OKR là một mô hình quản lý mục tiêu được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy, mô hình OKR là gì và làm thế nào để xây dựng, áp dụng OKR cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu ngay nhé.

Mô hình OKR là gì?

Mô hình OKR – Objectives and Key Results – là phương pháp quản trị mục tiêu đơn giản, mô hình này giúp tổ chức các mục tiêu của doanh nghiệp dựa trên hành động cụ thể, có thể đo lường được và truyền đạt, theo dõi tiến trình đạt được của những mục tiêu đó. Cấu trúc của OKR sẽ bao gồm 2 yếu tố chính:

  • Objectives (O) – mục tiêu: Mục tiêu cần đạt được là gì? Mục tiêu trong OKR cần phải lựa chọn các mục tiêu cao hơn ngưỡng năng lực của nhân sự (thể hiện tính tham vọng của OKR).
  • Key Results (KR) – kết quả then chốt: Các để bạn đạt được mục tiêu đó.

Yếu tố O sẽ được đặt ra cho theo từng cá nhân, phòng ban hoặc theo cấp doanh nghiệp. Yếu tố KR sẽ là bước đo lường cần thiết cho O. Để mô hình này được hiệu quả, nó cần được áp dụng xuyên suốt trong các bộ máy của tổ chức.

Ví dụ để bạn hiểu hơn về mô hình OKR là gì
Ví dụ để bạn hiểu hơn về mô hình OKR là gì

OKR được hình thành vào năm 1954 từ Peter Drucker – người phát minh ra MBO hay Quản lý theo mục tiêu. Đến năm 1968, Andrew Grove đồng sáng lập Intel đã phát triển thêm MBO và đưa nó thành khuôn khổ OKR như hiện nay. Tiếp sau đó, năm 1974, John Doerr đã gia nhập Intel, học OKR và sau khi trở thành một trong những nhà đầu tư lớn đầu tiên vào Google, ông đã giới thiệu nó cho nhà sáng lập nền tảng này vào năm 1999. Tính đến thời điểm hiện tại, OKR vẫn được sử dụng tại Google như một phương pháp quản lý hiệu suất công việc thành công.

Một số lưu ý cần biết về mô hình OKR là gì?

Ngoài khái niệm, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây khi tìm hiểu về mô hình OKR là gì? Bao gồm:

4 nguyên tắc hoạt động của mô hình OKR

OKR sẽ hoạt động dựa vào 4 yếu tố nguyên tắc chính, bao gồm:

  • Đơn giản và linh hoạt: OKR sẽ cần phải được thiết lập hàng tháng, hàng quý để doanh nghiệp có thể đáp ứng được những sự thay đổi từ bên ngoài thị trường. Ưu tiên sự đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng. Điều này giúp quá trình triển khai các mục tiêu O và quá trình đạt KR được xác định chính xác hơn.
  • Sự rõ ràng, liên kết, công khai: OKR cần được công khai minh bạch trong tất cả các cấp, từ quản lý đến nhân viên. Điều này sẽ đảm bảo được sự liên kết giữa các cấp và giúp mọi thành viên trong tổ chức hướng về một mục tiêu chung hiệu quả hơn.
  • Cần có tính chất 2 chiều: OKR không hoạt động theo một chiều từ trên xuống dưới. Mỗi một ma trận quản lý OKR đều được thiết lập và xây dựng để phù hợp với OKR chiến lược chung của doanh nghiệp và cần được thiết lập nhiều chiều khác nhau.
  • Khuyến khích sự hợp tác: OKR giúp mọi người trong tổ chức có thể hiểu được vai trò quan trọng của mình. Từ đó khuyến khích họ có thể hướng về mục tiêu chung của tổ chức tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Những app quản lý nhân viên đáng sử dụng nhất hiện nay

OKR và KPI – khác biệt như thế nào?

Nếu mới tìm hiểu về mô hình OKR là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn với khái niệm KPI (Key Performance Indicators – Chỉ số hiệu suất chính). Tuy cùng là công cụ để quản lý mục tiêu, nhưng đây lại là 2 công cụ hoàn toàn khác nhau. Một số điểm mà bạn có thể phân biệt giữa mô hình OKR và KPI là gì như sau:

  • KPI: Là công cụ được sử dụng để đo lường hiệu suất, đánh giá mức độ thành công, số lượng, sản lượng, chất lượng của quy trình – hoạt động nào đó đang diễn ra. Những quy trình, hoạt động này thường đã có sẵn trong tổ chức của bạn.
  • OKR: Được sử dụng để cung cấp mối liên kết giữa mục tiêu tham vọng của tổ chức và thực tế đang có. Giúp tổ chức phá vỡ được hiện trạng, phát triển, tăng trưởng hơn về những mốc mà tổ chức chưa đạt được.

Hay có thể hiểu rằng, nếu áp dụng OKR và KPI vào ví dụ thực tiễn rằng doanh nghiệp của bạn như 1 chiếc ô tô đang đi, KPI chính là việc bạn tìm thấy bảng điều khiển ô tô ở đâu, bạn hiểu về chiếc ô tô của mình. Còn OKR chính là lộ hình mà bạn muốn chiếc ô tô của mình đến đích. Tuy vậy, những mục tiêu này thường là tạm thời và chúng sẽ thay đổi theo thời gian.

OKR và KPI là 2 công cụ quản lý mục tiêu khác nhau
OKR và KPI là 2 công cụ quản lý mục tiêu khác nhau

Những lợi ích của mô hình OKR là gì?

Áp dụng OKR trong quản lý mục tiêu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như:

  • Tốc độ tăng trưởng tốt hơn: Google là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng OKR và thành công. Larry Page, người đồng sáng lập Google cho biết “OKRs đã giúp chúng tôi tăng trưởng gấp 10 lần, gấp nhiều lần.”
  • Tăng mức độ gắn kết nhân viên: Thống kê được đăng tải trên People Box cho biết, 90% nhân viên khi áp dụng khung OKR cho biết họ cảm thấy phù hợp và gắn kết hơn với các mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Điều chỉnh nhanh chóng hơn: OKR giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mục tiêu, kết quả then chốt nhanh chóng hơn khi có những biến động từ thị trường xay ra.
  • Thúc đẩy sự sáng tạo, vươn xa hơn: Những người quảng bá OKR thừa nhận rằng, không phải bất kỳ lúc nào họ cũng đạt được những mục tiêu trong OKR, tỷ lệ thành công thường từ 70 – 80% (People Box). Tuy vậy, bởi tính thách thức đó, OKR giúp đội ngũ của họ trở nên sáng tạo và đổi mới hơn trong công việc.
  • Một số lợi ích khác: Trực quan hóa mục tiêu cho doanh nghiệp tốt hơn, sắp xếp tổ chức, tầm nhìn, mục tiêu chung được hiệu quả hơn, nhân viên có trách nhiệm và tính cam kết với công việc cao hơn, gia tăng sự minh bạch, tập trung nhóm tốt hơn,…

Tìm hiểu thêm: Vòng đời nhân viên là gì và cách để kéo dài vòng đời nhân viên

Cách xây dựng mô hình OKR từ con số 0

Vậy, cách để xây dựng mô hình OKR là gì? Dưới đây là những bước mà bạn có thể tham khảo nếu mới lần đầu lựa chọn phương pháp quản lý này cho doanh nghiệp của mình, Bao gồm:

Bước 0 – Lưu ý trước khi xây dựng mô hình OKR

Trước khi bước vào xây dựng mô hình OKR cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý 2 yếu tố sau:

Đối với mục tiêu – Objectives

  • Với mỗi cấp độ phòng ban, cá nhân trong tổ chức, chỉ nên thiết lập từ 3 – 5 mục tiêu quan trọng.
  • Mục tiêu được thiết lập phải rõ ràng, tránh mập mờ, quá khái quát bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ tổ chức.
  • Mục tiêu cần thể hiện tính tham vọng của tổ chức, vượt ngưỡng năng lực của nhân sự để tạo ra thử thách.

Đối với kết quả then chốt – Key Result

  • Luôn phải đo lường được bằng chỉ số cụ thể.
  • Cần ưu tiên đạt được giá trị cụ thể hơn là mục tiêu.
  • Là những hành vi đơn thuần mà nhân sự có thể thực hiện.

Bước 1 – Lựa chọn Objectives và Key Results

Lựa chọn Objectives và Key Results chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi muốn xây dựng mô hình OKR cho doanh nghiệp của mình. Thông thường, mục tiêu chung của doanh nghiệp thường đưa ra theo quý, năm tiếp theo. Ví dụ như:

Mục tiêu

  • Đạt được mức tăng trưởng doanh thu lên 300%.

Kết quả then chốt

  • Tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng lên quy mô X người.
  • Thực hiện được X chiến dịch quảng cáo,…

Bước 2 – Xác định hệ thống tổ chức OKR

Sau khi đã lựa chọn được O – KR phù hợp với doanh nghiệp, bạn sẽ cần xác định hệ thống, công cụ để triển khai OKR. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng những công cụ nội bộ để thực hiện chiến lược này. Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng những công cụ đơn giản.

Ví dụ như HappyTime – một trong những nền tảng giúp truyền thông, tương tác nội bộ tốt hơn. Bạn có thể đưa những quy trình làm việc đơn giản, minh bạch và thực hiện phê duyệt, kiểm tra ngay các bước trong quy trình trên nền tảng này. Bên cạnh đó, HappyTime cũng sẽ giúp bạn có thể phát hiện và khen thưởng, xử phạt kịp thời những nhân viên đang thực hiện OKR tốt/chưa đạt.

HappyTime giúp doanh nghiệp có thể triển khai OKR thuận lợi hơn
HappyTime giúp doanh nghiệp có thể triển khai OKR thuận lợi hơn

Bước 3 – Truyền tải thông tin OKR với bộ phận liên quan

Bước tiếp theo khi triển khai OKR chính là cần thực hiện truyền tải, giúp các bộ phận liên quan hiểu về quản lý theo OKR là như thế nào. Nhà lãnh đạo cần bắt đầu với những quản lý cấp cao, quản lý cấp trung trong tổ chức của mình. Sau đó, những cấp quản lý này sẽ cần phổ biến và triển khai OKR cho bộ phận của họ.

Tìm hiểu thêm: Truyền thông nội bộ là gì và giúp gắn kết nhân viên như thế nào?

Bước 4 – Kết nối và phân tầng OKR

Khi toàn bộ các cá nhân trong doanh nghiệp đã hiểu về mô hình OKR là gì, tổ chức có thể bắt đầu kết nối, phân tầng và trình bày OKR cho các cá nhân cùng thực hiện. Quá trình kết nối, phân tầng OKR cần phải được thực hiện dựa vào những nguyên tắc OKR đã nêu trước đó. Đặc biệt cần ưu tiên sự minh bạch, tính chất 2 chiều khi áp dụng.

Bước 5 – Theo dõi và quản lý OKR theo từng cá nhân

OKR sẽ được theo dõi, quản lý và đánh giá theo định kỳ để điều chỉnh khi cần thiết. Trọng số là một trong những cách thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả triển khai mô hình OKR là gì. Mỗi một chu kỳ OKR kết thúc, doanh nghiệp cần tổ chức những buổi họp tổng kết và đánh giá hiệu quả của OKR, tối ưu tốt hơn cho quá trình triển khai tiếp theo.

Những sai lầm thường gặp phải về OKR

Trong quá trình triển khai OKR, doanh nghiệp cần lưu ý tránh mắc những sai lầm như sau:

  • Tuyệt đối không lạm dụng OKR như một bảng danh sách những công việc cần làm.
  • Không đặt quá nhiều OKR, bởi nó sẽ làm cho loãng các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
  • OKR là công cụ được mà doanh nghiệp cần vừa sử dụng, vừa điều chỉnh để phù hợp với từng bộ phận, từng thời điểm của thị trường.
  • Trong quá trình triển khai OKR cần phải tập trung và theo dõi thường xuyên để đạt được mục tiêu ban đầu.
Hạn chế lạm dụng OKR như một bảng công việc trong quá trình triển khai
Hạn chế lạm dụng OKR như một bảng công việc trong quá trình triển khai

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về mô hình OKR là gì và cách ứng dụng OKR vào doanh nghiệp của bạn như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo nhiều bài viết khác của HappyTime để giúp quá trình quản lý đội ngũ nhân sự được hiệu quả hơn.