng, không phù hợp để áp dụng cùng một quy chuẩn đánh giá năng lực cho nhân viên. Một quy chuẩn chung nhất sẽ làm suy giảm khả năng sáng tạo của người lao động, khiến năng lực của họ trong nhiều mô hình và ngành kinh doanh khác nhau bị đánh đồng, dẫn đến mức lương theo năng lực của người lao động không còn công bằng.

Quá tập trung vào thành tích, khó đánh giá quá trình

Lương 3P đánh giá và trả lương cho nhân viên theo thành tích đạt được. Tuy nhiên, lương 3P lại chưa đánh giá được cả một quy trình dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dẫn đến việc thiếu công bằng trong lương thưởng.

Khi sử dụng HappyTime, phần mềm sẽ theo sát quá trình làm việc của nhân viên, ghi nhận mức lương chính xác ngay tại thời điểm xem tại app, giúp nhân viên nắm rõ mức thu nhập thực tế của mình. Từ đó, họ có được động lực để tiếp tục nỗ lực, cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp.

Nhược điểm của lương 3P
Để áp dụng lương 3P, doanh nghiệp cần thận trọng và linh hoạt

Cách tính lương 3P

Lương 3P = Lương theo vị trí công việc (P1) + Lương theo năng lực (P2) + Lương theo kết quả/doanh thu (P3) + Phụ cấp

>>> Xem thêm: 5 bước xây dựng lương 3P (Kèm mẫu download) <<<

Đặc điểm và cách tính lương KPI

Bản chất

Lương KPI bao gồm lương theo hiệu quả công việc (mức độ hoàn thành chỉ tiêu KPI) và mức lương cứng theo vị trí (đảm bảo mức tối thiểu vùng theo Điều 91 của Bộ luật Lao động 2019). Bạn cần xây dựng một bảng tiêu chí cần đạt về mặt hiệu suất, doanh thu, v.vv.. sau đó tạo bậc điểm, thang đo cho các tiêu chí đó. Cuối cùng, chuyển đổi các điểm thành mức lương cụ thể cho nhân viên.

Ưu điểm

Cách trả lương theo KPI có những ưu điểm như sau:

Tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh

Doanh nghiệp trả lương cho nhân viên dựa trên khả năng hoàn thành các chỉ số KPI bám sát mục tiêu chiến lược. Hiểu được trách nhiệm với KPI của mình, nhân viên sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu, trực tiếp thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên

Nhân viên được nhận mức lương tương xứng với hiệu quả công việc mình làm ra, cảm thấy được doanh nghiệp ghi nhận. Từ đó, họ có thêm động lực để đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Thúc đẩy sự phát triển của cả cá nhân và tổ chức

Dựa vào khả năng hoàn thành KPI của nhân viên, doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu của cả nhân viên và tổ chức, từ đó kịp thời đưa ra giải pháp để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Ảnh hưởng đến công tác quản trị hiệu suất

Lương KPI cho phép doanh nghiệp đánh giá các chỉ số hiệu suất công việc, gắn liền với mục tiêu chiến lược của công ty.

Ưu điểm của lương KPI
Lương KPI thúc đẩy sự phát triển của cả nhân viên và doanh nghiệp

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp trả lương KPI cũng có những hạn chế nhất định:

Có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống quản trị

Các chỉ số KPI sẽ ảnh hưởng đến hệ thống quản trị nếu không được xây dựng theo tiêu chí SMART. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chỉ tiêu thiếu tính chính xác và thực tế, sẽ khiến các chỉ tiêu đề ra vượt quá năng lực hoàn thành của nhân viên. Dẫn đến kết quả công việc đạt được không cao gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

Dễ khiến nhân viên chán nản, mất tinh thần

Các chỉ tiêu không được xác định một cách cụ thể, thực tế, vượt quá năng lực của nhân viên sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động, dẫn tới sự thụt lùi thay vì phát triển.

Không hiệu quả nếu áp dụng một KPI trong thời gian dài

KPI phải thường xuyên được điều chỉnh, không thể áp dụng một chính sách trong thời gian dài vì sẽ không thúc đẩy được sự phát triển năng lực và khả năng gia tăng doanh thu ở nhân viên.

HappyTime cho phép doanh nghiệp áp dụng nhiều chính sách lương khác nhau tại cùng một thời điểm chỉ bằng cách cài đặt công thức trên hệ thống quản trị. Các chính sách lương có thể được áp dụng riêng biệt cho từng chi nhánh, phòng ban, bộ phận, vị trí, v.vv.. Như vậy, với HappyTime, doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách lương khác nhau và chọn lựa ra công thức lương phù hợp nhất.

Nhược điểm của lương KPI
Lương theo KPI cần bám sát thực tiễn, có chỉ số cụ thể, rõ ràng

Cách tính lương KPI

Lương KPI = Lương hiệu suất KPI tổng thể + Lương cứng + Phụ cấp

Trong đó:

  • Lương hiệu suất KPI tổng thể lả tổng của các lương hiệu suất KPI thành phần.
  • Lương hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế/Mục tiêu) x Trọng số

>>> Xem thêm: Cách tính lương theo doanh thu dễ hiểu nhất cho doanh nghiệp <<<

Mối quan hệ giữa lương 3P và KPI

Từ những đặc điểm và cách tính lương nêu trên, có thể thấy công thức lương 3P và KPI có mối quan hệ chặt chẽ. Lương 3P là hình thức trả lương dựa trên 3 yếu tố vị trí, năng lực và hiệu quả làm việc. Còn lương KPI là công cụ đo lường hiệu quả làm việc của nhân viên, chính là yếu tố thứ 3 (P3 – Performance) trong hệ thống lương 3P.

Nếu doanh nghiệp xây dựng được hệ thống lương theo KPI hiệu quả thì có thể áp dụng phương pháp tính lương 3P sau đó một cách dễ dàng và triệt để hơn.

Nên áp dụng phương pháp tính lương 3P hay KPI?

Cả hai phương pháp tính lương theo 3P và KPI đều đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên và tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức, tăng khả năng giữ chân nhân viên và gia tăng sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang áp dụng quy chế lương theo KPI thì đây là cơ sở vững chắc để thử nghiệm lương 3P với những quy tắc khoa học, mang tính trọn vẹn và chi tiết hơn. Nếu doanh nghiệp chưa từng áp dụng hai phương pháp tính lương này thì nên họp hội đồng, lấy ý kiến của nhân viên và xây dựng từng hạng mục lương một cách chi tiết nhất để đảm bảo hiệu quả.

Kết hợp cách tính lương KPI trong lương 3P
Lương KPI là cơ sở để xây dựng chính sách lương 3P hiệu quả

Kết luận

Cả hai chính sách lương 3P và KPI đều mang đến những lợi ích nhất định đối với sự phát triển của tổ chức và con người. Nếu áp dụng các quy chế lương ấy một cách khéo léo với sự hỗ trợ của công nghệ tiện ích HappyTime, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được doanh thu, gia tăng sự gắn kết với nhân viên và tạo được một thương hiệu uy tín trên thị trường.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime