Chủ đề về nghỉ phép luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía những người lao động. Do đó trong bài viết hôm nay, HappyTime sẽ giải đáp đơn xin nghỉ phép là gì, những lý do nghỉ phép thuyết phục cùng 1001+ những câu hỏi liên quan đến nghỉ phép khác.
Mục lục
Đơn xin nghỉ phép là gì?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta hẳn cũng đã quá quen với đơn xin nghỉ phép, giấy xin nghỉ phép (tiếng Anh là Leave of absence letter). Đây chính là văn bản bạn dùng để xin cấp trên tạm dừng công việc trong một thời gian cụ thể. Thông qua đơn xin nghỉ phép, bộ phận nhân sự, người sử dụng lao động cũng có thể theo dõi những ngày nghỉ, vắng mặt của bạn tại môi trường làm việc và sắp xếp người làm thay thế.
Mỗi mẫu đơn xin nghỉ phép có thể khác nhau ít nhiều về hình thức nhưng một đơn xin nghỉ phép hoàn chỉnh cần chứa các thông tin chung, bao gồm lời chào, tên tiêu đề đơn, lý do xin nghỉ phép, số ngày nghỉ, thông tin liên lạc và chữ ký. Trong đó, lý do xin nghỉ là phần thông tin quan trọng, được hầu hết cấp trên quan tâm để xét duyệt đơn xin nghỉ phép của bạn.
Các loại nghỉ phép
Tuỳ theo cách gọi mà có thể có chia thành nhiều loại nghỉ phép khác nhau. Tuy nhiên dựa vào tính chất của đơn xin nghỉ phép, có thể chia thành 2 loại như sau:
Nghỉ phép năm
Nghỉ phép năm là kỳ nghỉ phép dài của người lao động, trong đó, người lao động tích lũy số ngày nghỉ trong cả năm và xin phép nghỉ dài ngày trong một khoảng thời gian. Theo quy định của luật lao động, những người lao động ở điều kiện thông thường sẽ có tối đa 12 ngày nghỉ phép/năm.
Nghỉ phép không lương
Nếu đã sử dụng hết số ngày nghỉ phép trong năm nhưng vẫn có việc cá nhân không thể đến làm việc, bạn có thể viết giấy xin nghỉ phép không lương và nộp lên cấp trên chờ phê duyệt.
Những lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất
Chúng ta biết rằng, khi đi làm thì việc xin nghỉ phép là không thể tránh khỏi. Và cũng có rất nhiều lý do mà bạn có thể trình bày trong đơn xin nghỉ phép để được chấp thuận. Dưới đây, HappyTime sẽ gợi ý một số lý do xin nghỉ phép, đảm bảo sếp bạn sẽ gật đầu đồng ý ngay đấy.
Lý do sức khỏe
Đây rõ ràng là một lý do vô cùng chính đáng. Nếu bạn đang có các vấn đề về sức khoẻ thì đây sẽ là lý do hợp lý để bạn xin nghỉ phép. Nếu bạn đang chịu những cơn đau trên cơ thể hay có các vấn đề về sức khoẻ mà vẫn phải đi làm thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả công việc.
Đi làm với sức khỏe không ổn còn ảnh hưởng đến đời sống nhân viên và nếu sếp bạn là một người sếp tâm lý, thì hẳn sẽ đồng ý cho bạn được có vài ngày nghỉ ngơi, hồi sức, trước khi quay trở lại guồng quay công việc.
Gia đình có việc đột xuất
Bên cạnh công việc thì gia đình vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Do đó lý do xin nghỉ phép khi gia đình có việc đột xuất cũng là một lý do thuyết phục. Các vấn đề gia đình có thể kể đến như: gia đình có người bị ốm, gia đình có các đám hiểu hỉ, du lịch gia đình,…
Nghỉ phép để giải tỏa stress trong công việc
Nếu bạn đã làm việc vô cùng chăm chỉ, đã hoàn thành tốt các dự án củ công ty, thì việc bạn xin nghỉ phép để giải toả stress cũng là một lý do phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể đề xuất được nghỉ phép, để tìm lại sự cân bằng cho bản thân. Bạn đừng ngại chia sẻ trực tiếp với sếp và đề nghị một vài ngày nghỉ phép để bản thân có cơ hội thư giãn. Chưa kể việc này là sẽ rất tốt, vì khi tâm trạng được điều chỉnh, bạn sẽ quay lại và làm việc tốt hơn nữa.
Có lịch hẹn khám bệnh
Bạn có lịch khám bệnh định kỳ hoặc lịch hẹn khám bệnh, nhưng ngày khám bệnh lại trùng với ngày đi làm. Vậy thì bạn hoàn toàn có thể nêu đây là lý do để xin nghỉ phép. Sẽ không có một người quản lý nào nỡ từ chối cho nhân viên của mình tái khám đúng hẹn, để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất.
Tham gia khoá học nâng cao kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc
Công việc lặp đi lặp lại khiến bạn đôi lúc cảm thấy nhàm chán và cần phải tham gia những khoá học kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Vậy thì đây sẽ là lý do nghỉ phép vô cùng hợp lý. Bạn xin nghỉ để tham gia các khoá học offline, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, để phục vụ tốt hơn cho công việc. Vì vậy đừng ngần ngại mà đề xuất để được xin nghỉ phép nhé.
Một số câu hỏi liên quan đến nghỉ phép
Vấn đề xin nghỉ phép còn có rất nhiều vấn đề, câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Do đó, trong bài viết hôm nay, HappyTime sẽ cũng bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề này nhé.
Nghỉ phép năm có được cộng dồn?
Theo thông tư hướng dẫn chế độ nghỉ phép mới nhất, tại Điều 113 và 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đủ năm sẽ có 12 ngày nghỉ phép. Số ngày nghỉ dao động từ 12 đến 16 ngày tùy điều kiện làm việc và áp dụng với từng nhóm lao động cụ thể.
Người làm việc chưa đủ một năm thì số ngày nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc. Nếu làm việc từ 5 năm trở lên thì mỗi năm được cộng thêm 1 ngày phép. Lao động thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hằng năm thì được chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Luật lao động hiện hành không quy định về việc cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm tiếp theo. Song theo Điều 113, lịch nghỉ hằng năm do chủ doanh nghiệp quyết định và phải tham khảo ý kiến, thông báo cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để chia nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Như vậy, nếu lao động chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để chuyển sang năm sau. Nếu được đồng ý, người lao động được nghỉ phép cộng dồn và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
1 tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Thứ nhất, về việc công ty quy định mỗi nhân viên phải nghỉ phép 1 ngày trong tháng
Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ hàng năm như sau, tại Điều 111. Nghỉ hằng năm nêu rõ:
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
>>> Xem thêm: Cách Xây Dựng Quy Trình Xin Nghỉ Phép Bằng Phần Mềm Online
Nghỉ phép năm có được hưởng lương không?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động 2012, công ty có thể quy định lịch nghỉ hàng năm chia đều cho các tháng trong năm, tức là mỗi tháng nghỉ 1 ngày làm việc và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Như vậy nghỉ phép năm vẫn sẽ được hưởng lương.
Nếu công ty quy định sẽ không thanh toán tiền nghỉ hàng năm những ngày chưa nghỉ cho nhân viên là trái quy định pháp luật. Và những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ thì được thanh toán bằng tiền theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động như sau:
- Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, công ty bạn chỉ có thể khuyến khích nhân viên mỗi tháng nghỉ phép năm 1 ngày hưởng nguyên lương và nếu nhân viên không nghỉ thì phải thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ cho nhân viên.
Nhân viên thử việc có được nghỉ phép không?
Chúng ta vừa tìm hiểu các quy định nghỉ phép với nhân viên chính thức, vậy với nhân viên thử việc thì thế nào. Nhân viên thử việc có được nghỉ phép không?
Theo khoản 2 Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động đối với thời gian thử việc là: “Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc”.
Do đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó sẽ đương nhiên được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của mình.
Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 không có quy định nào về việc người lao động không tiếp tục làm việc khi hết thời gian thử việc thì có được tính ngày nghỉ phép năm hay không. Vì vậy, người lao động có được nghỉ phép năm trong thời gian thử việc hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng lao động.
- Nếu hợp đồng thử việc hoặc người sử dụng lao động quy định không giải quyết phép năm trong thời gian thử việc thì bạn không được nghỉ phép trong thời gian này, nếu có việc riêng phải nghỉ, bạn sẽ bị trừ lương.
- Nếu người sử dụng lao động hoặc nội dung hợp đồng thử việc không có quy định về vấn đề nghỉ phép trong thời gian thử việc thì bạn cũng có thể thỏa thuận để được nghỉ phép trong thời gian này.
Xin nghỉ phép dễ dàng cùng HappyTime
Ngày nay, việc xin nghỉ phép trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp tích hợp tính năng này vào trong các phần mềm chấm công, phần mềm quản lý nhân sự.
Trong đó, HappyTime – Nền tảng chấm công trực tuyến uy tín là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp yêu thích. HappyTime có các tính năng nổi bật, sẽ khiến bạn rất hài lòng như:
- Happytime là giải pháp chấm công toàn diện cho doanh nghiệ, chấm công ngay trên điện thoại thông qua hệ thống Wifi nội bộ của công ty, tích hợp được nhiều loại máy chấm công phổ biến khác nhau trên thị trường.
- Nhận thông báo nhắc nhở check-in/check-out hàng ngày
- Chủ động theo dõi lịch sử chấm công và kịp thời phản hồi khi có sai sót
- Chấm công linh hoạt
- Khởi tạo đơn từ online với nhiều mẫu đơn đa dạng: đơn xin nghỉ phép, đơn công tác, đơn xin làm thêm giờ…
- Chủ động theo dõi trạng thái hiện tại của đơn từ
- Nhận thông báo khi có kết quả duyệt đơn từ người phê duyệt
Sử dụng HappyTime giúp nhà quản lý theo dõi nhân sự trên hệ thống tốt hơn, có thể theo dõi ai đi làm muộn, đi làm sớm hoặc đi công tác những ngày nào, những ai xin vắng và cũng có thể phê duyệt dễ dàng, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đáng kể cho tổ chức.
Kết luận
Đến đây hẳn là bạn đã tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của mình về các vấn đề xung quanh quy định xin nghỉ phép rồi đúng không. Hy vọng rằng những thông tin chi tiết mà HappyTime đã tổng hợp trong bài viết trên đây sẽ là những gợi ý, hướng dẫn hữu ích dành cho bạn trong công việc. Hãy theo dõi website HappyTime cũng như các kênh mạng xã hội khác để không bỏ lỡ các tài liệu hay nhé.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |