Onboarding là quá trình không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng tạo ra trải nghiệm tích cực và giữ chân nhân viên mới ở lại với doanh nghiệp. Vậy onboarding là gì? Nên xây dựng quy trình Onboarding như thế nào để tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng HappyTime tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Onboarding là gì?

Onboarding được hiểu là quá trình nhập môn cho nhân viên mới. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, giai đoạn Onboarding này sẽ có thời gian khác nhau. Trung bình sẽ kéo dài từ 30 – 90 ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt này, quy trình này có thể kéo dài đến vài tháng hoặc có thể đến hơn 1 năm. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất là chỉ nên kéo dài trong 90 ngày.

Quá trình Onboarding sẽ được lên kế hoạch, bao gồm các hoạt động mà tổ chức thực hiện để nhân viên mới làm quen với các chính sách của tổ chức, vai trò của nhân viên trong tổ chức và văn hóa của tổ chức. Quy trình này cũng liên quan đến việc tạo ra một môi trường mà trong đó nhân viên mới sẽ dễ dàng tương tác tự do, thoải mái với đồng nghiệp, thiết lập các mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc.

Theo một khảo sát của Gallup, có đến 88% nhân sự không hài lòng với trải nghiệm onboarding khi họ tiếp nhận công việc mới. Điều này có thể là nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc ngay khi còn trong giai đoạn làm quen, tìm hiểu về công việc và môi trường làm việc. Điều này dẫn tới lãng phí chi phí và thời gian tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên.

Onboarding là gì?
Onboarding là gì?

Lý do doanh nghiệp cần tối ưu quy trình Onboarding

Quy trình giới thiệu nhân viên mới ngày càng quan trọng. Ngày nay, có đến 90% nhân viên sẽ đưa ra quyết định ở lại hay rời bỏ tổ chức trong 6 tháng làm việc đầu tiên (Theo SHRM). Một nghiên cứu khác cũng chi ra rằng quy trình giới thiệu hiệu quả có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với sự thành công của một tổ chức. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giới thiệu nhân viên có thể cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên lên 82% và năng suất lên 70% (Glassdoor). 

Do đó, quy trình Onboarding nếu không được xây dựng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đánh mất nhân tài. Dưới đây sẽ là một số lợi ích mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn vì sao quy trình giới thiệu giới thiệu nhân viên mới quan trọng:

Tiết kiệm chi phí tuyển dụng và hoạt động

Một vị trí tuyển dụng sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản ngân sách nhất định. Nếu nhân sự mới nhanh chóng nghỉ việc do có trải nghiệm hội nhập không tốt, doanh nghiệp sẽ lại tốn thêm một khoản chi phí tuyển dụng nữa. Việc onboarding hiệu quả sẽ giúp nhân sự mới làm quen với công việc và môi trường nhanh hơn, từ đó họ sẽ muốn gắn bó với tổ chức. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho tuyển dụng.

>>> Tìm hiểu thêm: TOP 16+ phần mềm nhân sự HRM tốt nhất dành cho mọi doanh nghiệp <<<

Tiết kiệm chi phí hoạt động

Một quy trình onboarding với định hướng đúng đắn sẽ giúp nhân viên làm quen với công việc nhanh hơn thường lệ (tiêu chuẩn thông thường là 2 tháng), từ đó giảm thiểu và tối ưu được kinh phí đào tạo, học hỏi.

Ngoài ra, thông qua quá trình hội nhập, doanh nghiệp còn tết kiệm được các khoảng thời gian dành cho công việc hành chính. Đồng thời, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến lưu trữ, quên tài liệu cung cấp,… cho nhân viên.

Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân tài 

Theo báo cáo của Forbes, khoảng 20% nhân viên mới lựa chọn rời bỏ công ty chỉ sau 45 ngày làm việc. Đây là một tỷ lệ rất đáng lo ngại, vì trung bình, doanh nghiệp phải chi khoảng 3000 đô la cho mỗi nhân viên như vậy.

Một quy trình Onboarding tối ưu đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Một quy trình Onboarding tối ưu đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Xây dựng quy trình tuyển dụng và đào tạo đồng bộ

Onboarding đóng vai trò như cầu nối giữa hai giai đoạn tuyển dụng và đào tạo. Khi thực hiện onboarding một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có một quy trình đồng bộ, không bị gián đoạn từ tuyển dụng cho đến đào tạo. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giữ chân nhân tài, giúp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc trong thời gian đầu làm việc của nhân viên.

Hỗ trợ nhân sự mới nhanh chóng làm quen và bắt kịp được với công việc và môi trường

Thông thường, mỗi khi bắt đầu tại một môi trường mới, ai cũng sẽ có chút bối rối và lo lắng nhất định. Để giảm thiểu điều này, onboarding chính là cầu nối để nhân sự mới làm quen với công việc, đồng nghiệp, môi trường và văn hóa doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

Đồng thời, nhờ quá trình hội nhập, khoảng cách giữa nhân viên mới và nhân viên cũ sẽ được rút ngắn. Họ sẽ cảm thấy được chào đón, nhanh chóng hòa nhập và thoải mái với các đồng nghiệp của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Chế độ đãi ngộ nhân viên – yếu tố giữ chân nhân tài trung thành hơn <<<

Lợi ích của quy trình Onboarding đối với đội ngũ nhân viên làm việc từ xa

Đối với nhân viên làm việc từ xa, quá trình hội nhập sẽ có vai trò:

  • Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với vai trò, văn hóa của doanh nghiệp.
  • Nhân viên làm việc từ xa có thể cập nhật kịp thời, nhanh chóng các thông tin liên quan đến sự thay đổi trong công việc, kế hoạch của doanh nghiệp.
Đối với nhân viên làm việc từ xa, việc onboarding cũng rất cần thiết
Đối với nhân viên làm việc từ xa, việc onboarding cũng rất cần thiết

Quy trình Onboarding chuẩn và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng của mỗi doanh nghiệp, quy trình onboarding sẽ có sự khác nhau. Thường với những doanh nghiệp lớn, sẽ có một bộ phận riêng phụ trách quá trình hội nhập và đào tạo nhân viên mới. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình một quy trình hội nhập hiệu quả, dưới đây là các bước onboarding để doanh nghiệp tham khảo.

Xác định mục tiêu của việc xây dựng quy trình onboarding

Trước khi tiến hành thiết lập hoặc triển khai quy trình onboarding cho nhân viên, các nhà quản lý và chuyên viên nhân sự cần xác định rõ mục tiêu thông qua các câu hỏi sau:

  • Nhân viên mới cần nắm rõ những thông tin nào về công việc và môi trường làm việc? Những thông tin nào sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái và tích cực hơn?
  • Bạn muốn để lại ấn tượng gì cho nhân viên mới trong ngày đầu họ gia nhập công ty?
  • Những chính sách và quy trình quan trọng nào cần được truyền đạt cho nhân viên ngay trong ngày đầu để họ tránh mắc phải sai sót?
  • Bạn có thể cung cấp những gì để nhân viên cảm thấy được chào đón và trân trọng ngay từ những ngày đầu (như bàn làm việc, thiết bị văn phòng, ưu đãi…)?
  • Nhân viên sẽ cảm thấy có giá trị hơn khi được chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích. Hãy xem bạn có thể cung cấp những gì cho nhân viên mới trong thời gian khởi đầu.
  • Người hướng dẫn cho nhân viên mới cũng rất quan trọng để giúp họ hòa nhập vào môi trường. Bạn cần tìm người cố vấn phù hợp để đảm bảo trải nghiệm của họ tại công ty là tốt nhất.

Để xác định được mục tiêu hiệu quả, ngoài việc trả lời những câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể lắng nghe phản hồi từ các nhân viên hiện tại về những điều họ thích và không thích từ quy trình onboarding họ đã trải qua. Sau đó tổng kết và đúc rút để đưa ra những phương án điều chỉnh cho phù hợp. Bước này rất quan trọng, bởi đây chính là chìa khóa để xây dựng một quy trình onboarding hiệu quả và hữu ích cho nhân viên.

>>> Tìm hiểu thêm: Áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự thế nào? <<<

Chuẩn bị trước ngày nhân viên mới Onboarding (Pre-Onboarding)

Quá trình chuẩn bị còn được gọi là Preboarding, thường sẽ xảy ra trước ngày đầu tiên đến tiếp nhận công việc của nhân viên mới. Đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình onboarding, giúp nhân viên mới cảm thấy thoải mái khi bắt đầu công việc.

Gợi ý một số công việc cần chuẩn bị:

  • Thiệp chào mừng nhân viên mới, ghi rõ tên nhân sự mới.
  • Chuẩn bị sổ tay và bút viết.
  • Cung cấp đồng phục công ty (nếu có).
  • Thiết lập quy trình tiếp nhận nhân sự mới, bao gồm hợp đồng lao động và các giấy tờ cần thiết khác, vì những thủ tục này thường mất nhiều thời gian.
  • Cung cấp thông tin về công việc, môi trường làm việc và văn hóa nội bộ cho nhân viên.
  • Chuẩn bị chỗ ngồi, đồ dùng và trang thiết bị cần thiết cho nhân viên mới.

Một tuần trước khi nhân viên bắt đầu làm việc:

  • Đảm bảo chỗ ngồi và trang thiết bị như đồng phục, thẻ ID, máy tính cá nhân hoặc điện thoại (nếu cần) đã sẵn sàng.
  • Gửi và thu thập các giấy tờ cần thiết như hợp đồng lao động, thông tin hồ sơ nhân sự cần bổ sung, mã số thuế thu nhập cá nhân và hồ sơ giảm trừ gia cảnh. Những thủ tục này thường tốn thời gian, vì vậy cần chuẩn bị trước.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, bạn cũng cần giữ liên lạc thường xuyên với nhân viên mới và trả lời bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào khi họ cần. Hãy cố gắng giúp đỡ nhân viên mới cảm thấy họ được chào đón và luôn được hỗ trợ khi làm việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng tất cả nhân viên, đặc biệt là bộ phận chuyên môn có nhân sự mới sẽ biết về việc có người mới gia nhập vào đội nhóm của mình. Điều này sẽ giúp họ chuẩn bị trước về mặt tinh thần, sẵn sàng chào đón và hỗ trợ người mới khi cần.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước ngày nhân sự mới onboarding
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước ngày nhân sự mới onboarding

Ngày đầu tiên onboarding: Ngày làm việc đầu tiên của nhân viên

Ngày đầu tiên đi làm khá quan trọng đối với nhân viên mới. Bởi đây là thời điểm họ trực tiếp tiếp xúc với công việc, môi trường và đồng nghiệp. Đồng thời ngày đầu cũng là lúc họ hiểu rõ thêm về mục tiêu công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ ở doanh nghiệp. Một tip chia sẻ hiệu quả rằng công việc không nên là điều quan trọng ở giai đoạn này. Việc tương tác đồng nghiệp sẽ quan trọng hơn cả.

Do đó, lịch trình các công việc ngày đầu tiên cần được sắp xếp hợp lý và linh hoạt để tăng tối đa tính hiệu quả. Đồng thời, ngày đầu tiên trong quá trình giới thiệu nhân viên mới, hãy cung cấp cho họ những thông tin cần thiết. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, lượng thông tin cần cung cấp cho nhân viên mới sẽ khác nhau. Tuy vậy, thường sẽ bao gồm những thông tin như sau:

  • Thông tin về chính sách, phúc lợi hiện tại của doanh nghiệp với vị trí mà nhân viên mới sẽ đảm nhiệm.
  • Hỗ trợ nhân viên mới nắm bắt về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Cung cấp cho nhân viên những biểu mẫu, tài liệu, hợp đồng đã được ký kết sẵn trước đó.
  • Tạo mới và bổ sung tài khoản của nhân viên mới trên các công cụ, phần mềm hỗ trợ làm việc của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin về vai trò và nhiệm vụ của họ. Với nội dung này, hãy để người quản lý trực tiếp của nhân viên mới thực hiện. Và thông tin này nên được phân bố cung cấp trong khoảng 30 ngày đầu tiên làm việc.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ nhiều hơn vào quá trình giao tiếp nội bộ, trong đó có hoạt động cung cấp thông tin cho nhân viên. Nổi bật ngày nay có các tính năng hỗ trợ như bảng tin nội bộ (có trên ứng dụng HappyTime.vn), email,… Nhờ những tính năng này, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin nhanh chóng hơn.

Giai đoạn nhân viên bắt đầu làm việc

Tạo điều kiện để nhân viên mới có cơ hội đào tạo và học tập

75% nhân viên cho rằng việc đào tạo trong tuần đầu tiên rất quan trọng. Họ muốn hiểu rõ hơn về vị trí, các công cụ và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện đào tạo, học tập tốt nhất cho nhân viên.

Việc đào tạo là một phần của quá trình giới thiệu dài hạn và nên được tạo điều kiện tốt nhất bởi người quản lý trực tiếp. Điều này cũng rất cần thiết với cả những nhân viên đã có kinh nghiệm, lâu năm của tổ chức. Một gợi ý cho doanh nghiệp, có thể áp dụng giải pháp cân bằng là lộ trình “on the job training” – đào tạo dựa trên công việc thực tế để bớt lượng thông tin nhân viên mới cần tiếp thu. Trong khi họ vẫn có thể nắm bắt toàn bộ và thực hiện hiệu quả.

Doanh nghiệp cũng có thể triển khai các chương trình mentorship. Việc có sự hỗ trợ của người cố vấn hoặc người hướng dẫn này sẽ giúp họ hòa nhập nhanh hơn với môi trường và học hỏi nhiều hơn. Doanh nghiệp có thể chỉ định một nhân viên có kinh nghiệm đi kèm với nhân viên mới hoặc thành lập một nhóm nhỏ để giải đáp các câu hỏi của họ.

Như đã đề cập, quy trình onboarding là yếu tố quan trọng trong tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự. Tìm kiếm phần mềm quản lý nhân sự là giải pháp lý tưởng giúp bạn rút ngắn quy trình này.

>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Mẫu hợp đồng thử việc chi tiết – Tải miễn phí <<<

Giúp nhân viên mới tiếp thu văn hóa tổ chức

Để nhân viên mới có thể tiếp thu và hòa nhập với văn hóa tổ chức sẽ là một quá trình liên tục. Người quản lý và nhân viên phụ trách nhân sự nên cung cấp cho nhân viên mới một góc nhìn tổng quan nhất về văn hóa trong những ngày đầu khi họ mới gia nhập vào tổ chức.

Bạn cũng có thể thực hiện giới thiệu, giúp nhân viên tiếp thu và hòa nhập văn hóa tốt hơn qua những ứng dụng hỗ trợ truyền thông nội bộ. Ví dụ như HappyTime và tính năng bảng tin có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng truyền tải thông tin, thể hiện được văn hóa tổ chức nhanh chóng cho toàn bộ nhân viên.

Những buổi đào tạo và giới thiệu văn hóa tổ chức là cơ hội giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen và nắm bắt được công việc

Giúp nhân viên hình thành mối quan hệ xã hội

Một trong những yếu tố khác giúp cho quy trình giới thiệu nhân viên mới là trải một trải nghiệm tích cực của người lao động, doanh nghiệp nên giúp đỡ họ trong hành trình xây dựng các mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ này sẽ bao gồm:

  • Mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh.
  • Mối quan hệ với người quản lý, lãnh đạo của tổ chức.
  • Mối quan hệ với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.

Gợi ý vai trò của các bộ phận trong quy trình onboarding

Phòng nhân sự

Có nhiệm vụ giới thiệu nhân viên mới với các phòng ban, cung cấp thông tin về lịch sử hình thành, sự phát triển, sơ đồ tổ chức và nội quy công ty. Đồng thời, phòng cũng cần thu thập đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của công ty.

Phòng đào tạo

Chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo hội nhập và thông báo lịch trình cho nhân viên mới. Họ sẽ tổ chức các buổi đào tạo và thực hiện kiểm tra sau khóa học.

Người quản lý trực tiếp

Giới thiệu và kết nối nhân viên mới với các thành viên trong nhóm. Họ cũng cần chia sẻ các tiêu chí, kỳ vọng và cách thức làm việc cùng nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Bạn đồng hành

Đảm nhận vai trò hỗ trợ, trả lời các thắc mắc hàng ngày, tạo ra cảm giác an toàn và tự tin cho nhân viên mới.

Đội ngũ điều hành

Cuộc gặp gỡ với đội ngũ điều hành giúp nhân viên nắm rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của tổ chức.

Các bộ phận phòng ban đều có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành hội nhập nhân sự mới
Các bộ phận phòng ban đều có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành hội nhập nhân sự mới

Một số cột mốc cần chú ý trong quy trình onboarding

Trong 1 đến 3 tháng đầu, bộ phận nhân sự nên liên hệ để đảm bảo nhân viên hài lòng và gắn kết với công việc. Giai đoạn này cần thường xuyên theo dõi hoạt động của nhân viên và cung cấp phản hồi về hiệu suất làm việc. Hành động này thường được nhân viên đánh giá cao và tạo động lực cho họ trong việc hoàn thiện công việc.

Sau 6 tháng, là thời điểm thích hợp để đánh giá xem nhân viên mới có thể trở thành một phần lâu dài của doanh nghiệp hay không. Nếu họ quyết định ở lại, hãy tiếp tục “onboard” họ vào các vị trí mới và thảo luận về lộ trình phát triển tiếp theo. Nếu họ rời đi, đừng ngần ngại hỏi lý do. Có thể họ không phải là một phần phù hợp ngay từ đầu, hoặc quá trình onboarding không hiệu quả đã khiến hai bên không thể hợp tác. Những phản hồi từ họ sẽ là thông tin quý giá để bạn tối ưu hóa quy trình onboarding trong tương lai.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 4 phần mềm quản lý đãi ngộ và nguồn nhân lực phổ biến <<<

Quy trình mẫu giới thiệu nhân viên mới trong 6 tháng

Bạn có thể tham khảo mẫu quy trình giới thiệu nhân viên mới trong 6 tháng sau đây để hiểu rõ hơn về giai đoạn quan trọng này. Cụ thể như sau:

  • Từ 1 ngày đến 1 tuần: Đảm bảo nhân viên mới tuân thủ và làm quen với vai trò của họ trong tổ chức.
  • Từ 1 tuần đến 3 tháng: Thực hiện đào tạo, huấn luyện nhân viên mới thực hiện công việc, vai trò của họ. Giúp họ làm quen với đồng nghiệp, những người đóng vai trò quan trọng trong tổ chức (quản lý, lãnh đạo,…).
  • Từ 3 tháng đến 6 tháng: Đánh giá hiệu suất của nhân viên mới. Đảm bảo rằng họ được cung cấp đầy đủ những điều cần thiết để thực hiện công việc tối ưu hơn. Lấy phản hồi từ nhân viên mới để đánh giá trải nghiệm của họ trong quy trình giới thiệu nhân viên mới.
  • Sau 6 tháng (có thể kéo dài đến 1 năm): Nhân viên cần phải phát triển kiến ​​thức đầy đủ về vai trò của họ, thị trường, công ty và ngành. Họ đã có thể hòa nhập vào công ty và văn hóa công ty.

Bí quyết để giúp quá trình giới thiệu nhân viên tích cực hơn

Để người lao động có trải nghiệm tích cực trong quá trình, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo công việc phù hợp với mô tả công việc và ngược lại: Đây là điều cần thiết, bởi theo khảo sát của Hibob, có đến 25% nhân viên chia sẻ rằng họ không được cung cấp đầy  đủ thông tin về công việc trước khi họ chấp nhận lời đề nghị.
  • Cố gắng tự động hóa, cá nhân hóa quy trình giới thiệu nhân viên mới. Bạn có thể sử dụng HappyTime – nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên để thực hiện vấn đề này.
  • Thực hiện lịch trình giới thiệu từ đầu đến cuối và tuân thủ lịch trình đó.
  • Cố gắng thảo luận với nhân viên về tất cả những thứ cần thiết với họ và bỏ qua những vấn đề không cần thiết.
  • Cung cấp thông tin chính sách công ty đầy đủ. Bên cạnh đó cũng nên cung cấp tất cả các công cụ họ cần để thực hiện công việc của mình.
  • Theo dõi và đánh giá quy trình giới thiệu nhân viên mới thường xuyên để cải thiện, tối ưu tốt hơn.
Một quy trình onboarding tối ưu sẽ giúp nhân viên dễ dàng hòa nhập môi trường
Một quy trình onboarding tối ưu sẽ giúp nhân viên dễ dàng hòa nhập môi trường

Giải pháp xây dựng quy trình Onboarding chuyên nghiệp với phần mềm nhân sự HappyTime

Để triển khai một quy trình onboarding đồng bộ và hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để hỗ trợ. Đặc biệt là ở những doanh nghiệp vừa và lớn, có nhu cầu tuyển dụng nhân sự thường xuyên. Việc tiếp nhận và onboarding nhân sự thường mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn khi triển khai.

Nắm bắt được điều này, HappyTime – Nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên đã phát triển tính năng Onboarding và tính năng quản lý hồ sơ, hợp đồng nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có một quy trình onboarding tự động và đồng bộ.

Tính năng Onboarding của HappyTime

Thiết lập và tự động hóa quy trình onboarding cho nhân sự mới

Nếu như trước đây, khi có nhân viên mới gia nhập, bộ phận HR sẽ phải thủ công lặp đi lặp lại các công việc như gửi email onboarding kèm theo thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị. Thì giờ đây, với HappyTime, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập quy trình và tự động hóa hướng dẫn nhân viên mới chỉ với vài thao tác đơn giản. Quy trình này hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo từng phòng ban hoặc vị trí, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Trải nghiệm onboarding tích cực và chuyên nghiệp cho nhân viên mới

Khi đội ngũ HR khởi động quá trình onboarding, nhân viên mới sẽ nhận được email từ hệ thống của HappyTime. Nội dung email này doanh nghiệp có thể tùy chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của mình. Mẫu nội dung email onboarding của hệ thống sẽ cá nhân hóa nội dung người nhận, kèm theo đó là hướng dẫn họ hoàn thành các thủ tục thông tin và nắm rõ quy định cần thiết trước khi chính thức làm việc.

Đồng thời, trong email cũng sẽ đính kèm link để nhân viên mới gia nhập vào workspace trên HappyTime. Không chỉ chuẩn hóa quy trình onboarding, HappyTime còn hỗ trợ gắn kết nhân sự và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp tích cực.

Quản lý trọn vẹn vòng đời của nhân sự tại doanh nghiệp

Một điểm nổi bật của HappyTime là khả năng quản lý trọn vẹn vòng đời của nhân sự tại doanh nghiệp. Bên cạnh tính năng Onboarding, HappyTime còn cung cấp bộ công cụ tính năng hỗ trợ quản lý nhân sự. Khi nhân viên mới hoàn thành việc cung cấp thông tin, dữ liệu sẽ được chuyển tới tính năng Quản lý thông tin nhân sự. Nhờ đó, sẽ giảm thiểu nguy cơ thất lạc hoặc thiếu sót hồ sơ.

Kết luận

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm onboarding cũng như quy trình hội nhập nhân viên mới hiệu quả và chuyên nghiệp. Đây là quy trình quan trọng, giúp giữ chân nhân viên và tạo ra môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp tích cực. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập và trải nghiệm ngay nền tảng quản lý và nâng cao trải nghiệm nhân viên HappyTime.vn để tiếp cận công cụ giúp tăng hiệu quả quá trình này tốt hơn nhé.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime