Động lực chính là chìa khoá tạo nên thành công của bất cứ hoạt động nào, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp. Do đó làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên một cách tốt nhất chính là điều trăn trở của các nhà quản lý. Bài viết ngày hôm nay HappyTime sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về động lực làm việc là gì cũng như bật mí cho bạn một sô cách tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình.

Động lực làm việc là gì?

Để hiểu hơn về khái niệm động lực làm việc, chúng ta sẽ tìm hiểu trước tiên về động lực là gì?

Động lực là gì?

Động lực (tiếng Anh là Motivation) là những nhân tố thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu đã đã đề ra. Động lực là một trong những yếu tố cần có trong mỗi con người để họ có thể gặt hái được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Từ góc độ tâm lý học, động lực là nhân tố thức đẩy hành động để thỏa mãn nhu cầu của mỗi cá nhân, khơi dậy tính tích cực lao động ở con người. Dưới góc độ quản trị nhân sự, động lực là sự mong muốn và tự nguyện của mỗi cá nhân để phát huy, nỗ lực thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Động lực làm việc là gì?

Động lực là việc (work motivation) là những năng lượng, nhân tố bên trong kích thích và thúc đẩy con người làm việc hiệu quả, tạo ra hiệu quả cao trong công việc.

Động lực làm việc chính là chiếc chìa khóa lên dây cót tinh thần để con người tìm thấy sự yêu thích, hào hứng với công việc mà họ đang làm. Từ sự thích thú đó, con người sẽ cảm thấy mong muốn được cống hiến và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình. 

tao-dong-luc-cho-nhan-vien
Động lực làm việc là gì?

Đối với những người có động lực, họ luôn sẵn sàng cố gắng, phấn đấu với nhiệm vụ của mình để thỏa mãn mục tiêu của bản thân. Cũng chính vì thế, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao. Trong hầu hết công ty, tổ chức, nhà quản lý luôn mong muốn tìm kiếm được những nhân viên có động lực làm việc như vậy.

Phân loại động lực làm việc

Thông thường động lực làm việc được chia thành hai loại là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation)

Đây là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu công việc. Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Một hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy hành động để được nhận phần thưởng.

Động lực bên trong (Intrinsic motivation)

Đây là động lực xuất phát từ sự hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp. Nhân viên thường hài lòng hơn với công việc của họ nếu họ có quyền kiểm soát và tự chủ hơn. Cho nhân viên khả năng sáng tạo và đổi mới cũng sẽ cải thiện sự hài lòng trong công việc và giúp tạo điều kiện thúc đẩy động lực từ bên trong.

dong-luc-de-lam-viec
Phân loại động lực làm việc

Tại sao cần tạo động lực làm việc cho nhân viên?

Động lực của nhân viên rất quan trọng đối với mọi công ty do những lợi ích mà nó mang lại cho công ty. Do đó, doanh nghiệp cần tìm cách tạo động lực cho nhân viên của mình, bởi nó mang lại các lợi ích cụ thể như sau:

  • Duy trì trạng thái tích cực cho nhân viên: Nếu không có động lực, các nhân viên chỉ cố gắng thực hiện các hoạt động tối thiểu trong doanh nghiệp. Nhưng động lực sẽ thúc đẩy họ thực hiện ở mức tối đa. Tất cả các nguồn lực của công ty sẽ bị lãng phí trừ khi hoặc cho đến khi được nhân viên sử dụng. Các nhân viên có động lực sử dụng tốt nhất các nguồn lực.
  • Tăng sự gắn kết của nhân viên: Khi nhân viên có động lực làm việc, nhìn chung họ sẽ nỗ lực hết mình trong các nhiệm vụ được giao. Động lực tạo ra niềm tin cho nhân viên trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ trong công ty. Họ luôn chọn cách ở lại và tăng thu nhập hơn là rời khỏi công ty và tăng thu nhập của họ. Với động lực, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ ít hơn vì những nhân viên hài lòng không bao giờ rời bỏ công việc.
  • Cải thiện sự hài lòng của nhân viên: Sự hài lòng của nhân viên là quan trọng đối với mọi công ty vì điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tích cực cho công ty.
  • Phát triển nhân viên: Động lực có thể tạo điều kiện cho người lao động đạt được mục tiêu cá nhân của mình và có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bản thân của một cá nhân. Một khi người lao động đó đạt được một số mục tiêu ban đầu, họ nhận ra mối liên hệ rõ ràng giữa nỗ lực và kết quả, điều này sẽ thúc đẩy họ tiếp tục làm việc ở mức cao hơn.
  • Cải thiện hiệu quả của nhân viên: Mức độ hiệu quả của một nhân viên không chỉ dựa trên khả năng hoặc trình độ của họ. Để công ty có được kết quả tốt nhất, nhân viên cần có sự cân bằng tốt giữa khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao và sự sẵn sàng muốn thực hiện nhiệm vụ. Sự cân bằng này có thể dẫn đến tăng năng suất và cải thiện hiệu quả.

Top các cách tạo động lực làm việc cho nhân viên

Với tầm quan trọng đó, doanh nghiệp có thể thực hiện những cách thức như thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên của  mình. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Thường xuyên khen thưởng

Khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng cũng là cách nhà quản lý thể hiện sự  trân trọng và công nhận những nỗ lực mà nhân viên đã bỏ ra. Bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích nhân viên.

mat-dong-luc-lam-viec
Top các cách tạo động lực làm việc cho nhân viên

Lắng nghe nhân viên

Trạng thái tâm trạng lo lắng, khó chịu của nhân viên sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động của mỗi người. Do đó, nhà quản lý cần lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp và kịp thời. Lắng nghe và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.

Thể hiện sự tin tưởng

Nhà quản lý bạn cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng đồng thời bạn cần chịu trách nhiệm với mọi lời nói. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu bạn làm mọi việc tốt nhất có thể. Nếu bạn không tin tưởng nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng.

Đãi ngộ công bằng

Sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty được nhân viên quan tâm nhất là chi trả lương thưởng và các chế độ đãi ngộ đi kèm. Đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp. Bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ hay các hoạt động xuất sắc từ nhân viên

Chính sách phúc lợi đẩy đủ

Việc đề ra những chính sách phúc lợi rất quan trọng, đây là động lực đảm bảo nhân viên cống hiến hết mình cho công việc và doanh nghiệp. Những công ty có đãi ngộ cũng như phúc lợi tốt thường được nhân viên lựa chọn gắn bó lâu dài hơn cả.

>>> Xem thêm: Phúc Lợi Là Gì? Những Chính Sách Phúc Lợi Mà Doanh Nghiệp Nên Triển Khai

Tổ chức vui chơi, nghỉ dưỡng

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến các hoạt động vui chơi, gắn kết tập thể như liên hoan hay teambuilding, các hoạt động văn nghệ, hoạt động thể thao,… Thông qua những hoạt động này nhân viên sẽ cảm thấy gắn kết hơn cùng tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết và được truyền động lực để cố gắng cho mục tiêu chung của tổ chức.

tao-dong-luc-lam-viec
Tổ chức vui chơi, nghỉ dưỡng cho nhân viên

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

Môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến động lực làm việc của nhân viên. Để thư giãn và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm. Thiết kế khu vực uống nước, ăn nhẹ lúc giải lao và khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc làm mới, trang trí lại văn phòng mỗi dịp lễ Tết, tạo không gian thoải mái, tươi mới cũng góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên.

Tăng trải nghiệm nhân viên

Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tăng trải nghiệm cho nhân viên của mình bằng các hoạt động thú vị như tạo điều kiện để nhân viên được tham gia các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn, các hoạt động hội nghị, hội thảo bổi ích cho vị trí công việc của nhân viên. 

Khi đó nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao.

Các hoạt động như áp dụng công nghệ vào quy trình làm việc, chấm công online, tối ưu hoá trải nghiệm nhân viên cũng là gợi ý hữu ích cho bạn. Thông qua các phần mềm chấm công online nhanh chóng như HappyTime, nhân viên dễ dàng chấm công online, khởi tạo đơn từ ở bất kỳ đâu, kể cả ngay tại nhà. Điều này sẽ khiến nhân viên thoải mái hơn và chủ động, sáng tạo hơn trong công việc đấy.

cach-tao-dong-luc-lam-viec-cho-nhan-vien
Tăng trải nghiệm cho nhân viên

Những học thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc

Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau

về tạo động lực. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chung là: việc tăng cường động lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tích lao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ chức. Sau đây là 2 học thuyết cơ bản về tạo động lực lao động:

Học thuyết nhu cầu của Maslow

Maslow cho rằng con người có 5 nhu cầu cơ bản, được sắp xếp theo thứ bậc:

  • Nhu cầu sinh học: là các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở…
  • Nhu cầu an toàn: một khi những nhu cầu trên đã được thõa mãn, chúng ta bắt đầu tìm kiếm sự an toàn và ổn định cho mình.
  • Nhu cầu xã hội: đó là nhu cầu được yêu thương, có tình bạn và được là thành viên của một tập thể.
  • Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình.
  • Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.

Maslow đã khẳng định: Mỗi cá nhân người lao động có hệ thống nhu cầu khác nhau và nó được thỏa mãn bằng những cách, những phương tiện khác nhau. Về nguyên tắc, con người cần được thõa mãn các nhu cầu ở bậc thấp hơn trước khi được khuyến khích để thõa mãn những nhu cầu ở bậc cao hơn. Người quản lý phải quan tâm đến các nhu cầu của người lao động. Từ đó có biện pháp để thõa mãn nhu cầu đó một cách hợp lý.

Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner

Thuyết gia tăng sự thúc đẩy có nguồn gốc từ tác phẩm về trạng thái hoạt động của B.F.Skinner. Thuyết này cho rằng hành vi thúc đẩy của một người là một hành vi hiểu biết và chịu ảnh hưởng bởi phần thưởng hay hình phạt mà người đó nhận được trong một tình huống tương tự đã trải qua trước đây. Có ba loại hành vi tăng cường mà nhà quản trị có thể thực hiện:

  • Bằng sự khen thưởng một nhân viên (tăng cường dương tính hay tăng cường tích cực), nhà quản trị khuyến khích người nhân viên đó lặp lại những gì anh ta đã làm trước đây. Phần thưởng có thể được dùng bằng tiền, quyết định đề bạt hay những lời khen ngợi.
  • Bằng hình phạt (tăng cường âm tính), nhà quản trị quở trách người nhân viên về lỗi lầm anh ta mắc phải. Người nhân viên sẽ biết những gì không được làm nhưng anh ta không thể biết đâu là công việc đúng để làm.
  • Sự lựa chọn thứ ba mà nhà quản trị có thể thực hiện là làm lơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ có thể thích hợp khi nhà quản trị nghĩ rằng hành vi sai lầm đó chỉ làm tạm thời hay nó không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt.

Kết luận

Đến đây, tin rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về động lực làm việc, cách tạo động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả. ộng lực là gì? Một động lực tích cực mạnh mẽ sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của nhân viên trong khi động lực tiêu cực sẽ làm giảm hiệu suất của họ. Do đó, là nhà quản lý bạn nên có sự tìm hiểu, đầu tư thời gian, công sức để có những sáng kiến hay, giúp nhân viên của bạn luôn tràn đầy khí thế, có động lực dồi dào trong công việc hàng ngày nhé.

Và nếu bạn muốn cập nhật các tin tức và xu hướng mới nhất liên quan đến chấm công và quản lý nhân sự thì đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Happy Time nhé!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime