Tùy theo loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ có công thức tính lương riêng. Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu rõ hơn những cách tính lương chuẩn, phổ biến nhất trong bài viết dưới đây.
Khái niệm lương là gì?
Trước khi đi vào công thức tính lương cụ thể, bạn cần nắm những thông tin cơ bản về khái niệm lương, ý nghĩa cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng tới lương của người lao động.
Lương là gì?
Theo quy định tại Điều 90 Luật lao động 2019 thì tiền lương là tổng số tiền bao gồm mức lương theo công việc/chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện những công việc nhất định.
Lưu ý, chỉ khi giữa 2 bên có quan hệ lao động thì mới được sử dụng khái niệm lương. Ngược lại nếu không có quan hệ lao động thì số tiền đó chỉ được gọi dưới cái tên tiền công hay thù lao,…
Xem thêm: “Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Lương Cơ Bản Trong Doanh Nghiệp”.
Những căn cứ để tính lương
Trước khi sử dụng công thức tính lương thì bạn cần lưu ý những yếu tố có ảnh hưởng tới mức lương như:
- Thỏa thuận giữa 2 người lao động – người sử dụng lao động trong Hợp đồng.
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận xuất/bán sản phẩm, phiếu xác nhận hoàn thành công việc nếu mức lương tính theo sản phẩm, lương khoán.
- Mức lương tối thiểu vùng.
- Chính sách lương thưởng cụ thể theo quy định của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ phân chia mức đóng bảo hiểm giữa doanh nghiệp và người lao động.
- Mức đóng bảo hiểm của từng doanh nghiệp.
Cơ cấu tiền lương
Từ định nghĩa ở phần trên, có thể thấy cơ cấu tiền lương sẽ bao gồm những phần sau:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp + Khoản tiền khác
Trong đó:
- Mức lương: Là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo thỏa thuận và hợp đồng.
- Phụ cấp: Bao gồm các khoản bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút lao động mà mức lương chưa tính đến hoặc chưa đầy đủ. Phụ cấp cũng đề cập đến khoản tiền gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc. Một số loại phụ cấp thường gặp là phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại,…
Các công thức tính lương thông dụng nhất
Hiện nay có rất nhiều công thức tính lương phù hợp theo lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, quy mô của doanh nghiệp. Dưới đây là những công thức tính lương phổ biến hiện nay được nhiều tổ chức áp dụng:
1. Lương theo thời gian
Cách tính lương theo thời gian nghĩa là doanh nghiệp sẽ dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương để trả tiền công cho người lao động. Cụ thể công thức tính lương theo thời gian bao gồm:
- Lương theo giờ = Lương 01 ngày/Số giờ làm việc.
- Lương theo ngày = Lương 01 tháng/Số ngày làm việc trong tháng (tối đa không quá 26 ngày).
- Lương theo tuần = (Lương 01 tháng x 12 tháng)/52 tuần.
Đối với lương theo tháng, tùy theo số ngày làm việc thực tế của người lao động mà doanh nghiệp có thể áp dụng 2 công thức sau:
- Lương theo tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có)/Số ngày công x Số ngày làm thực tế.
- Lương theo tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có)/26 x Số ngày làm thực tế.
Một số lưu ý khi tính lương theo thời gian:
- Doanh nghiệp cần có bảng chấm công để xác định chính xác số ngày làm việc thực tế cho từng nhân viên.
- Những ngày nghỉ (thứ 7, Chủ Nhật) không tính vào lương.
- Những doanh nghiệp chỉ nghỉ ngày Chủ Nhật thì có thể áp dụng cách tính lương với số ngày công chuẩn là 26 ngày.
- Sau khi hoàn tất bảng chấm công, người sử dụng lao động có thể trả lương ngay. Tuy nhiên thường các tổ chức, doanh nghiệp sẽ chi trả vào ngày 5 hoặc ngày 10 trong tháng kế tiếp.
Xem thêm: “Bật Mí Cách Tính Ngày Công Đi Làm Của Nhân Viên Chuẩn Nhất”.
2. Lương theo sản phẩm
Cách tính lương theo sản phẩm sẽ dựa trên năng suất lao động của từng người lao động. Trong đó, tổ chức sẽ dựa vào số lượng, chất lượng hoặc phần trăm hoàn tất công việc của người lao động để trả tiền lương. Cụ thể, công thức tính lương theo sản phẩm như sau:
Lương theo sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn giá
Áp dụng khi: Công thức tính lương theo sản phẩm nên được áp dụng khi doanh nghiệp muốn khuyến khích người lao động nâng cao năng suất làm việc để tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên cấp quản lý cũng cần giám sát chặt chẽ yếu tố chất lượng trong quá trình sản xuất.
3. Lương theo doanh thu
Cách tính lương theo doanh thu sẽ dựa trên doanh số thực tế mà người lao động đã thực hiện được và chính sách lương/thưởng cụ thể của từng công ty. Cách tính lương này không có công thức cụ thể nào mà sẽ do doanh nghiệp tự quy định theo lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và năng lực làm việc thực tế của nhân viên.
Áp dụng khi: Công thức tính lương theo doanh thu thường dành cho bộ phận bán hàng, kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng phần nào giảm thâm hụt quỹ lương nếu người lao động làm việc kém hiệu quả.
4. Lương khoán
Cách tính lương khoán sẽ dựa trên khối lượng công việc được giao cho người lao động. Trong đó tùy theo kết quả công việc mà người lao động đã thực hiện được mà doanh nghiệp, tổ chức sẽ tiến hành trả lương theo thỏa thuận ban đầu. Công thức tính lương theo lương khoán cụ thể là:
Lương khoán = Mức lương theo thỏa thuận x Tỷ lệ % công việc, sản phẩm đã hoàn thành
Áp dụng khi: Cách tính lương này chỉ nên áp dụng với những sản phẩm thời vụ, chỉ sản xuất trong ngắn hạn hoặc sản phẩm không theo quy chuẩn nào. Khi đó, việc tính lương khoán sẽ giúp tăng năng suất của người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng công việc, sản phẩm đầu ra.
5. Với các khoản lương khác
Bên cạnh lương cứng thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả thêm các khoản lương khác cho người lao động như lương làm thêm giờ, lương tháng 13, lương ngày lễ,… Dưới đây là công thức tính lương cho những trường hợp này:
Cách tính lương làm thêm giờ
Công thức tính lương làm thêm giờ sẽ dựa theo Điều 98 Luật Lao động 2019 và cụ thể như sau:
Đối với cách trả lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương theo giờ vào ngày bình thường x 150% (hoặc 200-300%) x Số giờ làm thêm.
Đối với cách trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương theo sản phẩm vào ngày bình thường x 150% (hoặc 200-300%) x Số sản phẩm làm thêm.
Trong đó:
- Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào những ngày thường.
- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ.
- Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Xem thêm: “OT Là Gì Và Những Vấn Đề Mà Bạn Cần Biết Về Tăng Ca Thêm Giờ”.
Cách tính lương tháng 13
Lương tháng 13 không phải là khoản lương bắt buộc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên đây là một chế độ đãi ngộ hấp dẫn mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng để thu hút và giữ chân người lao động.
Tùy theo tình hình kinh doanh thực tế cũng như quy mô, cơ cấu của tổ chức mà mỗi doanh nghiệp sẽ có công thức tính lương tháng 13 riêng. Nhìn chung, hầu như doanh nghiệp sẽ trả lương tháng 13 theo mức lương trung bình hoặc lương tháng 12.
Trường hợp người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng thì công thức tính lương tháng 13 như sau:
Lương tháng 13 = Số tháng làm việc trong năm/12 x Mức lương trung bình trong số tháng làm việc.
Cách tính lương ngày lễ
Theo điều 112, Luật Lao động thì những ngày lễ sau đây, người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương:
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Tết Dương lịch: 01 ngày.
- Quốc tế lao động: 01 ngày.
- Ngày Giải Phóng: 01 ngày.
- Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày.
- Quốc Khánh 2/9: 02 ngày.
Ngoài ra, những ngày nghỉ có việc riêng nhưng người lao động vẫn được hưởng lương đầy đủ là:
- Kết hôn: 03 ngày.
- Con kết hôn: 01 ngày.
- Bố mẹ ruột, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mất, chồng mất, vợ mất, con mất: 03 ngày.
Nguyên tắc và kỳ hạn trả lương
Bên cạnh công thức tính lương, doanh nghiệp cần chú ý tới những nguyên tắc và kỳ hạn trả lương đã được hướng dẫn chi tiết trong Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận giữa 2 bên. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn,… thì người sử dụng lao động không được trả chậm quá 01 tháng.
Trong trường hợp trả lương chậm, người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền như sau:
- Trả chậm dưới 15 ngày: Không phải trả.
- Trả chậm trên 15 ngày: Khoản tiền trả thêm = Số tiền trả chậm x Lãi suất trần huy động tiền gửi với kỳ hạn 1 tháng (theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm đó).
2. Kỳ hạn trả lương
Với mỗi cách tính lương sẽ có kỳ hạn trả lương khác nhau, cụ thể:
- Với cách trả lương theo giờ, ngày, tuần thì người lao động sẽ được chi trả sau giờ, ngày, tuần làm việc tương ứng. Nếu 2 bên thỏa thuận trả gộp thì tối thiểu 15 ngày phải được chi trả lương một lần.
- Với cách trả lương theo tháng thì người lao động sẽ được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
- Với cách trả lương theo sản phẩm hoặc trả lương khoán thì người lao động sẽ được chi trả theo thỏa thuận giữa 2 bên. Trường hợp công việc thực hiện trong nhiều tháng thì mỗi tháng, người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc thực tế đã làm.
Phần mềm tối ưu hóa quy trình tính lương, chấm công
Bất kể áp dụng phương pháp tính lương hay công thức tính lương nào thì doanh nghiệp thống kê chính xác số ngày công của người lao động. Với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm quản lý nhân sự, chấm công tự động đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Trong đó, Happy Time là một trong những cái tên được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Phần mềm này sở hữu nhiều tính năng hữu ích như chấm công trực tuyến qua app, đồng bộ dữ liệu chấm công toàn hệ thống, quản lý đơn từ xin nghỉ phép,… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, rút gọn quy trình tính lương mà vẫn đảm bảo độ chính xác, bảo mật thông tin tuyệt đối.
Trên đây là những thông tin chi tiết và một số lưu ý về công thức tính lương mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Mong rằng qua bài viết bạn đã chọn và áp dụng công thức tối ưu nhất cho tổ chức của mình. Đừng quên truy cập Happy Time nếu bạn đang có nhu cầu trải nghiệm phần mềm này cũng như cập nhật những tin tức mới.
Xem thêm: “Chế Độ Đãi Ngộ Nhân Viên – Yếu Tố Giữ Chân Nhân Tài Trung Thành Hơn”.