Lương 3P là cách tính lương giúp đảm bảo minh bạch, công bằng trong chi trả lương cho nhân sự. Từ đó thúc đẩy hiệu suất công việc và tối ưu ngân sách lương cho doanh nghiệp. Vậy, bảng lương 3P gồm những yếu tố gì? Triển khai bảng tính lương 3P như thế nào? Bài viết này của HappyTime sẽ trả lời cho những câu hỏi này, kèm theo đó là mẫu lương 3P, doanh nghiệp có thể tải miễn phí để tham khảo.

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi lựa chọn chi trả lương 3P?

HappyTime đã có một bài viết tổng quan về tìm hiểu về lương 3P. Đi từ định nghĩa, những yếu tố cấu thành, quy trình từ A đến Z để xây dựng lương 3P hiệu quả, bạn đọc có thể tham khài bài viết tại đây.

Mặc dù lương 3P là hình thức chi trả lương phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi áp dụng hệ thống lương này. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp chưa có cơ sở hay công cụ hỗ trợ đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sự đánh giá vẫn thường khá cảm tính, phụ thuộc vào thâm niên dẫn đến việc đề xuất mức lương không phù hợp. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến quỹ lương doanh nghiệp, vừa có thể khiến nhân sự không hài lòng về chế độ lương thưởng. Doanh nghiệp dễ đánh mất chất xám nếu áp dụng lương 3P thất bại.

Trong một số trường hợp khác, doanh nghiệp vẫn duy trì những khoản phụ cấp dư thừa như phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản hệ… Điều này khiến việc triển khai lương 3P thất bại bởi không đảm bảo mục tiêu công bằng trong chi trả lương thưởng.

Cấu trúc của bảng lương 3P và các bước triển khai

Một bảng lương xây dựng theo phương pháp 3P bao gồm tối thiểu 4 bảng lương thành phần là P1, P2, P3 và 3P (=P1+P2+P3). Trong đó, mỗi bảng lương thành phần được xác định bằng một phương pháp và thang điểm đánh giá riêng, hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Sau đây là các bước triển khai bảng lương 3P theo từng yếu tố cùng phương pháp mẫu mà HappyTime đề xuất:

Bảng lương P1 – Pay for Position – Đánh giá theo vị trí công việc

Trong mẫu bảng lương 3P này, HappyTime chọn phương pháp đánh giá CRG, đánh giá giá trị của công việc dựa trên 7 yếu tố là:

  • Mức độ tác động đến tổ chức
  • Mức độ quản lý
  • Phạm vi trách nhiệm
  • Mức độ phối hợp trong công việc
  • Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
  • Khả năng giải quyết vấn đề
  • Điều kiện và môi trường làm việc
Mỗi yếu tố đánh giá được phân cấp và chấm điểm cho từng cấp độ
Mỗi yếu tố đánh giá được phân cấp và chấm điểm cho từng cấp độ

Mỗi yếu tố đánh giá được định nghĩa chi tiết, chia ra thành 3-5 cấp bậc chỉ mức độ từ ít thành thạo nhất đến thành thạo nhất. Sau đó, hội đồng lương sẽ xác định xem mỗi vị trí/chức danh cần đạt được cấp độ nào ở mỗi yếu tố, đánh giá và chấm điểm. Cuối cùng, hội đồng sẽ quy đổi thang điểm đánh giá đó sang mức lương cứng cho từng vị trí/chức danh.

Bạn có thể chọn các phương pháp đánh giá khác như HAY, 6 tiêu chí theo Nhà nước, v.vv.. tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Quy trình tham khảo khi tạo bảng lương P1

Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình dưới đây của HappyTime khi tạo bảng lương P1:

  • Thống nhất cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
  • Xác định rõ các vị trí/chức danh trong công ty
  • Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá giá trị của từng vị trí
  • Tiến hành đánh giá, chấm điểm từng vị trí
  • Thống nhất thang điểm cho từng vị trí
  • Lập hệ số và quy đổi từ thang điểm ra lương
  • Chốt đơn giá tiền lương
  • Chốt mức lương cứng cho từng vị trí

Lưu ý: Hội đồng lương chỉ nên chọn lựa 1 phương pháp đánh giá giá trị công việc để đảm bảo thang điểm được đồng bộ.

Bảng lương P2 – Pay for Person – Đánh giá theo năng lực

Lương P2 có thể được xác định bởi nhiều phương pháp: điều chỉnh theo P1, cố định theo cấp bậc của từng vị trí/chức danh (Nhà nước hay dùng), hội đồng lương tự đề xuất mức riêng cho từng vị trí, v.vv.. Mỗi phương pháp phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, quy mô tổ chức và đặc thù công việc riêng.

Xác định cấp bậc năng lực tiêu chuẩn cho mỗi vị trí/chức danh
Xác định cấp bậc năng lực tiêu chuẩn cho mỗi vị trí/chức danh

Trong mẫu bảng lương 3P này, HappyTime đề xuất cách xác định lương P2 theo phần trăm của P1. Đầu tiên, hội đồng lương sẽ tạo một khung năng lực, xác định tất cả những năng lực mà các vị trí/chức danh cần phải có khi ứng tuyển hoặc làm việc tại công ty. Sau đó, hội đồng lương phân chia cấp bậc cho từng năng lực, đánh giá từ ít thành thạo nhất đến thành thạo nhất. Tiếp tục chấm điểm cho từng cấp bậc năng lực, xác định xem mỗi vị trí cần đạt được cấp bậc năng lực nào. Cuối cùng, hội đồng gán đơn giá cho từng cấp bậc (dựa trên % của P1), tương ứng với mỗi vị trí/chức danh.

Quy trình tham khảo xây dựng bảng lương P2

  • Thống nhất cấp bậc của các vị trí
  • Phân tách năng lực nghề nghiệp của từng vị trí dựa trên mô tả công việc
  • Định nghĩa từng năng lực
  • Phân chia mỗi năng lực ra thành các cấp bậc nhất định
  • Tiếp tục định nghĩa từng cấp bậc
  • Tiếp tục phân chia các cấp bậc năng lực đó thành các cấp nhỏ hơn
  • Đưa tất cả năng lực và cấp bậc đó vào trong văn bản từ điển năng lực
  • Xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên từ điển năng lực đó
  • Triển khai đánh giá năng lực của nhân viên và quy đổi thành hệ số lương

Lưu ý: Mỗi doanh nghiệp có thể liệt kê đến hàng trăm năng lực trong từ điển, tuy nhiên mỗi vị trí/chức danh chỉ bắt buộc đáp ứng từ 6-12 năng lực nhất định, phù hợp với tính chất công việc. Tức là trong hàng trăm năng lực đó, cần xác định rõ năng lực nào áp dụng cho vị trí nào.

Bảng lương P3 – Pay for Performance – Đánh giá theo hiệu quả công việc

Bảng lương P3 được tính dựa trên hiệu suất làm việc hay phần trăm hoàn thành công việc của một cá nhân. Để xác định lương 3P, doanh nghiệp cần xây dựng sẵn quy chế lương theo KPI, đảm bảo phù hợp với từng phòng ban, bộ phận hay vị trí công việc.

Thông thường, lương P3 được tính theo % của lương P1 (lương cứng để đóng bảo hiểm), hoặc của lương P1+P2 (lương cố định hàng tháng), hoặc theo % của mức lương thỏa thuận. Ví dụ:

  • Nhân viên hoàn thành 80% công việc/tiêu chí đặt ra thì được trả lương P3 = 10% lương P1, hoặc P3 = 5% lương (P1+P2), hoặc P3 = 80% lương thỏa thuận.
  • Nhân viên hoàn thành 90% công việc/tiêu chí đặt ra thì được trả lương P3 = 15% lương P1, hoặc P3 = 10% lương (P1 + P2), hoặc P3 = 90% lương thỏa thuận.
Lương P3 tính theo lương cố định tạo ra chênh lệch mức lương giữa các nhân viên cùng vị trí
Lương P3 tính theo lương cố định tạo ra chênh lệch mức lương giữa các nhân viên cùng vị trí

Ở mẫu bảng lương P3 này, HappyTime đề xuất tính lương KPI từ % của lương P1+P2 để đảm bảo sự khác biệt rõ nét nhất trong mức lương của các nhân viên cùng vị trí. Bởi vì lương P1 của họ bằng nhau, trong khi lương P2 lại có sự chênh lệch nếu cấp bậc năng lực của họ khác nhau.

Quy trình tham khảo xây dựng bảng lương P3

  • Xây dựng mục tiêu chung của doanh nghiệp
  • Phân nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu con
  • Phân công các mục tiêu con cho các phòng ban cụ thể
  • Mỗi phòng ban xây dựng chỉ tiêu (KPI) cần đạt để hoàn thành mục tiêu của mình
  • Xây dựng tiêu chí để nhận lương theo KPI
  • Gán đơn giá lương cho phần trăm hoàn thành KPI

Lưu ý: Mỗi bộ phận, phòng ban và vị trí công việc đặc thù sẽ có các loại KPI khác nhau. KPI đặt ra có thể thay đổi theo từng tháng, tùy thuộc theo mục tiêu.

>>> Xem thêm: Trả lương theo 3P và KPI: Bản chất, đặc điểm và cách tính

Bảng lương 3P – Tổng hợp P1+P2+P3

Bảng lương 3P không chỉ tổng hợp lương P1, P2, P3 mà còn bao gồm các khoản phụ cấp, phúc lợi, các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, v.vv.. Bảng lương hoàn chỉnh sẽ được gửi đến từng nhân viên để xác nhận trước khi chuyển khoản tiền lương.

Lưu ý: Hội đồng lương cần điều chỉnh tiêu chí nhận lương KPI sao cho phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí. Ví dụ, bộ phận kinh doanh sẽ có % lương P3 chiếm phần lớn trong tổng lương 3P, còn các bộ phận như hành chính, nhân sự sẽ có % lương P1+P2 chiếm phần lớn hơn.

>>> Xem thêm: 5 bước xây dựng lương 3P (Kèm mẫu download)

Mẫu bảng lương 3P chi tiết theo từng yếu tố cấu thành – Tải miễn phí

Bảng lương 3P tương đối phức tạp do được cấu thành bởi nhiều tiêu chí đánh giá, thang đo định lượng, hệ số và trọng số. Bên cạnh đó, phương pháp xác định lương 3P của từng doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của bảng lương này.

Để giúp bạn có cái nhìn trực quan, dễ hiểu hơn về hệ thống lương 3P, HappyTime đã soạn thảo một mẫu bảng lương 3P hoàn chỉnh, bao gồm:

Bảng lương P1

Dựa trên các tiêu chí đánh giá giá trị công việc, hội đồng lương sẽ thiết lập thang điểm cho từng vị trí/chức danh, từ đó quy đổi ra đơn giá tiền lương.

P1 là lương cứng của từng vị trí, dùng để đóng bảo hiểm xã hội
P1 là lương cứng của từng vị trí, dùng để đóng bảo hiểm xã hội

Bảng lương P2

Bằng việc xây dựng khung năng lực và từ điển năng lực, hội đồng lương sẽ chấm điểm, phân cấp từng loại năng lực. Sau đó, hội đồng lương xác định mỗi vị trí cần có loại năng lực nào, với mức độ thành thạo bao nhiêu, rồi gán đơn giá tiền lương tương ứng với từng cấp bậc.

P2 là lương theo năng lực, kết hợp với P1 tạo thành lương cố định hàng tháng
P2 là lương theo năng lực, kết hợp với P1 tạo thành lương cố định hàng tháng

Bảng lương P3

Dựa trên loại hình KPI và tiêu chí công việc đặt ra, hội đồng lương sẽ xác định mức độ hoàn thành công việc của từng vị trí, sau đó gán đơn giá tiền lương cho mỗi vị trí, đảm bảo cân đối với mức thu nhập bình quân trên thị trường.

P3 là lương theo hiệu quả, được tính dựa trên KPI hoàn thành
P3 là lương theo hiệu quả, được tính dựa trên KPI hoàn thành

Bảng lương 3P

Là bảng tổng kết của lương P1 + P2 + P3, kèm theo các loại phụ cấp và các khoản giảm trừ. Bảng lương này cũng cung cấp mức lương thực nhận của nhân viên khi đến kỳ trả lương.

Bảng lương 3P hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố thành phần
Bảng lương 3P hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố thành phần

Trường hợp doanh nghiệp đã hiểu rõ và có phương pháp tính từng yếu tố lương P1, P2, P3, có thể tham khảo và tải miễn phí mẫu bảng lương 3P tổng quát này.

Lợi ích khi áp dụng bảng lương 3P trong doanh nghiệp

Bảng lương 3P là một trong những công cụ quản lý nhân sự hàng đầu, nhằm thu hút ứng viên trong khâu tuyển dụng, thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên và tối ưu chi phí lương cho doanh nghiệp:

Thu hút ứng viên có năng lực và giá trị phù hợp với doanh nghiệp

Chế độ trả lương theo năng lực và hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhân sự với năng lực cao cùng tinh thần làm việc năng nổ. Chính sách chi trả bảng lương 3P còn giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân sự lâu hơn so với hình thức trả lương dựa vào thâm niên.

Thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên

Với hầu hết các quy định tính lương cũ, nhân sự hầu như không được giải đáp thắc mắc về cách thức trả lương. Mặt khác, với bảng lương 3P, nhân sự có thể đối chiếu năng lực và hiệu suất của mình để xem xét về độ chính xác về mức lương được nhận.

Đồng thời, với quy chế lương nhấn mạnh vào năng lực và hiệu suất cá nhân, 3P thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên lên nhiều lần. Họ nhận thức được rằng bản thân phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để gia tăng năng lực, hiệu suất, từ đó chinh phục được những mức lương mới ấn tượng hơn.

Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Bảng lương 3P nâng cao tính chủ động, năng suất, hiệu quả cũng như cách thức vận hành của bộ phận nhân sự. Đồng thời, 3P giảm thiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc số lượng nhân viên dư thừa, làm hao hụt quỹ lương mà kết quả không như kỳ vọng.

Chính sách lương 3P tác động tích cực đến sự vận hành và chi phí lương của doanh nghiệp
Chính sách lương 3P tác động tích cực đến sự vận hành và chi phí lương của doanh nghiệp

Trở ngại khi áp dụng chính sách lương 3P

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng bảng lương 3P cũng đặt ra nhiều thách thức cho các công ty:

  • 3P làm thay đổi lương nhân viên, sẽ khiến nhân viên bất mãn với công ty nếu lương của họ đột ngột bị giảm. 
  • Việc chấm điểm, đánh giá nhân viên trong 3P gây nhiều khó khăn vì doanh nghiệp không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào.
  • Xây dựng bảng lương 3P rất phức tạp, đòi hỏi hội đồng lương phải có chuyên môn nghiệp vụ rất sâu.
  • Việc nhập liệu để xác định lương 3P cho từng vị trí dễ gây nhầm lẫn vì liên đới đến rất nhiều chỉ số phức tạp.
  • Hàng tháng, bộ phận nhân sự tốn nhiều thời gian, công sức để phân tách bảng lương của từng cá nhân khỏi bảng lương 3P tổng hợp toàn công ty, đặc biệt là khi làm bảng lương trên Excel, Google Sheet hay các trình soạn thảo văn bản thông thường.
  • Nếu có sai sót trong bảng lương 3P, khâu khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ rất tốn thời gian vì không dễ tìm ra lỗi.
Bảng lương 3P phức tạp, yêu cầu hội đồng lương phải có chuyên môn sâu
Bảng lương 3P phức tạp, yêu cầu hội đồng lương phải có chuyên môn sâu

Tính lương 3P nhanh chóng và chính xác với phần mềm HappyTime

Để hạn chế hết mức các nhược điểm của cách tính lương 3P, doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các công cụ tự động như HappyTime. Thay vì tạo bảng lương 3P một cách thủ công, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm tính lương chuyên nghiệp HappyTime để thực hiện thao tác tính lương dễ dàng:

  • Doanh nghiệp được tùy chọn thiết lập và cài đặt công thức lương, phần mềm HappyTime sẽ tự động tính lương cho nhân viên.
  • HappyTime cho phép cài đặt nhiều công thức lương khác nhau cho các chi nhánh, phòng ban, bộ phận, vị trí, chức danh và cá nhân, đảm bảo công thức lương phù hợp nhất với tính chất đặc thù của từng công việc mà không để sai lệch số liệu.
  • HappyTime tự động xuất bảng lương ra file Excel cho từng cá nhân, với các trường thông tin có thể điều chỉnh được theo yêu cầu của nhà quản trị.
  • Toàn bộ dữ liệu lương của toàn doanh nghiệp được lưu trữ trên trang web quản trị trực tuyến, đảm bảo không thất thoát dữ liệu và tính bảo mật cao.
Phần mềm quản trị HappyTime cung cấp tính năng tự động tính lương hữu dụng
Phần mềm quản trị HappyTime cung cấp tính năng tự động tính lương hữu dụng

Ngoài tính lương tự động, HappyTime còn cung cấp nhiều tính năng giúp số hóa và tự động hóa quy trình quản trị nhân sự, bao gồm:

  • Quản lý thời gian làm việc, tổng hợp dữ liệu chấm công
  • Quản lý lịch làm việc
  • Quản lý đơn từ trực tuyến
  • Onboarding nhân sự
  • Triển khai các hoạt động văn hóa nội bộ

Kết luận

Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn mẫu bảng lương 3P hoàn chỉnh nhất, với hướng dẫn sơ lược các triển khai chính sách lương này. Để áp dụng cơ cấu lương 3P, bộ phận nhân sự và ban lãnh đạo cần suy xét cẩn trọng, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của nhân viên và quỹ lương của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hãy tận dụng nền tảng công nghệ HappyTime để triển khai cơ chế lương 3P thật hiệu quả.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime